Câu lạc bộ bóng đá nữ Hà Nội II

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Câu lạc bộ bóng đá nữ Hà Nội II
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá nữ Hà Nội II
Thành lập1998
SânSân vận động Hà Đông
Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Người quản lýVũ Bá Đông
Giải đấuGiải bóng đá nữ vô địch quốc gia
V.League 2022Thứ 6
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ Bóng đá nữ Hà Nội II là một câu lạc bộ bóng đá nữ Việt Nam, có trụ sở tại Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam. Đội bóng đang chơi tại Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia. Đội bóng hiện đang chơi tại Sân vận động Hà Đông.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ thành lập vào năm 1998 với tên gọi Câu lạc bộ Bóng đá nữ Hà Tây tại tỉnh Hà Tây, Việt Nam. Thành tích cao nhất của câu lạc bộ là đội nữ Hà Tây trước đây với chức vô địch Quốc gia năm 2006. Huấn luyện viên khi đó là ông Giả Quản Thác lập kỷ lục với 5 chức vô địch Quốc gia dành cho nữ.[2] Tuy nhiên vào năm 2008, do tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thủ đô Hà Nội nên Câu lạc bộ đổi tên thành Hòa Hợp Hà Tây. Từ năm 2009 đến năm 2011, Câu lạc bộ liên tục đổi tên thành Hòa Hợp Hà Nội (2009), Hà Nội Tràng An II (2010-2011). Từ năm 2012 cho đến năm 2017, Câu lạc bộ duy trì với cái tên Hà Nội II và được xem là đội bóng sân sau của Hà Nội I.[3] Mùa giải 2017 là mùa giải cuối cùng của câu lạc bộ bóng đá này trước khi chấm dứt sự tồn tại của họ.

Mùa giải 2020, đội bóng được đăng ký tham dự giải Quốc gia trở lại với cái tên "Hà Nội II Watabe", dưới sự dẫn dắt của Huấn luyện viên Đặng Quốc Tuấn.

Tên gọi của đội bóng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1998-2007: Hà Tây;
  • 2008: Hòa Hợp Hà Tây;
  • 2009: Hòa Hợp Hà Nội;
  • 2010-2011: Hà Nội Tràng An II;
  • 2012-2017: Hà Nội II;
  • 2018-2019: Không tồn tại;
  • 2020: Hà Nội II Watabe

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu trong nước[sửa | sửa mã nguồn]

1 Vô địch (1): 2006
2 Á quân (3): 2000, 2001, 2007
3 Hạng ba (6): 1998, 2002, 2003, 2005, 2008, 2009
1 Vô địch (3): 2007, 2008,

Đội hình hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Tính tới ngày 11 tháng 11 năm 2017:[4]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Trần Thị Mận
2 HV Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Diệp
3 HV Việt Nam Đình Thị Kim Huế
4 HV Việt Nam Nguyễn Thị Hoài Thương
5 HV Việt Nam Nguyễn Thị Hằng
6 HV Việt Nam Nguyễn Thị Thúy
7 TV Việt Nam Trần Thị Nhung
8 HV Việt Nam Đặng Thị Linh
9 TV Việt Nam Nguyễn Kiều Diễm
10 Việt Nam Trần Thị Hải Linh
11 TV Việt Nam Phạm Thị Thu Hiền
12 Việt Nam Nguyễn Thị Nga
13 TM Việt Nam Đỗ Thị Quỳnh
Số VT Quốc gia Cầu thủ
14 Việt Nam Nguyễn Thị Hoa
15 TV Việt Nam Nguyễn Thị Kim Anh
16 Việt Nam Đào Thị Hiền
17 TV Việt Nam Phạm Thị Lan Anh
18 TV Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Nhã
19 Việt Nam Nguyễn Thị Nguyệt Nga
20 TM Việt Nam Nguyễn Thị Hằng
21 TV Việt Nam Nguyễn Thị Thùy
22 TV Việt Nam Nguyễn Thị Vân Anh (C)
23 TV Việt Nam Trịnh Hà Chi
24 Việt Nam Nguyễn Thị Trang
25 TM Việt Nam Nguyễn Thu Phương

Các huấn luyện viên trong lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các huấn luyện viên trưởng của Hà Nội II

Các đội trưởng trong lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội trưởng của Hà Nội II

Thành tích tại Giải nữ Vô địch Quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Lượt về giải BĐ nữ VĐQG - Cúp Thái Sơn Băc 2017 (27/11): TP.HCM I thiết lập kỷ lục đáng gờm”. vff.org.vn. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ “Vòng 10 giải bóng đá nữ VĐQG - Cúp VAPower Việt Á 2006: Hà Tây đăng quang”. vff.org.vn. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2016.
  3. ^ “Nữ Hà Tây được các doanh nghiệp tỉnh tài trợ”. vff.org.vn. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2016.
  4. ^ “Danh sách các đội đăng ký tham dự lượt về giải BĐ nữ VĐQG - Cúp Thái Sơn Bắc 2017”. vff.org.vn. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2017.
  • (tiếng Việt) [1]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]