Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Công Định”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Linhbach (thảo luận | đóng góp)
Linhbach (thảo luận | đóng góp)
Dòng 89: Dòng 89:
* Theo bà Đào Hường, trưởng văn phòng luật sư DC Lawyer tại Hà Nội cho biết là ông Định đã tách ra lập văn phòng riêng và "rời khỏi hãng luật của bà diễn ra đã được nhiều tháng nay" <ref name=phanungsailech>[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/06/090613_dclawyer_reax.shtml Phản đối "thông tin sai" về Lê Công Định], BBC 13/6/2009</ref>. Cũng theo bà Đào Hường, về việc báo chí đăng tin ông Lê Công Định "có hành vi cấu kết với các thế lực thù địch, chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam", bà Hường nói "Tôi nghĩ đó là thông tin sai lệch. Tôi khẳng định luật sư Lê Công Định là người giỏi. Mỗi người có một chính kiến khác nhau, anh Định có thể có những bài viết thể hiện chính kiến của mình. Còn về hoạt động của anh Định, chúng tôi nghĩ rằng anh Định không có thời gian để tham gia vào các hành vi như vậy."<ref name=phanungsailech>[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/06/090613_dclawyer_reax.shtml Phản đối "thông tin sai" về Lê Công Định], BBC 13/6/2009</ref>.
* Theo bà Đào Hường, trưởng văn phòng luật sư DC Lawyer tại Hà Nội cho biết là ông Định đã tách ra lập văn phòng riêng và "rời khỏi hãng luật của bà diễn ra đã được nhiều tháng nay" <ref name=phanungsailech>[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/06/090613_dclawyer_reax.shtml Phản đối "thông tin sai" về Lê Công Định], BBC 13/6/2009</ref>. Cũng theo bà Đào Hường, về việc báo chí đăng tin ông Lê Công Định "có hành vi cấu kết với các thế lực thù địch, chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam", bà Hường nói "Tôi nghĩ đó là thông tin sai lệch. Tôi khẳng định luật sư Lê Công Định là người giỏi. Mỗi người có một chính kiến khác nhau, anh Định có thể có những bài viết thể hiện chính kiến của mình. Còn về hoạt động của anh Định, chúng tôi nghĩ rằng anh Định không có thời gian để tham gia vào các hành vi như vậy."<ref name=phanungsailech>[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/06/090613_dclawyer_reax.shtml Phản đối "thông tin sai" về Lê Công Định], BBC 13/6/2009</ref>.


* Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng chủ trì và sáng lập trang mạng đang thu hút nhiều dư luận trong và ngoài nước, vốn phản đối dự án khai thác Bauxite của Chính phủ ở Tây Nguyên (bauxitevietnam.info), nói ông rất ngạc nhiên và buồn trước tin luật sư Định bị bắt, vì trước đó không lâu, báo Tuổi trẻ còn đánh giá rất cao về trình độ, nhân cách của ông Định. <ref>http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090614_intellect_reactions_lecongdinh.shtml</ref>
* Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng chủ trì và sáng lập trang mạng đang thu hút nhiều dư luận trong và ngoài nước, vốn phản đối dự án khai thác Bauxite của Chính phủ ở Tây Nguyên (bauxitevietnam.info), nói ông rất ngạc nhiên và buồn trước tin luật sư Định bị bắt, vì trước đó không lâu, báo Tuổi trẻ còn đánh giá rất cao về trình độ, nhân cách của ông Định. <ref>[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090614_intellect_reactions_lecongdinh.shtml Dư luận vụ bắt luật sư Lê Công Định]</ref>

* Nhà báo, kiêm nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cho hay vụ bắt giữ vị luật sư nổi tiếng 41 tuổi từ Sài Gòn, đang làm cho giới trí thức, nhiều bộ phận quần chúng nhân dân khác, kể cả những người hành nghề luật sư trong lĩnh vực nhân quyền quan tâm sâu sắc và đặt ra nhiều câu hỏi về động cơ và thông điệp thực sự của vụ bắt giữ. <ref>[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090614_intellect_reactions_lecongdinh.shtml Dư luận vụ bắt luật sư Lê Công Định]</ref>


== Ghi chú ==
== Ghi chú ==

Phiên bản lúc 03:36, ngày 15 tháng 6 năm 2009

Lê Công Định (1968 -) quê gốc Sài Gòn là luật sư thành viên của Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ, thành viên hội đồng đại diện cho Việt Nam - Hiệp hội Luật sư châu Á - Thái Bình Dương. Ông đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như: giảng dạy về luật Việt Nam cho sinh viên quốc tế trong chương trình trao đổi giữa khoa luật đại học Cần Thơđại học Tổng hợp Pantheon - Assas (Paris 2), luật sư thành viên Công ty DC Lawyers, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, và hiện làm việc tại Công ty luật Lê Công Định. Ông cũng là chồng của cựu Hoa hậu Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc KhánhLỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ, chẳng hạn thông số tên không hợp lệ, quá nhiều thông số, …[1].

Luật sư Định cũng được biết tới như một cây bút viết các bài bình luận thời sự trên báo chí trong và ngoài nước. Trong các bài viết bình luận luật sư Lê Công Định thể hiện quan điểm ủng hộ tư tưởng dân chủ, đa nguyên, canh tân hệ thống luật pháp, chính trị của Việt Nam. Những quan điểm canh tân, đổi mới đất nước đó được nhà cầm quyền Việt Nam đánh giá là phi chính thống, đi ngược lại với quan điểm chính thống của Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Ngày 13 tháng 6, 2009, ông đã bị cơ quan công an Việt Nam bắt giữ theo Điều 88 Bộ Luật hình sự, vì "đã có những hành vi câu kết với các thế lực thù địch chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam quy định tội trên gồm các hành vi: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".

Quá trình học tập

Cử nhân luật đại học Quốc gia Hà Nội, cử nhân luật đại học Tổng hợp TP.HCM, cao học luật đại học Tổng hợp Tulane, Hoa Kỳ[1].

Đã học lớp luật do Luật sư Tiến sỹ Triệu Quốc Mạnh mở ở ĐH Tổng hợp TP.HCM[1].

Đã học thêm tiếng Pháp và Luật với TS Võ Phúc Tùng đến 8 năm[1].

Năm 1997 đã giành được được suất học bổng ngành luật của Trường đại học Tổng hợp Pantheon - Assas (Paris 2)[1].

Năm 1998, giành được học bổng Fulbright đi Mỹ[1].

Đã học một khóa triết của Đại học Sorbonne[1].

Đến tháng 5 năm 1999 rời Paris, (không thi những môn cuối cùng của bậc thạc sĩ (vào cuối tháng 6-1999) để sang Mỹ học cao học luật ở ĐH Tulane - Columbia[1].

Hoạt động

Hành nghề luật sư

Năm 1989, Định mới ra trường, làm việc ở Phòng Công chứng số 1. Ngoài công việc phụ tá cho công chứng viên,còn kiêm thêm việc thống kê sắp xếp kho tài liệu dưới tầng hầm của tòa nhà 89 Nguyễn Du (trụ sở của phòng chưởng khế Sài Gòn trước 1975)[1].

Năm 2002 là đại diện White & Cases bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ kiện bán phá giá cá tra, basa ở Hoa Kỳ[2],[3]

Tham gia bào chữa cho Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Nguyễn Văn Đài , Lê Thị Công Nhân và cho rằng Đài và Nhân không "tuyên truyền chống Nhà nước" mà chỉ "bày tỏ sự bất đồng chính kiến một cách hòa bình"[4].

Hoạt động chính trị, tư vấn, phản biện

Kêu gọi năm 2007 tổ chức một hội nghị Diên Hồng hiện đại bàn về những vấn đề có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến vận mệnh đất nước trong thế kỷ này "để dân tộc vươn ra biển lớn"[5].

Ông thường xuyên viết các bài bình luận thời sự được đăng tải trên báo chí trong và ngoài nước.

Trong một bài viết năm 2006, ông nói về chủ nghĩa đa nguyên: "Đa nguyên không đáng ngại, mà trái lại rất cần thiết nếu biết điều tiết thích hợp".

"Đa nguyên là động lực của sự phát triển, điều đó miễn bàn cãi."

Ông cũng nói một mô hình mới của nền chính trị đa nguyên với vai trò chính trị của Đảng Cộng sản "chắc chắn sẽ tạo sức bật mạnh mẽ đưa đất nước vào cuộc tranh đua thành cường quốc kinh tế trong khu vực, chữa được quốc nạn tham nhũng và rửa được quốc nhục nghèo hèn".

Năm 2008, ông đã có bài viết "Nhập cuộc của trí thức" đăng trên Báo Tia Sáng của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam bàn về nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7. Ông cho rằng phải thừa nhận một sự thật, từ năm 1945 đến nay, những trí thức dấn thân cho đất nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau chưa bao giờ sống được bằng đồng lương và một số người còn bị "bạc đãi vì nhân cách và lương tri" trong khi các trí thức quan chức lại "chưa bao giờ được xã hội kính trọng" vì học thuật và bản lĩnh của họ. Ông cho rằng trí thức với năng lực phân tích khoa học, nhìn mọi vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau, sẽ giúp nhà cầm quyền hiểu hơn về tác động kinh tế, chính trị, xã hội từ chính sách dự định ban hành, nhưng hiện nay, trí thức đóng vai trò tư vấn và phản biện rất dễ bị quy chụp thành kiến. Theo ông trí thức không chỉ đóng vai trò ngoài cuộc, là tư vấn và phản biện, mà phải "dấn thân" vào vai trò quản trị và lãnh đạo quốc gia thông qua một quy trình sàng lọc dân chủ, thì khi đó nghị quyết của đảng về xây dựng đội ngũ trí thức mới thật sự có ý nghĩa[6].

Tháng 3 năm 2009, trong bài 4 giải pháp chống tham nhũng đăng trên báo Tia Sáng ông cho rằng các biện pháp nhà nước đã ban hành nhằm chống tham nhũng chỉ mang tính hình thức nhiều hơn thực chất, không đảm bảo sự hiệu quả khi thực thi. Ông kêu gọi một cuộc cách mạng thật sự để chống tham nhũng vì theo ông, tình hình trong năm 2009 rất quan trọng đối vớisự phát triển của đất nước. Ông đề ra 4 giải pháp như sau: từ bỏ cơ chế xin cho, cấp phép vì đó là gốc rễ của tham nhũng, tư pháp độc lập và chuyên nghiệp vì đó là công cụ trừng trị tham nhũng công minh và hiệu quả, người dân có quyền khởi kiện (tạm thời thông qua tòa hành chính và lý tưởng là trước Tòa Bảo hiến) các văn bản pháp quy để cơ quan công quyền thận trọng khi ban hành văn bản vi phạm quyền lợi hợp pháp của dân, cuối cùng là quyền được tự do thông tin của người dân thông qua báo chí và truyền thông[7].

Theo cáo buộc của cơ quan an ninh Việt Nam, khi bắt khẩn cấp, đã có chứng cứ dựa trên những tài liệu của luật sư Lê Công Định, do Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 2 cung cấp[8]:

  • Từ năm 2005, luật sư Lê Công Định đã móc nối với Nguyễn Sỹ Bình, đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong "Đảng Nhân dân Hành động" tại Mỹ và "Đảng Dân chủ Việt Nam"Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ, chẳng hạn thông số tên không hợp lệ, quá nhiều thông số, … bí danh "chị hai"[9]. Luật sư Định là thành viên chủ chốt trong nhóm đối tượng chống đối do Bình chỉ đạo, hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam bằng phương thức lập hai đảng đối lập có tên "Đảng lao động" và "Đảng xã hội" để tập hợp lực lượng, đánh từ ngoài vào trong để gây rối loạn lớn ở Việt NamLỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ, chẳng hạn thông số tên không hợp lệ, quá nhiều thông số, ….
  • Với bí danh "chị Tư", Lê Công Định được phân nhiệm vụ phụ trách cải cách hành chính, tư vấn pháp luật cho các đối tượng chống đối trong nước: Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải (Hải "Điếu cày"), Nguyễn Tiến Trung ở TP.HCM, biên soạn hàng chục tài liệu, phát tán trên các đài, báo và trang web thù địch với Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam và kêu gọi thay đổi chế độ, lợi dụng vấn đề bô-xít Tây Nguyên, Trường Sa - Hoàng Sa để kích động tư tưởng chống đối Đảng Công sản và Nhà nước Việt NamLỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ, chẳng hạn thông số tên không hợp lệ, quá nhiều thông số, ….
  • Lê Công Định cũng tham gia bàn bạc trong loạt tài liệu do Trần Huỳnh Duy Thức (đã bị bắt ngày 24/5 vừa qua) biên soạn với nội dung bôi nhọ Thủ tướng và một số lãnh đạo của Việt NamLỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ, chẳng hạn thông số tên không hợp lệ, quá nhiều thông số, ….
  • Luật sư Định đã biến việc bào chữa cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải thành diễn đàn tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc Hiến pháp, pháp luật, lên án chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyềnLỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ, chẳng hạn thông số tên không hợp lệ, quá nhiều thông số, ….
  • Luật sư Định đã nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan, gặp Nguyễn Sỹ Bình bàn bạc, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho thời điểm Việt Nam xảy ra "biến động chính trị" vào năm 2010. Đã trực tiếp tham gia biên soạn cuốn sách mang tính chất cương lĩnh hành động của nhóm với tựa đề "Con đường Việt Nam" và soạn thảo "Tân Hiến pháp" cho Việt NamLỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ, chẳng hạn thông số tên không hợp lệ, quá nhiều thông số, ….
  • Luật sư Định có quan hệ chặt chẽ với một số đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong, như Hà Đông Xuyến ("Việt Tân"), Phạm Nam Định (nhóm "Họp mặt dân chủ"), Đoàn Viết Hoạt (nhóm "Viễn tượng Việt Nam"). Luật sư Định được chấm chọn ra nước ngoài tham gia huấn luyện về phương thức "đấu tranh bất bạo động" để làm nòng cốt cho "phong trào dân chủ" trong nước. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ, chẳng hạn thông số tên không hợp lệ, quá nhiều thông số, ….

Quan điểm

Đại học luật Pháp thập kỷ 90 vẫn còn bảo thủ, bắt học viên học thuộc lòng y như ở Việt Nam chứ không dạy về tư duy pháp lý [1].

Ủng hộ án lệ [1] do phán quyết của tòa án Việt Nam hiện nay thường thiếu chiều sâu và sự uyên bác trong nhận định và phân tích các vấn đề pháp lý cụ thể.

Theo luật sư Lê Công Định, từ khi vào WTO, thị trường tư vấn pháp lý của Việt Nam nhộn nhịp lên hẳn và thị trường tư vấn luật hiện nay tốt hơn bất cứ lúc nào trong quá khứ[10] nhu cầu tư vấn tăng nhanh nhưng khó đáp ứng vì tìm không ra người.

Việc cơ quan điều tra đột nhập văn phòng luật sư để tịch thu tài liệu và máy tính hoặc khám xét hành lý của các luật sư tại phi trường là vi phạm chuẩn mực văn minh về bí mật nghề nghiệp của luật sư. Việc đột nhập văn phòng của luật sư khi vắng mặt họ là hành động phỉ báng công lý nghiêm trọng[11].

Cho rằng đảng Cộng sản Việt Nam có một phe là "phe cấp tiến" và ông Võ Văn Kiệt là một thủ lĩnh[12].

Ủng hộ bất bạo động cho dân chủ đa nguyên, đa đảng chính trị tại Việt Nam và có viết bài đăng báo nước ngoài về đề tài này.

Cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đứng trên Hiến pháp và không chính danh[13].

Ước mơ

Gầy dựng một công ty luật, góp phần gầy dựng tinh thần thượng tôn pháp luật từ cộng đồng tới doanh nghiệp và cả chính quyền kể cả việc đó làm bỏ mất một suất học tiến sỹ sĩ ở Tulane [1].

Ước mơ lớn nhất của Lê Công Định là mở một trường đại học luật tư thục đào tạo kiến thức hiện đại và thực tế phục vụ cho phát triển[1].

Đời tư

Ông quen với Ngọc Khánh do công việc tranh cãi pháp lý của cơ quan của Ngọc Khánh trước khi cô đăng quang hoa hậu và sau đó cưới nhau vào tháng 12 năm 2004. Ông được vợ khen là xuề xòa, trọng danh dự, lạc quan và hài hước[14], biết nhường nhịn vợ[15] biết chia sẻ, biết cách làm vợ vui, tôn trọng sự phát triển cá nhân của vợ, biết chấp nhận thiệt thòi, hy sinh nhiều thứ khi lấy vợ là một hoa hậu,[16] và làm cho vợ luôn cảm nhận được hạnh phúc cùng bình yên khi ở bên chồng[17].

Bị bắt

Lúc 11 giờ 10’[18], 13/6/2009 , Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định theo Điều 88, Bộ Luật hình sự, do có các hành vi cấu kết với bọn cầm đầu phản động nước ngoài chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Vũ Hải Triều cho hay, đã thu được rất nhiều tài liệu, chứng cứ âm mưu lật đổ Nhà nước Việt Nam của luật sư ĐịnhLỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ, chẳng hạn thông số tên không hợp lệ, quá nhiều thông số, …

Phản ứng

  • Theo bà Đào Hường, trưởng văn phòng luật sư DC Lawyer tại Hà Nội cho biết là ông Định đã tách ra lập văn phòng riêng và "rời khỏi hãng luật của bà diễn ra đã được nhiều tháng nay" [19]. Cũng theo bà Đào Hường, về việc báo chí đăng tin ông Lê Công Định "có hành vi cấu kết với các thế lực thù địch, chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam", bà Hường nói "Tôi nghĩ đó là thông tin sai lệch. Tôi khẳng định luật sư Lê Công Định là người giỏi. Mỗi người có một chính kiến khác nhau, anh Định có thể có những bài viết thể hiện chính kiến của mình. Còn về hoạt động của anh Định, chúng tôi nghĩ rằng anh Định không có thời gian để tham gia vào các hành vi như vậy."[19].
  • Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng chủ trì và sáng lập trang mạng đang thu hút nhiều dư luận trong và ngoài nước, vốn phản đối dự án khai thác Bauxite của Chính phủ ở Tây Nguyên (bauxitevietnam.info), nói ông rất ngạc nhiên và buồn trước tin luật sư Định bị bắt, vì trước đó không lâu, báo Tuổi trẻ còn đánh giá rất cao về trình độ, nhân cách của ông Định. [20]
  • Nhà báo, kiêm nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cho hay vụ bắt giữ vị luật sư nổi tiếng 41 tuổi từ Sài Gòn, đang làm cho giới trí thức, nhiều bộ phận quần chúng nhân dân khác, kể cả những người hành nghề luật sư trong lĩnh vực nhân quyền quan tâm sâu sắc và đặt ra nhiều câu hỏi về động cơ và thông điệp thực sự của vụ bắt giữ. [21]

Ghi chú

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m Ra đi và mang về.... (Kỳ 7) Thứ Bảy, 25/02/2006, 05:24 (GMT+7) Nguyễn Văn Tiến Hùng
  2. ^ VASEP kien nghi chon Bangladesh la nuoc thu ba Fri, 13 Dec 2002 10:43:14 +0700
  3. ^ Vụ kiện cá basa sẽ kết thúc vào 23/7 Thứ năm, 17 Tháng bảy 2003, 10:04 GMT+7
  4. ^ Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân được giảm 1 năm tù , Tiền Phong, 27/11/2007, 19:47 Đinh Anh Tuấn
  5. ^ Diễn đàn "Vươn ra biển lớn": Tầm vóc thuyền trưởng, tầm vóc dân tộc Thứ Sáu, 15/12/2006, 03:03 (GMT+7)
  6. ^ Nhập cuộc của trí thức 16:29:05 04/08/2008
  7. ^ 4 giải pháp chống tham nhũng 10:21-11/03/2009
  8. ^ Luật sư Lê Công Định bị bắt vì bị quy tội "âm mưu lật đổ Nhà Nước Bài đăng ngày 13/06/2009 Cập nhật lần cuối ngày 13/06/2009 15:06 TU Thanh Phương
  9. ^ Bắt khẩn cấp Lê Công Định vì chống phá nhà nước Cập nhật: 19:55:00 13/6/2009
  10. ^ Vai trò của Luật sư tư vấn Thứ ba, 10/3/2009
  11. ^ Chuẩn mực văn minh cần tôn trọng Cập nhật :10:43 GMT - Thứ Hai, 9 Tháng 3, 2009
  12. ^ 'Thủ lĩnh phe cộng sản cấp tiến' 16 Tháng 6 2008 - Cập nhật 10h01 GMT
  13. ^ Luật sư Lê Công Định bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam (phần 2) 2006-07-10 Việt Hùng, phóng viên đài RFA
  14. ^ Ngọc Khánh bình yên khi ở bên chồng Thứ bảy, 7/5/2005, 09:04 GMT+7
  15. ^ Hoa hậu Ngọc Khánh muốn làm cô con dâu hiếu thảo Thứ tư, 22/12/2004, 10:06 GMT+7
  16. ^ Ngọc Khánh: 'Chồng tôi phải hy sinh nhiều lắm'Thứ hai, 25/12/2006, 06:17 GMT+7
  17. ^ Ngọc Khánh: "Tôi là người xấu bụng"Thứ ba, 22 Tháng hai 2005, 08:22 GMT+7
  18. ^ Bắt khẩn cấp Lê Công Định Cập nhật 19:07 ngày 13-06-2009
  19. ^ a b Phản đối "thông tin sai" về Lê Công Định, BBC 13/6/2009
  20. ^ Dư luận vụ bắt luật sư Lê Công Định
  21. ^ Dư luận vụ bắt luật sư Lê Công Định