Bánh cốm
Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
![]() Bánh cốm | |
Loại | Tráng miệng |
---|---|
Địa điểm xuất xứ | Việt Nam |
Thành phần chính | Gạo nếp, đậu xanh |
Một phần của loạt bài về |
Ẩm thực |
---|
![]() |
Kỹ thuật chuẩn bị và nấu |
Dụng cụ nấu • Kỹ thuật nấu • Đo lường |
Thành phần và chủng loại thức ăn |
Gia vị • Rau thơm • Xốt • Xúp • Nguyên liệu • Các công thức nấu • Món khai vị • Món chính • Món tráng miệng |
Ẩm thực quốc gia |
Việt Nam • Trung Quốc • Pháp • Ý Các nước khác... |
Xem thêm |
Các đầu bếp nổi tiếng • Bếp • Món ăn • Sách nấu ăn |
Bánh cốm làm từ cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, thường dùng cho lễ ăn hỏi.
Giới thiệu[sửa | sửa mã nguồn]
Từ lâu, bánh cốm Hàng Than đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được ưa chuộng của du khách thập phương.
“ | Bánh cốm hàng Than... Một thứ bánh ngon mà cũng không đắt, một thứ bánh gợi cho ta những kỷ niệm rất nhiều màu. Bánh cốm chính là thứ bánh cưới, trao đi đổi lại trong những mùa thu, để chứng nhận cho cái sung sướng của cặp vợ chồng mới, và cái vui mừng của họ hàng. Vuông vắn như quyển sách vàng, bọc lá chuối xanh buộc lạt đỏ; cái dây lạt đỏ như sợi dây tơ hồng buộc chặt lấy những cái ái ân. Nhân đậu xanh giã nhuyễn, vương mấy sợi dừa, và đường thì ngọt đậm. Có lẽ chúng ta có quyền phàn nàn rằng cái thứ bánh ấy và nhiều thức bánh khác của ta nữa, phần nhiều ngọt quá, ăn hay chóng chán. Nhưng bánh mừng đám cưới lại nhạt ư? Cho nên họ làm ngọt, hết sức ngọt, để tận tình dung cái đằm thắm của cặp vợ chồng (cũng vì thế mà tình yêu chóng chán | ” |
— Thạch Lam, Hà Nội ba sáu phố phường[1] |
Các công đoạn chế biến[sửa | sửa mã nguồn]
Cốm được trộn nước theo tỷ lệ nhất định, đảo đều trên lửa, hoặc hấp chín trộn chút đường và nước hoa bưởi. Nhân bánh được làm từ đậu xanh hấp chín xay nhuyễn sau đó ngào đường và lại đun nhỏ lửa. Sau đó cho dừa nạo và mứt bí xắt hạt lựu hoặc mứt sen. Công đoạn cuối cùng là gói bánh, với nhân được chia ra từng nắm nhỏ và áo bên ngoài bằng cốm đã chế biến.
Cách làm cụ thể[sửa | sửa mã nguồn]
- Nguyên liệu:
- 200g cốm xanh
- 50g nếp
- 200g đường hay tùy ý
- 6 cọng lá dứa ( lá nếp )
- 100g đậu xanh
- 40g mứt bí thái hạt lựu nhỏ
- 20g dừa trắng nạo sợi
- 1 Tbps mè rang vàng, giã sơ
- 1 Tbps dầu ăn
- 1 tsp nước hoa bưởi đã pha hay là vài giọt concentrate
- Tí muối
- Chế biến:
- Lá dứa xay với 1/2 cốc nước, vắt bỏ xác.
- Nếp vo sơ, ngâm khoảng 4 - 6 tiếng, vớt ra để ráo nước.
- Cốm sàng lại cho sạch, rưới vào 200 ml nước, thinh thoảng trộn đều, để khoảng 3 tiếng cho cốm mềm.
- Nếp, cốm và nước lá dứa nấu lửa nhỏ với 100g đường cho chín nếu khô thì cho thêm tí nước, bỏ vào máy xay sinh tố xay cho nhuyễn với 1 tbsp dầu ăn và tí nước hoa bưởi (không bắt buộc vì đã có nước là dứa), nếu thấy khô thì cho thêm dầu vào vì nếp và cốm có loại dẻo loại khô.
- Đậu xanh ngâm nở, hấp chín với tí muối, xay nhuyễn. Cho đậu xanh và 100g đường vào chảo, sên lửa nhỏ đến khi nhân đặc, cho dừa, mứt bí, mè và nước hoa bưởi vào, trộn đều, để nguội, vo thành từng viên nhỏ khoảng 50g.
- Chia nếp cốm thành từng phần khoảng 100g.
- Dùng khuôn 10 cm x 10 cm, gói từng phần nhân trong nếp cốm, vo tròn, ấn vào khuôn đã lót lá nhôm có thoa tí dầu, đậy ở trên 1 miếng nylon có thoa dầu, ấn cho dẹp xuống đều, lấy bánh ra gói bằng miếng nylon dày, gấp mép nylon thừa lại cho gọn.
- Nếu không cho lá dứa thì thay thế bằng vài giọt màu xanh và cho tí nước hoa bưởi vào nếp cốm.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2010
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikibooks có ghi công thức nấu ăn cho món: Bánh cốm |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bánh cốm. |
- Bánh cốm Hàng Than
- Bánh cốm Hàng Than Lưu trữ 2012-12-31 tại Wayback Machine