Chi Nghệ
Curcuma | |
---|---|
![]() | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Monocots |
(không phân hạng) | Commelinids |
Bộ (ordo) | Zingiberales |
Họ (familia) | Zingiberaceae |
Phân họ (subfamilia) | Zingiberoideae |
Tông (tribus) | Zingibereae |
Chi (genus) | Curcuma L. |
Các loài | |
Xem trong bài. | |
Danh pháp đồng nghĩa[2] | |
Danh sách
|
Chi Nghệ (danh pháp khoa học: Curcuma) là một chi trong họ thực vật Zingiberaceae (họ Gừng)[3] chứa các loài như nghệ và nga truật hay uất kim hương Thái Lan.
Một số loài[sửa | sửa mã nguồn]
- Curcuma aeruginosa Roxb.: Nghệ xanh hay nghệ đen
- Curcuma albicoma S.Q.Tong
- Curcuma albiflora Thwaites
- Curcuma alismatifolia Gagnep.: Nghệ lá từ cô hay Uất kim hương Thái Lan
- Curcuma amada Roxb.
- Curcuma amarissima Roscoe
- Curcuma angustifolia Roxb.: Nghệ lá hẹp.
- Curcuma antinaia
- Curcuma aromatica Salisb.: Nghệ rừng hay nghệ trắng
- Curcuma attenuata Wall. ex Baker
- Curcuma aurantiaca van Zijp
- Curcuma australasica Hook.f.
- Curcuma bakeriana Hemsl.
- Curcuma bhatii (R.M.Smith) Skornickova & M.Sabu
- Curcuma bicolor Mood & K.Larsen
- Curcuma burttii K.Larsen & R.M.Smith
- Curcuma caesia Roxb.
- Curcuma cannanorensis
- Curcuma caulina
- Curcuma ceratotheca K.Schum.
- Curcuma chuanezhu Z.Y.Zhu
- Curcuma chuanhuangjiang Z.Y.Zhu
- Curcuma chuanyujin C.K.Hsieh & H.Zhang
- Curcuma cochinchinensis Gagnep.: Nghệ Nam Bộ
- Curcuma codonantha Skornickova
- Curcuma coerulea K.Schum.
- Curcuma colorata Valeton
- Curcuma comosa Roxb.
- Curcuma coriacea Mangaly & M.Sabu
- Curcuma decipiens Dalzell
- Curcuma ecalcarata Sivar. & Balach.
- Curcuma ecomata Craib
- Curcuma elata Roxb.: Mì tinh rừng.
- Curcuma euchroma Valeton
- Curcuma exigua N.Liu
- Curcuma ferruginea Roxb.
- Curcuma flaviflora S.Q.Tong
- Curcuma glans K.Larsen & Mood
- Curcuma gracillima Gagnep.: Nghệ mảnh
- Curcuma grandiflora Wall. ex Baker
- Curcuma haritha Mangaly & M.Sabu
- Curcuma harmandii Gagnep.
- Curcuma heyneana Valeton & van Zijp
- Curcuma inodora Blatt.
- Curcuma karnatakensis Amalraj
- Curcuma kudagensis Velayudhan, V.S.Pillai & Amalraj
- Curcuma kwangsiensis S.G.Lee & C.L.Liang: Nghệ Quảng Tây
- Curcuma lanceolata Ridley
- Curcuma larsenii C.Maknoi & T.Jenjittikul
- Curcuma latiflora Valeton
- Curcuma latifolia Roscoe
- Curcuma leonidii[4]
- Curcuma leucorrhiza Roxb.
- Curcuma loerzingii Valeton
- Curcuma longa L. hay C.domestica Valeton: Nghệ, uất kim, khương hoàng.
- Curcuma longispica Valeton
- Curcuma malabarica Velayudhan, Amalraj & Muralidharan
- Curcuma mangga
- Curcuma meraukensis Valeton
- Curcuma montana
- Curcuma mutabilis Skornickova, M.Sabu & Prasanthkumar
- Curcuma nankunshanensis
- Curcuma neilgherrensis Wight
- Curcuma nilamburensis K.C.Velayudhan et al.
- Curcuma oligantha Trimen
- Curcuma ornata Wall. ex Baker
- Curcuma parviflora Wall.
- Curcuma parvula Gage
- Curcuma peethapushpa Sasidh. & Sivar.
- Curcuma petiolata Roxb. hay C.cordata- nghệ sen
- Curcuma phaeocaulis Valeton
- Curcuma picta
- Curcuma pierreana Gagnep.: Bình tinh chét.
- Curcuma plicata Wall. ex Baker
- Curcuma porphyrotaenia Zipp. ex Span.
- Curcuma prakasha S.Tripathi
- Curcuma pseudomontana J.Graham
- Curcuma purpurascens Blume
- Curcuma purpurea Blatt.
- Curcuma raktakanta Mangaly & M.Sabu
- Curcuma reclinata Roxb.
- Curcuma rhabdota Sirirugsa & M.F.Newman
- Curcuma rhomba Mood & K.Larsen
- Curcuma roscoeana Wall.
- Curcuma rubescens Roxb.
- Curcuma rubrobracteata Skornickova, M.Sabu & Prasanthkumar
- Curcuma sattayasaii A.Chaveerach & R.Sudmoon
- Curcuma sattayasaiorum
- Curcuma scaposa
- Curcuma sessilis
- Curcuma sichuanensis X.X.Chen: Nghệ Tứ Xuyên
- Curcuma singularis Gagnep.
- Curcuma sparganiifolia Gagnep.
- Curcuma stenochila Gagnep.
- Curcuma strobilifera Wall. ex Baker
- Curcuma sulcata Haines
- Curcuma sumatrana Miq.: Nghệ Sumatra
- Curcuma sylvatica Valeton
- Curcuma thalakaveriensis Velayudhan et al.
- Curcuma thorelii Gagnep.
- Curcuma trichosantha Gagnep.
- Curcuma vamana M.Sabu & Mangaly
- Curcuma vellanikkarensis K.C.Velayudhan et al.
- Curcuma viridiflora
- Curcuma vitellina
- Curcuma wenchowensis Y.H.Chen & C.Ling
- Curcuma wenyujin Y.H.Chen & C.Ling
- Curcuma xanthorrhiza Roxb.: Nghệ rễ vàng
- Curcuma yunnanensis N.Liu & C.Senjen: Nghệ Vân Nam
- Curcuma zanthorrhiza
- Curcuma zedoaria (Christm.) Roscoe: Nga truật, còn gọi là nghệ đen, ngải tím.
- Curcuma zedoaroides A.Chaveerach & T.Tanee
Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam có chừng 18 loài nghệ gồm các loài: Curcuma aromatica, Curcuma cochinchinensis, Curcuma thrichosantha, Curcuma domestica, Curcuma aeruginosa, Curcuma pierreanna, Curcuma angustifolia, Curcuma zedoaria, Curcuma xanthorhiza, Curcuma elata Roxb., Curcuma rubescens, Curcuma singularis, Curcuma harmandii, Curcuma parviflora. Nhiều loài nghệ trong số này đã dược nghiên cứu ở Việt Nam. Một số loài tuy có tên trong sách phân loại nhưng hiện nay không tìm thấy, ngược lại một số loài nghệ khác được tìm thấy nhưng chưa được định danh.
- Curcuma aeruginosa: Nghệ xanh (một số nơi ở miền Bắc hay gọi nhầm là nghệ đen). Có thân rễ có màu xanh đen đồng. Giữa gân lá có sọc đỏ. Nhiều hình ảnh trên mạng cũng như nhiều người lầm tưởng loài nghệ này với một loài nghệ khác có thân rễ màu xanh tím. Curcuma aeruginosa được sử dụng để trị đau bụng đi ngoài rất tốt.
- Curcuma alismatifolia: Uất kim hương Thái Lan
- Curcuma angustifolia Roxb.: Nghệ lá hẹp, tại Việt Nam có ở Đắc Lắc. Tại Ấn Độ, củ rễ của loài nghệ này được dùng như một nguồn tinh bột.
- Curcuma aromatica: Nghệ rừng hay nghệ trắng, có ở Quảng Bình, được dùng để trị ho.
- Curcuma elata Roxb.: Mì tinh rừng, có ở các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.
- Curcuma gracillima: nghệ mảnh
- Curcuma harmandii
- Curcuma kwangsiensis: Nghệ Quảng Tây
- Curcuma leonidii: Mới được phát hiện tại ở vườn quốc gia Bù Gia Mập và mô tả 30/8/2013, tên khoa học của loài đặt theo tên của Leonid Vladimirovich Averyanov, một nhà khoa học người Nga đã có nhiều nghiên cứu về thực vật Việt Nam.[5][6][7][8]
- Curcuma longa Linn. hay C.domestica Valeton: Nghệ, uất kim, khương hoàng. Một số tài liệu cho đây là hai loài nghệ khác nhau. Ở Việt Nam có hai loài nghệ trồng khác nhau, thường gọi là nghệ nếp và nghệ tẻ. Tại Việt Nam có ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc nông...Loài nghệ nhà đã được sử dụng từ lâu, đặc biệt tại các nước vùng Đông Nam Á và Ấn Độ với món cơm cari. Tại Việt Nam, nghệ được sử dụng làm gia vị: kho cá với nghệ, xào bún với nghệ; làm thực phẩm: mứt gừng, mứt nghệ, làm chất màu và dùng như một chất làm thuốc: bôi nghệ lên những vết sẹo để giúp lên da non.
- Curcuma parviflora
- Curcuma petiolata hay C.cordata-nghệ sen
- Curcuma pierreana Gagnepain: Bình tinh chét có ở Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam (Việt Nam). Curcuma pierreana có thân rễ rất nhỏ, cụm hoa màu cam, cách môi vàng mọc giữa thân có lá. Tinh dầu thân rễ loài nghệ này có chứa borneol. Tại miền Trung, trước đây loài nghệ này được dùng như một nguồn tinh bột với tên bột bình tinh (khác với bột một loài củ khác còn được gọi là hoàng tinh)
- Curcuma roscoeana
- Curcuma rubescens
- Curcuma thorelii
- Curcuma wenyujin
- Curcuma xanthorrhiza Có ở các tỉnh miền đông Nam Bộ, có rễ con màu vàng
- Curcuma zedoaria - Nga truật, còn gọi là nghệ đen, ngải tím.
Trước đây, người ta dựa vào đặc điểm hình thái thực vật để phân biệt các loài nghệ. Ngày nay, ngoài đặc điểm thực vật, có thể dựa vào thành phần hóa học để giúp phân biệt các loài nghệ. Theo tài liệu của Phạm Hoàng Hộ thì tại Việt Nam còn có một loài nghệ được gọi là Curcuma rubens Roxb. Loài nghệ này có nạc củ màu ngà, lá có sọc tía, thân lá có màu tía. Cụm hoa có các chót lá hoa màu tím. Tại Tây Nguyên có một loài nghệ được mô tả như loài nghệ trên. Tuy nhiên màu nạc củ của loài nghệ này thay đổi có thể có màu tím như khoai tía hoặc có màu ngà, tùy theo sự phát triển.
Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Franz Eugen Köhler, Köhler's Medizinal-Pflanzen
- ^ Kew World Checklist of Selected Plant Families
- ^ Roskov Y., Kunze T., Orrell T., Abucay L., Paglinawan L., Culham A., Bailly N., Kirk P., Bourgoin T., Baillargeon G., Decock W., De Wever A., Didžiulis V. (ed) (2014). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2014 Annual Checklist.”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2014.
- ^ “Leonid crocus (Curcuma leonidii) – a new species discovered in Bu Gia Map National Park in Binh Phuoc province”. Vietnam Academy of Science and Technology. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2014.
- ^ doi:10.11646/phytotaxa.126.1.4
- ^ Curcuma leonidii, a new species from southern Vietnam Phytotaxa 126 (1): 37–42 (2013) ISSN 1179-3155 ISSN 1179-3163 cập nhật 26/8/2013
- ^ Phát hiện một loài thực vật mới thuộc giống Curcuma ở VQG Bù Gia Mập
- ^ Phát hiện loài thực vật mới – Nghệ Leonid (Curcuma leonidii Škorničk. & Lưu) trong rừng sâu VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước Vũ Ngọc Long, Lưu Hồng Trường, Viện Sinh thái học Miền Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cập nhật 30/8/2013 15:45
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikispecies có thông tin sinh học về Chi Nghệ |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chi Nghệ. |
- Chi Nghệ tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
- Chi Nghệ 42393 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
- Chi Nghệ tại Encyclopedia of Life
- Chi Nghệ trên trang botanyvn.com
(tiếng Anh)