Chia (thực vật)
Salvia hispanica | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
Bộ (ordo) | Lamiales |
Họ (familia) | Lamiaceae |
Chi (genus) | Salvia |
Loài (species) | S. hispanica |
Danh pháp hai phần | |
Salvia hispanica L. | |
Danh pháp đồng nghĩa[1] | |
|
Salvia hispanica là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi, cùng loại với các loại thảo mộc dùng làm gia vị như loại húng quế (basil), bạc hà (mint). Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.[2]. Tên thông thường của loài này là chia, có gốc từ tiếng Nahuatl chian, có nghĩa là "chứa dầu". Cây cho loại hạt rất giàu dinh dưỡng và thường được sử dụng trong thực dưỡng. Hạt chia có các đốm màu nâu, xám, đen và trắng.
Dinh dưỡng
[sửa | sửa mã nguồn]Hạt chia có nguồn acid béo thiết yếu Omega-3 vượt trội, hàm lượng Natri thấp, hàm lượng protein, chất béo, chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Hạt có hàm lượng đạm 19-23%, nguồn vitamin B dồi dào, calci cao gấp 6 lần sữa, chất xơ cao gấp 1,6 lần lúa mạch, nồng độ lipid trong hạt cũng rất cao.
Tác dụng lượng chất xơ trong Hạt chia
[sửa | sửa mã nguồn]Hạt chia có chứa 40% trọng lượng là chất xơ, khiến chúng trở thành nguồn chất xơ tốt nhất trên thế giới.
- Giảm cân vì thực phẩm giàu chất xơ giúp con người cảm thấy no lâu hơn và chúng thường chứa ít calo hơn. Tăng lượng chất xơ và chế độ ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh là giúp giảm cân.
- Điều trị chứng diverticulosis nhờ chất xơ làm giảm tỷ lệ bùng phát của bệnh viêm ruột thừa bằng cách hấp thụ nước trong ruột kết và giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
- Bệnh tim mạch tăng lượng chất xơ đã làm giảm huyết áp và cholesterol.
- Bệnh tiểu đường: hạt Chia có thể có khả năng chuyển đổi đường glucose thành một loại carbohydrate giải phóng chậm.
- Tiêu hóa giải độc: nhờ chất xơ ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đi tiêu thường xuyên giúp cho việc bài tiết chất độc hàng ngày qua mật và phân.[3]
Ứng dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năng lượng | 486 kcal (2.030 kJ) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
42,12 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất xơ | 34,4 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
30,74 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất béo bão hòa | 3,330 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất béo chuyển hóa | 0,140 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất béo không bão hòa đơn | 2,309 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất béo không bão hòa đa | 23,665 17,830 g 5,835 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
16,54 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thành phần khác | Lượng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nước | 5,80 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cholesterol | 0 mg | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[4] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[5] |
Hạt chia được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực dưỡng sinh, làm đẹp, giảm cân, chống lão hóa, và điều trị một số chứng bệnh.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2014.
- ^ The Plant List (2010). “Salvia hispanica”. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
- ^ “Hạt chia và những lợi ích cho sức khỏe”.
- ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
- ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Salvia hispanica tại Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan tới Salvia hispanica tại Wikispecies