Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Sinhala”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 111: Dòng 111:
{{tham khảo}}
{{tham khảo}}
{{Ngôn ngữ tại Sri Lanka}}
{{Ngôn ngữ tại Sri Lanka}}
[[Thể loại:Ngôn ngữ Ấn-Âu]]
[[Thể loại:Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu]]
[[Thể loại:Ngôn ngữ tại Sri Lanka]]
[[Thể loại:Ngôn ngữ tại Sri Lanka]]

Phiên bản lúc 21:51, ngày 27 tháng 8 năm 2017

Tiếng Sinhala
සිංහල sinhala
Khu vựcSri Lanka
Tổng số người nói16 triệu (2007)[1]
2 triệu người nói L2 (1997)
Phân loạiẤn-Âu
Ngôn ngữ tiền thân
Elu
  • Tiếng Sinhala
Phương ngữ
Vedda (có lẽ là một creole)
Hệ chữ viếtChữ Sinhala
Hệ chữ nổi tiếng Sinhala (hệ chữ nổi Bharat)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Sri Lanka
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1si
ISO 639-2sin
ISO 639-3sin
Glottologsinh1246[2]
Linguasphere59-ABB-a

Tiếng Sinhala (tiếng Sinhala: සිංහල; siṁhala [ˈsiŋɦələ]),[3] là ngôn ngữ của người Sinhala, dân tộc lớn nhất tại Sri Lanka, với chừng 16 triệu người bản ngữ.[4][5][6] Tiếng Sinhala cũng là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc khác tại Sri Lanka.[7] Đây là một ngôn ngữ Ấn-Arya của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.[8] Tiếng Sinhala được viết bằng hệ chữ Sinhala, một trong các hệ chữ xuất phát từ chữ Brahmi cổ đại Ấn Độ, có liên quan đến chữ Kadamba.[9]

Tiếng Sinhala là một trong hai ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ quốc gia của Sri Lanka. Tiếng Sinhala, cùng với tiếng Pali, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn học Phật giáo Nguyên thủy.[10][11]

Các bản khắc Prakrit Sinhala cổ nhất đã được tìm thấy có niên đại thế kỷ 2 và 3 TCN, sau khi Phật giáo lan truyền đến Sri Lanka,[12][13] còn tác phẩm văn học cổ nhất hiện có được sáng tác vào thế kỷ thứ 9. Ngôn ngữ gần gũi nhất với tiếng Sinhala là tiếng Maldives.[14]

Tên

Sinhala (Siṃhāla) là một từ tiếng Phạn; từ tương ứng trong ngôn ngữ Ấn-Arya trung đại (Eḷu) là Sīhala. Từ này xuất phát từ siṃha, tiếng Phạn nghĩa là "sư tử"[15] Siṃhāla đã được ghi nhận như tên tiếng Phạn của đảo Sri Lanka trong Bhagavata Purana. Cái tên này có khi được diễn dịch là "nơi ở của sư tử", và nhiều khả năng là do sự phổ biến của sư tử trên đảo trước đây.[16]

Ngữ âm

Môi Răng/
Chân răng
Quặt lưỡi Vòm Ngạc mềm Họng
Mũi m ɳ ɲ ŋ
Tắc vô thanh p ʈ k
hữu thanh b ɖ ɡ
tiền mũi hóa ᵐb ⁿ̪d̪ ᶯɖ ᵑɡ
Xát (f) s (ʃ) h
R r
Tiếp cận ʋ l j
Trước Giữa Sau
ngắn dài ngắn dài ngắn dài
Đóng i u
Trung e a o
Mở æ æː

Chú thích

  1. ^ Tiếng Sinhala tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Sinhala”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Laurie Bauer, 2007, The Linguistics Student's Handbook, Edinburgh
  4. ^ “Census of Population and Housing 2011”. www.statistics.gov.lk. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2017.
  5. ^ “Sinhalese people”. Wikipedia (bằng tiếng Anh). 4 tháng 4 năm 2017.
  6. ^ “Sinhala”. Ethnologue. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2017.
  7. ^ “Census of Population and Housing 2001” (PDF). Statistics.gov.lk. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2013.
  8. ^ “Sinhalese people”. Wikipedia (bằng tiếng Anh). 4 tháng 4 năm 2017.
  9. ^ Jayarajan, Paul M. (1 tháng 1 năm 1976). History of the Evolution of the Sinhala Alphabet (bằng tiếng Anh). Colombo Apothecaries' Company, Limited.
  10. ^ “Sinhalese people”. Wikipedia (bằng tiếng Anh). 4 tháng 4 năm 2017.
  11. ^ “Sinhala”. Ethnologue. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2017.
  12. ^ Danesh Jain, George Cardona. Indo-Aryan Languages. Routledge. tr. 847.
  13. ^ “Introduction ~ හැඳින්වීම - Wikibooks, open books for an open world”. en.wikibooks.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2017.
  14. ^ “Introduction ~ හැඳින්වීම - Wikibooks, open books for an open world”. en.wikibooks.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2017.
  15. ^ Caldwell, Robert (1875). “A comparative grammar of the Dravidian or South-Indian Family of Languages”. London: Trübner & Co.: 86. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  16. ^ “Chinese Account of Ceylon”. The Asiatic Journal and Monthly Register for British and Foreign India, China, and Australia. 20: 30. 1836.