Cảnh sát Dã chiến Quốc gia Việt Nam Cộng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cảnh sát Dã chiến Quốc gia
Việt Nam Cộng hòa
Hiệu kỳ Cảnh sát Dã chiến Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Hoạt độngTháng 1 năm 1966 – 30 tháng 4 năm 1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụViệt Nam Cộng hòa
Quân chủngCảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phân loạiĐơn vị hỗ trợ vũ trang (Hiến binh)
Chức năngKhông kích
Cận chiến
Tuần tra
Đột kích
Trinh sát
Theo dõi
Chống nổi dậy
Kiểm soát đám đông
Hành động trực tiếp
Bảo vệ yếu nhân
Lực lượng bảo vệ
Quan sát trực diện
Thu thập tin tình báo
Đánh giá tình báo
An ninh nội bộ
Thực thi pháp luật
Trinh sát đặc biệt
Hành quân đặc biệt
Kiểm soát bạo động
Chiến tranh đô thị
Chiến tranh cơ động
Chiến tranh rừng rậm
Chiến tranh sơn cước
Chiến tranh phi quy ước
Dịch vụ cấp cứu chiến thuật
Quy mô16.500 người (cao điểm)
Trụ sở chínhSài Gòn
Tên khácCSDC (NPFF trong tiếng Anh)
Khẩu hiệuDanh Dự, Trách Nhiệm
Tham chiếnTết Mậu Thân
Trận An Lộc
Đảo Phú Quốc
Sài Gòn thất thủ
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
(không rõ)

Cảnh sát Dã chiến Quốc gia Việt Nam Cộng hòa (tiếng Anh: Republic of Vietnam National Police Field Force, viết tắt CSDC) cũng được người Pháp gọi là Police de Campagne và có nhiều tên gọi khác nhau là Cảnh sát Dã chiến Quốc gia (NPFF), người Mỹ gọi tắt là Field Police hay Field Force, là một nhánh cảnh sát bán quân sự tinh nhuệ trực thuộc Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa (CSQGVNCH). Hoạt động tích cực trong chiến tranh Việt Nam, CSDC hoạt động chặt chẽ với Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) và Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) từ năm 1966 đến năm 1975.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Cảnh sát Dã chiến được chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập vào tháng 1 năm 1966 đóng vai trò là đơn vị hỗ trợ vũ trang cho Cảnh sát Quốc gia.[1]

Vai trò[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệm vụ do CSDC thực hiện đã vượt xa nhiệm vụ thông thường của lực lượng cảnh sát dân sự, có chức năng phục vụ như một nhánh khác thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, được tổ chức và huấn luyện cho các hoạt động bán quân sự trên chiến trường ở cả nông thôn và thành thị. Chủ yếu họ được giao nhiệm vụ chống du kích, chống nổi dậy, công tác thu thập tin tình báo. Các đại đội và tiểu đoàn CSDC cũng được tuyển mộ vào nhiều nhiệm vụ khác như bảo vệ công trình công cộng quan trọng, bảo vệ VIP, an ninh công cộng, phản gián, kiểm soát bạo loạn, khoanh vùng và tìm kiếm, hành quân tác chiến trong rừng, núi và đô thị.

Từ năm 1967 đến năm 1972, CSDC đã tham gia sâu vào Chiến dịch Phượng Hoàng (tiếng Anh: Phoenix Program) do CIA điều hành gây nhiều tranh cãi, tham gia tích cực vào quá trình "vô hiệu hóa" – thường bao gồm các vụ bắt giữ tùy tiện mà không bị buộc tội, tra tấn thường xuyên,[2] và hành quyết phi pháp – những thành viên bị nghi ngờ thuộc cơ sở hạ tầng dân sự hoặc "chính quyền ngầm" của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN).[3]

Thành phần[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên CSDC thường là Cảnh sát Quốc gia tình nguyện tham gia lực lượng dã chiến, mặc dù đơn vị này cũng tiếp nhận quân nhân được thuyên chuyển hoặc giải ngũ khỏi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH). Về sau CSDC còn tiếp nhận cả các cựu thành viên của Lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng hòa (LLDBVNCH) sau khi bị giải thể vào tháng 12 năm 1970.[4][5]

Cơ cấu và tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Chỉ huy Khối Cảnh sát Dã chiến báo cáo trực tiếp lệnh hành quân cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia và được bố trí về Tổng nha CSQG tại Sài Gòn. Với tên gọi Đơn vị Hỗ trợ Vũ trang, đến năm 1969, Bộ Chỉ huy Khối Cảnh sát Dã chiến phụ trách các đơn vị Cảnh sát dã chiến và Cảnh sát Sông ngòi và Ven biển. Đổi tên thành Đơn vị Phản ứng năm 1972, Bộ Chỉ huy Khối Cảnh sát Dã chiến sáp nhập Lực lượng Điều tra Tỉnh và đến năm 1973 lại đổi tên thành Phòng Điều hành Di động.[6]

Đơn vị cơ bản của Cảnh sát Dã chiến là đại đội được biên chế thành ban chỉ huy đại đội gồm 24 người và một số trung đội chiến đấu 40 người, mỗi trung đội bao gồm những tiểu đội 10 người. Cho đến năm 1968, một đại đội được phân công phụ trách từng tỉnh, thành phố chính và bố trí một số trung đội từ hai đến 13 trung đội tùy theo số quận, huyện. Ví dụ: có thể chỉ định tối đa năm huyện cho một đại đội, nhưng nếu một tỉnh hoặc thị xã có hơn sáu huyện thì có thể triển khai hai đại đội. Sau năm 1969, một cuộc tái tổ chức lớn được thực hiện, với các đại đội cấp tỉnh được mở rộng thành các tiểu đoàn. Đến tháng 8 năm 1971, lực lượng Cảnh sát Dã chiến có tổng cộng 16.500 sĩ quan và quân nhân được biên chế thành 44 tiểu đoàn cấp tỉnh gồm khoảng 90 đại đội, 242 trung đội cấp huyện và một trung đội kỵ binh độc lập. Hai đại đội độc lập gồm bốn trung đội, mỗi đại đội lần lượt đóng tại Vũng TàuĐà Nẵng, hai thành phố cảng tự trị có lực lượng cảnh sát thành phố riêng biệt với tỉnh nơi họ đóng trụ sở.

Để cung cấp sự giám sát và hỗ trợ cho tất cả các đơn vị Cảnh sát Dã chiến cấp tỉnh và thị xã này, Ban Chỉ huy Đại đội đều được đặt tại mỗi Quân đoàn trong số bốn Quân đoàn trên toàn quốc. Một đại đội Cảnh sát Dã chiến thường được một Thanh tra viên (Đại úy sau năm 1971) chỉ huy, viên chức này lại chịu sự chỉ huy tác chiến của Trưởng Công an Tỉnh trong khi các trung đội được phân công về các huyện đều nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Trưởng Công an Huyện trực tiếp chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Chính trị Huyện.

Thiết giáp[sửa | sửa mã nguồn]

Là lực lượng chủ yếu là bộ binh hạng nhẹ, Cảnh sát Dã chiến vận hành một trung đội kỵ binh độc lập duy nhất được cung cấp 8 chiếc xe bọc thép hạng nhẹ M8 Greyhound cổ điển của Mỹ trong Thế chiến thứ hai. Đóng quân ngay tại thủ đô Sài Gòn, đơn vị này phụ trách an ninh tòa nhà Ngân hàng Quốc gia và an ninh vòng đai Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia gần đó cũng như các khu vực xung quanh.[5] Đơn vị này chuyên tuần tra trong khu vực đô thị và tác chiến cơ động.

Biệt đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra, Cảnh sát Dã chiến còn duy trì hai Biệt đoàn với tổng số 5.000 người bao gồm Biệt đoàn 5 CSDC và Biệt đoàn 222 CSDC, giúp Cảnh sát Quốc gia đủ khả năng tham gia độc lập vào các hành động phòng thủ hoặc tấn công tùy theo nhiệm vụ phòng thủ tác chiến của lực lượng này.

Đóng quân ngay tại thủ đô Sài Gòn, Biệt đoàn 5 trên thực tế là một tiểu đoàn mở rộng kể từ khi được tung ra chiến trường, ngoài một ban chỉ huy đại đội, 12 đến 14 đại đội chiến đấu, mỗi đại đội gồm bốn trung đội. Tiểu đoàn hoạt động trên địa bàn rộng lớn hơn là vùng Sài Gòn-Gia Định, được giao trực thuộc Tổng nha Cảnh sát Thành phố Sài Gòn đảm trách nhiệm vụ nội an, phòng vệ thủ đô. Trong trận Tết Mậu Thân tháng 1 năm 1968, đơn vị đã cam kết bảo vệ Phủ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Dinh Độc Lập cùng với các đơn vị Cảnh sát Quốc gia và QLVNCH khác,[7] nổi bật trong các trận đánh giành lại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt, Chợ Lớn, Trường đua Phú ThọNhà thờ Cha Tam, khiến cho các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải chịu tổn thất nặng nề khi tấn công vào đây.

Cũng đóng quân tại Sài Gòn, Biệt đoàn 222, một tiểu đoàn nhỏ hơn chỉ có sáu đại đội chiến đấu, lần lượt được giao cho Tổng dự trữ của Cảnh sát Quốc gia như một đơn vị phản ứng nhanh có thể được triển khai trên toàn quốc, được giao nhiệm vụ cụ thể và nhiệm vụ tăng cường. Tiến vào Sài Gòn trong dịp Tết Mậu Thân 1968, Cảnh sát Dã chiến thuộc Biệt đoàn 222 đã đánh đuổi thành công toán đặc công Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đang cố thủ trong tòa nhà Đài Phát thanh Quốc gia,[8] nằm cách Đại sứ quán Mỹ vài trăm mét mà còn chiến đấu ở nơi khác. Từ năm 1968 đến năm 1975, các đại đội chiến đấu của Tiểu đoàn được triển khai tại nhiều thời điểm và địa điểm khác nhau trên khắp cả nước, tham gia hoạt động phòng thủ và tấn công cùng với những đơn vị Cảnh sát Quốc gia hoặc Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Tuyên Đức, Gia Định, Long An, Biên Hòađảo Phú Quốc. Khi thị xã An Lộc bị ba sư đoàn thiết giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) bao vây vào tháng 4 năm 1972 trong Chiến dịch Lễ Phục Sinh, Biệt đoàn 222 đã được điều động đến để tăng cường phòng thủ thành phố và trụ vững thành công trước những đợt tấn công liên tục của xe tăng địch.[9]

Trinh sát Đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệm vụ trinh sát và thám báo do các toán viên chiến đấu thuộc đội Trinh sát Đặc biệt thực hiện. Được tuyển mộ từ các dân tộc thiểu số như Khmer Krom, Chăm, Nùng hoặc Thượng, họ được tổ chức thành các đơn vị cỡ trung đội trực thuộc mỗi đại đội Cảnh sát Dã chiến. Họ chuyên về leo dốc, chống phục kích, xuất kích bằng máy bay, bắn chiến thuật nhanh, quan sát phía trước, ra hiệu bằng tay và cánh tay, chiến đấu tay đôi, xâm nhập khu vực bằng trực thăng vận, chiến tranh rừng rậm và núi non, sống ngoài rừng rậm và núi non, thám báo tầm xa, chiến thuật tác chiến do thám, chiến thuật tác chiến đơn vị nhỏ, y tế khẩn cấp chiến thuật, liên lạc vô tuyến chiến thuật, chiến thuật theo dõi, chiến thuật tác chiến phi chính quy và sử dụng bản đồ cùng la bàn.

Huấn luyện[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân viên Cảnh sát Quốc gia tình nguyện tham gia Cảnh sát Dã chiến, ngoài việc được hướng dẫn cơ bản về nghiệp vụ cảnh sát, còn được đào tạo nâng cao về bán quân sự. Sĩ quan tập sự vừa tốt nghiệp Học viện Cảnh sát Quốc gia hoặc Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt phải trải qua một khóa hướng dẫn toàn diện về chiến thuật tác chiến tại Trường Bộ binh Thủ Ðức, trong khi nhân viên cảnh sát sắc phục đã hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản tại Rạch Dừa cũng tham dự một chương trình tương tự tại Trung tâm Huấn luyện Chiến đấu của QLVNCH và Trường Hạ sĩ quan cùng đặt tại Đà Lạt. Trong giai đoạn này, tất cả các khóa huấn luyện chiến đấu đều được thực hiện ở cấp tiểu đội và trung đội, giúp các tân binh có được khả năng cơ động chiến thuật tốt trên thực địa.

Sau đó, Cảnh sát Dã chiến tương lai – bao gồm cả sĩ quan và hạ sĩ quan – đã trải qua thêm 8 tuần huấn luyện về kỹ năng bán quân sự Cảnh sát Dã chiến tại Trung tâm Huấn luyện Cảnh sát Quốc gia Mã Lai ÁPhi Luật Tân. Hướng dẫn bao gồm các chủ đề như kỹ thuật bảo vệ tầm gần, chiến đấu và tuần tra trong khu vực đô thị, chống phục kích, kiểm soát đám đông, sơ tán, sơ cứu, tín hiệu tay và cánh tay, chiến đấu tay đôi, xâm nhập khu vực bằng trực thăng vận, thu thập thông tin tình báo, hoạt động thu thập thông tin tình báo, chiến thuật chiến đấu trong rừng núi, thực thi pháp luật, sống ngoài rừng rậm, liên lạc vô tuyến, chiến thuật chiến đấu đột kích và trinh sát, kỹ thuật kiểm soát bạo động, chiến thuật theo dõi và sử dụng bản đồ cùng la bàn. Để nâng cấp khả năng của mình, các tiểu đội và trung đội được định kỳ đưa trở lại các trung tâm huấn luyện này để tham gia khóa huấn luyện bồi dưỡng đơn vị trong sáu tuần, nhưng đối với hầu hết đại đội và tiểu đoàn Cảnh sát Dã chiến đóng tại các tỉnh thành, khóa bồi dưỡng của họ thực sự diễn ra tại những trung tâm huấn luyện khu vực. Huấn luyện quân sự "tại chỗ" bổ sung được Đội Huấn luyện Cơ động Mỹ cung cấp cho các đơn vị Cảnh sát Dã chiến trên chiến trường[10] hoặc do các cố vấn Úc từ Đội Huấn luyện Quân đội Úc tại Việt Nam (AATTV) phụ trách.[11]

Học viên sĩ quan được tuyển chọn còn sang tham dự các khóa học nâng cao về giảng dạy chuyên ngành cảnh sát ở Trung tâm Huấn luyện Đặc biệt Cảnh sát Dã chiến thuộc Cảnh sát Hoàng gia Malaysia (tiếng Mã Lai: Sekolah Latihan Pasukan Polis Hutan; SLPPH) tại Kentonmen, Ulu Kinta, Perak, Malaysia; sau khi tốt nghiệp, một số sĩ quan Cảnh sát Quốc gia mới này khi trở về nước đều được bổ nhiệm làm giảng viên Cảnh sát Dã chiến tại các trung tâm huấn luyện cảnh sát để truyền thụ kỹ năng cho tân binh Cảnh sát Dã chiến.[12]

Vũ khí và trang bị[sửa | sửa mã nguồn]

Cảnh sát Dã chiến được trang bị vũ khí hạng nhẹ theo tiêu chuẩn quân sự, nhưng trang bị vũ khí hạng nặng lại theo tiêu chuẩn cảnh sát thông thường. Ban đầu, hầu hết vũ khí của lực lượng này đều là đồ cũ lấy từ Thế chiến thứ hai/Chiến tranh Triều Tiên – vũ khí tiêu chuẩn là súng trường bán tự động hạng nặng M1 Garand, được bổ sung thêm súng carbine M1/M2, súng tiểu liên M3Thompson cùng súng máy hạng nhẹ BAR. Từ năm 1969, súng trường, súng carbine và súng tiểu liên bắt đầu được thay thế bằng súng trường M16 và mặc dù loại súng này trở thành vũ khí chính của Cảnh sát Dã chiến nhưng nó chưa bao giờ thay thế hoàn toàn các loại vũ khí trước đó.[13] Ngoài ra, mỗi trung đội còn có một khẩu súng phóng lựu M79[1] và một súng máy hạng trung cỡ nòng 0,30. 24 khẩu súng shotgun đã có sẵn trong kho vũ khí của đại đội. Cảnh sát Dã chiến không có hệ thống vũ khí do tổ đội vận hành như súng cối hoặc bất kỳ vũ khí hỏa lực gián tiếp nào khác.

Phương tiện[sửa | sửa mã nguồn]

Quân phục và phù hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân viên Cảnh sát Dã chiến ban đầu được cấp quân phục màu xanh ô liu tiêu chuẩn giống như các ngành Cảnh sát Quốc gia khác, nhưng từ năm 1967, họ bắt đầu nhận được trang phục ngụy trang 'Con Báo' mới, được người Việt mệnh danh là đồng phục 'hoa màu đất'. Đây là bản sao được sản xuất tại địa phương của mẫu ngụy trang Mitchell 'Clouds' do người Mỹ thiết kế, kết hợp các đốm hình đám mây màu nâu sẫm, màu nâu đỏ, màu be, màu nâu nhạt và màu đất son chồng lên nhau trên nền màu rám nắng.

Áo khoác dã chiến M-1951 của Mỹ màu xanh ô liu hoặc bản sao trong nước bằng vải ngụy trang được cấp cho các đại đội Cảnh sát Dã chiến hoạt động trong môi trường miền núi lạnh lẽo vùng Tây Nguyên.[18]

Mũ sắt[sửa | sửa mã nguồn]

Cảnh sát Dã chiến được phân biệt với phần còn lại của Cảnh sát Quốc gia bằng một chiếc mũ nồi đen làm từ một mảnh len duy nhất gắn với một dải vành bằng da màu đen có hai dây buộc ở phía sau. Mũ nồi thường được đúc cẩn thận để có hình dạng nhọn hoặc 'mào hình tổ ong', rất nhiều quân nhân Việt Nam Cộng hòa chịu ảnh hưởng loại mũ này vì nó được cho là mang lại cho người đội một dáng người oai phong hơn và sự quyến rũ của 'lính xung kích' hay 'biệt kích' hung hãn.[19] Nó được đeo kiểu Pháp kéo sang trái, với huy hiệu mũ Cảnh sát Quốc gia đặt phía trên mắt phải.[20] Ban đầu dự định được mặc cùng với đồng phục cảnh sát quốc gia theo quy định trong những dịp trang trọng, mũ nồi đôi khi được nhìn thấy trên thực địa nhưng nó thường được thay thế bằng mũ rừng rằn ri và mũ bảo hiểm thép M-1 kiểu 1964 của Mỹ, chiếc mũ sau được đội cùng với lớp vỏ ngụy trang hình 'Mây'.[1][21] Một chiếc mũ bảo hiểm M-1 của Mỹ được sơn màu đen bóng, có sọc trắng đỏ ở hai bên và có chữ "TC" (Tuấn Tra) mà Cảnh sát Dã chiến đội vào khi phụ trách tuần tra hoặc kiểm soát bạo động ở khu vực thành thị.[22]

Giày trận[sửa | sửa mã nguồn]

Giày trận bằng da màu đen được cung cấp bởi người Mỹ đã phát hành cả mẫu M-1962 'McNamara' đầu tiên của Quân đội Mỹ và mẫu M-1967 với đế cao su hoa văn 'gợn sóng', sản phẩm tiêu chuẩn của QLVNCH. Trên chiến trường, cảnh sát dã chiến thường mang loại ủng đi rừng được đánh giá cao của Quân đội Mỹ và ủng nhiệt đới Bata bằng vải bạt màu đen hoặc xanh lá cây do Việt Nam sản xuất, được thay thế bằng dép da hoặc nhựa thương mại và cao su khi ở trong đồn. Một số cá nhân có khóa kéo bên trong đôi bốt đi rừng của họ để có thể buộc cố định theo kiểu 'trên không' lạ mắt, trong khi người mang có thể xỏ đôi bốt vào một cách nhanh chóng và dễ dàng bằng cách sử dụng khóa kéo.[23][24]

Phù hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Về việc đặt phù hiệu, Cảnh sát Dã chiến có một hệ thống riêng, ban đầu được điều chỉnh từ đồng phục của họ. Hầu hết Cảnh sát Dã chiến đều không đeo phù hiệu trên đồng phục ngụy trang dã chiến khi đang lâm trận, hoặc đôi khi chỉ có phù hiệu đại đội của họ bằng phiên bản vải hoặc kim loại trong móc treo túi theo kiểu Pháp treo ở túi áo sơ mi bên phải.[20]

Đội Trinh sát Đặc biệt được cấp một miếng vá tròn thêu màu đen viền đỏ, với chữ "CSQG" và "TSDB" màu đỏ và lưỡi lê hình thanh kiếm có cánh chĩa xuống.[25]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Tarrius, La Police de Campagne du Sud-Vietnam 1967–1975 (2005), p. 43.
  2. ^ de Lee, Guerrilla Warfare (1985), p. 57.
  3. ^ Tarrius, La Police de Campagne du Sud-Vietnam 1967–1975 (2005), pp. 37; 39.
  4. ^ Conboy and McCouaig, South-East Asian Special Forces (1991), p. 6.
  5. ^ a b Tarrius, La Police de Campagne du Sud-Vietnam 1967–1975 (2005), p. 39.
  6. ^ Tarrius, La Police de Campagne du Sud-Vietnam 1967–1975 (2005), pp. 38–39.
  7. ^ Arnold, Tet Offensive 1968 – Turning point in Vietnam (1990), p. 42.
  8. ^ Arnold, Tet Offensive 1968 – Turning point in Vietnam (1990), p. 41.
  9. ^ Conboy, Bowra and McCouaig, The NVA and Viet Cong (1991), p. 15.
  10. ^ de Lee, Guerrilla Warfare (1985), p. 56.
  11. ^ Lyles, Vietnam ANZACs: Australian & New Zealand Troops in Vietnam (2004), p. 7.
  12. ^ Conboy and McCouaig, South-East Asian Special Forces (1991), p. 27.
  13. ^ Tarrius, La Police de Campagne du Sud-Vietnam 1967–1975 (2005), p. 42.
  14. ^ a b Kluever, Weapons Backdate – Trench Guns (1996), p. 13.
  15. ^ Thompson, US Combat Shotguns (2013), p. 19.
  16. ^ Thompson, US Combat Shotguns (2013), p. 20.
  17. ^ Canfield, Bruce N. (tháng 3 năm 2002). “Combat Shotguns of the Vietnam War”. American Rifleman: 44–47 & 92–95.
  18. ^ Tarrius, La Police de Campagne du Sud-Vietnam 1967–1975 (2005), p. 37.
  19. ^ Tarrius, La Police de Campagne du Sud-Vietnam 1967–1975 (2005), pp. 39–40.
  20. ^ a b Russell and Chappell, Armies of the Vietnam War 2 (1983), p. 35, Plate G1.
  21. ^ Russell and Chappell, Armies of the Vietnam War 2 (1983), p. 17.
  22. ^ Rottman and Bujeiro, Army of the Republic of Vietnam 1955–75 (2010), p. 47, Plate H3.
  23. ^ Tarrius, La Police de Campagne du Sud-Vietnam 1967–1975 (2005), p. 40.
  24. ^ Katcher and Chappell, Armies of the Vietnam War 1962–1975 (1980), p. 11.
  25. ^ “Vietnam”.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Leroy Thompson, Michael Chappell, Malcolm McGregor and Ken MacSwan, Uniforms of the Indo-China and Vietnam Wars, Blandford Press, London 1984. ASIN B001VO7QSI
  • Martin Windrow and Mike Chappell, The French Indochina War 1946–54, Men-at-arms series 322, Osprey Publishing Ltd, Oxford 1998. ISBN 978-1-85532-789-4

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]