Bến Nghé (phường)
Bến Nghé
|
|||
---|---|---|---|
Phường | |||
Phường Bến Nghé | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Thành phố | Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Quận | Quận 1 | ||
Trụ sở UBND | 29 Nguyễn Trung Ngạn | ||
Thành lập | 28/12/1988: tái lập | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°46′56″B 106°42′10″Đ / 10,78222°B 106,70278°Đ | |||
| |||
Diện tích | 2,48 km² | ||
Dân số (2021) | |||
Tổng cộng | 11.454 người | ||
Mật độ | 4.618 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 26740[1] | ||
Bến Nghé là một phường thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Bến Nghé nằm ở trung tâm Quận 1, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức với ranh giới là sông Sài Gòn
- Phía tây giáp phường Võ Thị Sáu, quận 3 và phường Bến Thành
- Phía nam giáp phường Nguyễn Thái Bình
- Phía bắc giáp phường 19 và phường 22, quận Bình Thạnh và phường Đa Kao.
Phường có diện tích 2,48 km², dân số năm 2021 là 11.454 người, mật độ dân số đạt 4.618 người/km².
Phường là nơi đặt trụ sở nhiều cơ quan hành chính quan trọng của Quận 1 và Thành phố Hồ Chí Minh như Ủy ban Nhân dân, Hội đồng nhân dân.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Bến Nghé được chia thành 8 khu phố với 63 tổ dân phố.[2]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Bến Nghé vốn là địa danh tại vùng đất Sài Gòn – Gia Định xưa, là tên gọi của khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19. Đến thời Pháp thuộc, trên cơ sở đô thị Bến Nghé, người Pháp đã quy hoạch thành phố Sài Gòn. Danh xưng Bến Nghé từ đó không còn được sử dụng.
Năm 1959, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành nghị định chia các quận của Đô thành Sài Gòn thành nhiều phường. Trong đó, Quận 1 có 4 phường: Bến Nghé, Hòa Bình, Tự Đức và Trần Quang Khải. Địa bàn phường Bến Nghé hiện nay tương ứng với hai phường Bến Nghé và Hòa Bình[a] lúc bấy giờ, ranh giới hai phường là đường Lê Thánh Tôn.
Sau năm 1975, phường Hòa Bình được sáp nhập vào phường Bến Nghé. Tuy nhiên, đến năm 1976, phường Bến Nghé giải thể và chia thành 3 phường là Phường 8, Phường 9 và Phường 10.[3]
Ngày 26 tháng 8 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 147-HĐBT[4]. Theo đó, giải thể phường 9 để sáp nhập vào các phường 8, 10, 18 và 19.
Ngày 28 tháng 12 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 184-HĐBT[3]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Phường 8 và Phường 10 để tái lập phường Bến Nghé.
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tên phường Hòa Bình được đặt theo Công trường Hòa Bình trên địa bàn phường, nay là Công trường Công xã Paris.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Quá trình thành lập”. Cổng thông tin điện tử phường Bến Nghé.
- ^ a b “Sơ lược lịch sử Quận 1”.
- ^ “Quyết định 147-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường thuộc thành phố Hồ Chí Minh”.