Clarithromycin
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Tên thương mại | Biaxin, others |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
MedlinePlus | a692005 |
Danh mục cho thai kỳ | |
Dược đồ sử dụng | qua đường miệng, tiêm tĩnh mạch |
Nhóm thuốc | Macrolide |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý |
|
Dữ liệu dược động học | |
Sinh khả dụng | 50% |
Liên kết protein huyết tương | Ít |
Chuyển hóa dược phẩm | Gan |
Chu kỳ bán rã sinh học | 3–4 h |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.119.644 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C38H69NO13 |
Khối lượng phân tử | 747.953 g/mol |
Mẫu 3D (Jmol) | |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(what is this?) (kiểm chứng) |
Clarithromycin, được bán dưới tên thương mại là Biaxin cùng với một số tên khác, là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác nhau.[1] Các bệnh này có thể kể đến như viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn Helicobacter pylori và bệnh Lyme, cùng với một số những bệnh khác.[1] Clarithromycin có thể uống dưới dạng viên (rắn) hoặc dạng dung dịch (lỏng).[1]
Các tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như buồn nôn, nôn, đau đầu và tiêu chảy.[1] Phản ứng dị ứng nặng là rất hiếm.[1] Một số vấn đề về gan khi dùng thuốc cũng đã được ghi nhận.[1] Clarithromycin có thể gây hại nếu dùng trong thai kỳ.[1] Đây là một kháng sinh lớp macrolid và hoạt động bằng cách giảm sinh tổng hợp protein của một số vi khuẩn.[1]
Clarithromycin được phát triển vào năm 1980.[2] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[3] Clarithromycin có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[1] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là từ 0,13 đến 0,79 USD mỗi liều.[4] Tại Hoa Kỳ, nó có mức chi phí vừa phải từ 50 đến 100 USD cho một quá trình điều trị.[5] Chúng được tổng hợp từ erythromycin và được gọi là 6-O-methylerythromycin.[6]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h i “Clarithromycin”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2015.
- ^ Greenwood, David (2008). Antimicrobial drugs: chronicle of a twentieth century medical triumph (ấn bản thứ 1). Oxford: Oxford University Press. tr. 239. ISBN 9780199534845. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Clarithromycin”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015.
- ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 92. ISBN 9781284057560.
- ^ Kirst, Herbert A. (2012). Macrolide Antibiotics (ấn bản thứ 2). Basel: Birkhäuser Basel. tr. 53. ISBN 9783034881050. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016.