Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cổng thông tin:Lịch sử”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 59: Dòng 59:
<div style="float:left; width:100%;"> <!-- This width add to the margin below to equal 100%-->
<div style="float:left; width:100%;"> <!-- This width add to the margin below to equal 100%-->


{{/box-header|Associated Wikimedia|noedit=yes}}
{{/box-header|Trên các dự án Wikimedia|noedit=yes}}
{{Template:Wikimedia for portals}}
{{Bản mẫu:Wikimedia cho Chủ đề}}
{{/box-footer|}}
{{/box-footer|}}



Phiên bản lúc 13:48, ngày 2 tháng 5 năm 2013


Cổng tri thức Lịch sử


Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Sự kiện bao gồm sự kiện bản thể luận và sự kiện nhận thức luận nên do đó, trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật". Đa số các nhà nghiên cứu các sự kiện lịch sử này (thường được gọi là sử gia) tin rằng quan điểm hiện tại của chúng ta có thể đổi cách hiểu những sự kiện xưa. Vì thế cách giải thích những sự kiện xưa thay đổi thường xuyên qua các thời kỳ. Những giải thích dựa theo các nguồn gốc "căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất.

Lịch sử ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là sự biến đổi của vật tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là Lịch sử. Tuy nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến chuyển đang dần biến mất đó tức là ghi chép lịch sử. Như vậy cái trước được gọi là nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện, cái thứ hai được gọi là sách lịch sử. Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán tương lai.

Tuy nhiên cả ghi chép lịch sử cũng không có khả năng ghi lại trung thực toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ vì nó chịu sự chi phối của lượng thông tin và độ chính xác của thông tin mà người chép sử có; phương pháp luận, định kiến chính trị, hệ tư tưởng, nhân sinh quan, các giá trị đạo đức của anh ta và nhất là bối cảnh chính trị xã hội mà anh ta đang sống. Tất cả những yếu tố này trở thành bộ lọc và lăng kính bóp méo sự thật lịch sử. Sử học chỉ là một cách tiếp cận của nhà sử học đối với những sự kiện trong quá khứ chứ không phải là sự phản ánh chính xác những sự kiện đó như chúng từng xảy ra. Edward Hallett Carr trong tác phẩm Lịch sử là gì? đã chỉ ra điều đó. Chính vì vậy các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn.

Bài viết chọn lọc

Tranh mô tả những tù bình người Hoa bị sát hại.

Cuộc thảm sát Batavia năm 1740 là một cuộc tàn sát đối với người Hoa tại thành phố cảng Batavia (nay là Jakarta) tại Đông Ấn Hà Lan. Bạo lực trong thành phố kéo dài từ ngày 09 tháng 10 năm 1740 cho đến ngày 22 tháng 10, những cuộc đụng độ nhỏ bên ngoài các thành lũy tiếp tục cho đến cuối tháng 11 năm đó. Đây là sự kiện phân biệt đối xử đối với người gốc Hoa ở Indonesia được ghi nhận sớm nhất. Các nhà sử học đã ước tính rằng ít nhất 10.000 người Hoa đã bị tàn sát, số người sống sót là không chắc chắn, mặc dù con số này được dự đoán nằm trong khoảng từ 600 đến 3.000 người. Trong tháng 9 năm 1740, tình trạng bất ổn bắt đầu nổi lên từ các cụm dân cư gốc Hoa, chúng được châm ngòi từ hoạt động đàn áp của chính phủ và thu nhập giảm do giá đường sụt giảm trước khi diễn ra vụ thảm sát. Để đáp lại, tại một cuộc họp của Hội đồng Ấn (Raad van indie), cơ quan quản lý của Công ty Đông Ấn Hà Lan, Toàn quyền Adriaan Valckenier tuyên bố rằng bất kỳ cuộc nổi dậy sẽ bị đáp trả bằng vũ lực trí mạng. Nghị quyết của ông có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 sau khi hàng trăm người Hoa, nhiều người trong số họ là các công nhân máy mía đường, đã giết chết 50 binh sĩ Hà Lan. Người Hà Lan đã phái quân đội đến tịch thu tất cả các loại vũ khí của người Hoa và đặt cộng đồng người Hoa dưới lệnh giới nghiêm. [ Đọc tiếp ]


Nhân vật chọn lọc

Julius Caesar qua nét vẽ của Clara Grosch

Julius Caesar là một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Một trong những chiến tích quang vinh nhất của ông - cuộc chinh phục xứ Gaule của ông mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương, và ông còn là người phát động cuộc xâm lăng đầu tiên của La Mã vào xứ Britannia năm 55 TCN. Caesar được xem là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất và là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của lịch sử thế giới thời La Mã cổ đại. Vào năm 42 TCN, hai năm sau khi Caesar bị mưu sát, viện nguyên lão La Mã chính thức thánh hóa, xem ông là một trong những vị thần của La Mã. Dẫn đầu binh đoàn lê dương của mình vượt qua sông Rubicon, Caesar tiến hành một cuộc Nội chiến vào năm 49 TCN, và đánh bại kẻ thù của ông là Pompey trong trận đánh quyết định tại Pharsalus là chiến thắng vĩ đại nhất trong sự nghiệp quân sự của ông. Với chiến thắng của ông trong cuộc Nội chiến, ông vươn lên trở thành một “lãnh tụ tuyệt đối” của La Mã. Cuộc mưu sát Caesar xảy ra vào ngày 15 tháng 3 năm 44 TCN và khơi mào cho một cuộc nội chiến khác của La Mã. Những chiến dịch quân sự của Caesar được biết đến một cách chi tiết qua những bài viết Commentariicủa ông, và nhiều chi tiết khác về cuộc đời của ông được ghi nhận lại bởi những sử gia như Appain, Suetonius, Plutarch, Cassius DioStrabo. Những thông tin khác được thu thập từ những nguồn thông tin (xuất hiện cùng thời Caesar), như là những bức thư và bài diễn văn của Cicero, kẻ thù chính trị của Caesar, những bài thơ của Catullus và những bài viết của sử gia Sallus. [ Đọc tiếp ]


Câu nói nổi tiếng

Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.


Bạn có biết...

Lionel Logue
Lionel Logue

Hình ảnh chọn lọc

Độ phân giải tối đa:4,313 × 2,473điểm ảnh
Độ phân giải tối đa:4,313 × 2,473điểm ảnh
Bức tranh Charge of the Light Brigade
Họa sĩ: William Simpson


Bài viết tiêu biểu

Trận Austerlitz là một trong những chiến thắng lớn nhất của Napoléon Bonaparte, tại đó Đệ Nhất Đế chế Pháp đã đánh bại hoàn toàn Liên minh thứ ba. Trong trận chiến diễn ra vào ngày 2 tháng 12 năm 1805 tại một địa điểm gần thành phố Austerlitz (lúc đó thuộc Áo, ngày nay là Slavkov u Brna thuộc Cộng hoà Séc), Hoàng đế Napoléon I đã chỉ huy quân Pháp đánh tan tác liên quân Nga-Áo dưới quyền Hoàng đế Franz II của Thánh chế La Mã và Sa hoàng Aleksandr I.

Chiến thắng của Pháp tại Austerlitz như là một cú đấm vào mặt Liên minh thứ ba, khiến liên minh tan rã. Vào ngày 26 tháng 12 năm 1805, Pháp và Áo ngồi vào bàn đàm phán với Hiệp ước Pressburg, qua đó Áo rút khỏi chiến tranh, củng cố lại các Hiệp ước Campo Formio và Campo Formio trước đó, buộc Áo buông bỏ quyền kiểm soát một số vùng ở Đức cho các đồng minh của Napoléon, và buộc vương triều Habsburg phải giao nộp 40 triệu franc chiến phí. Quân đội Nga được phép quay trở về quê nhà. Chiến thắng cũng đã đưa đến việc thành lập Liên minh sông Rhine, bao gồm các bang của Đức có nhiệm vụ làm tấm đệm giữa Pháp và Trung Âu. Vào năm 1806, Đế quốc La Mã thần thánh buộc phải cáo chung khi Hoàng đế của Đế chế là Franz II từ bỏ ngôi vị và chỉ còn giữ lại danh hiệu Franz I của Áo. Mặc dù vậy nhưng hòa bình không kéo dài khi mà nước Phổ nhanh chóng tham chiến trong Liên minh thứ tư vào năm 1806. [ Đọc tiếp ]


Ngày này năm xưa

11 tháng 5: Ngày Kỹ thuật tại Ấn Độ.

Tham gia

Chủ đề Lịch sử đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Chủ đề liên quan

Topics

Các thể loại

Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA