Bước tới nội dung

Copernici

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Copernixi)
Copernici, 112Cn
Tính chất chung
Tên, ký hiệucopernici, Cn
Phiên âmco-pơ-ni-xi
Hình dạngkhông rõ
Copernici trong bảng tuần hoàn
Hydro (diatomic nonmetal)
Heli (noble gas)
Lithi (alkali metal)
Beryli (alkaline earth metal)
Bor (metalloid)
Carbon (polyatomic nonmetal)
Nitơ (diatomic nonmetal)
Oxy (diatomic nonmetal)
Fluor (diatomic nonmetal)
Neon (noble gas)
Natri (alkali metal)
Magnesi (alkaline earth metal)
Nhôm (post-transition metal)
Silic (metalloid)
Phosphor (polyatomic nonmetal)
Lưu huỳnh (polyatomic nonmetal)
Chlor (diatomic nonmetal)
Argon (noble gas)
Kali (alkali metal)
Calci (alkaline earth metal)
Scandi (transition metal)
Titani (transition metal)
Vanadi (transition metal)
Chrom (transition metal)
Mangan (transition metal)
Sắt (transition metal)
Cobalt (transition metal)
Nickel (transition metal)
Đồng (transition metal)
Kẽm (transition metal)
Gali (post-transition metal)
Germani (metalloid)
Arsenic (metalloid)
Seleni (polyatomic nonmetal)
Brom (diatomic nonmetal)
Krypton (noble gas)
Rubidi (alkali metal)
Stronti (alkaline earth metal)
Yttri (transition metal)
Zirconi (transition metal)
Niobi (transition metal)
Molypden (transition metal)
Techneti (transition metal)
Rutheni (transition metal)
Rhodi (transition metal)
Paladi (transition metal)
Bạc (transition metal)
Cadmi (transition metal)
Indi (post-transition metal)
Thiếc (post-transition metal)
Antimon (metalloid)
Teluri (metalloid)
Iod (diatomic nonmetal)
Xenon (noble gas)
Caesi (alkali metal)
Bari (alkaline earth metal)
Lantan (lanthanide)
Ceri (lanthanide)
Praseodymi (lanthanide)
Neodymi (lanthanide)
Promethi (lanthanide)
Samari (lanthanide)
Europi (lanthanide)
Gadolini (lanthanide)
Terbi (lanthanide)
Dysprosi (lanthanide)
Holmi (lanthanide)
Erbi (lanthanide)
Thulium (lanthanide)
Ytterbi (lanthanide)
Luteti (lanthanide)
Hafni (transition metal)
Tantal (transition metal)
Wolfram (transition metal)
Rheni (transition metal)
Osmi (transition metal)
Iridi (transition metal)
Platin (transition metal)
Vàng (transition metal)
Thuỷ ngân (transition metal)
Thali (post-transition metal)
Chì (post-transition metal)
Bismuth (post-transition metal)
Poloni (metalloid)
Astatin (diatomic nonmetal)
Radon (noble gas)
Franci (alkali metal)
Radi (alkaline earth metal)
Actini (actinide)
Thori (actinide)
Protactini (actinide)
Urani (actinide)
Neptuni (actinide)
Plutoni (actinide)
Americi (actinide)
Curium (actinide)
Berkeli (actinide)
Californi (actinide)
Einsteini (actinide)
Fermi (actinide)
Mendelevi (actinide)
Nobeli (actinide)
Lawrenci (actinide)
Rutherfordi (transition metal)
Dubni (transition metal)
Seaborgi (transition metal)
Bohri (transition metal)
Hassi (transition metal)
Meitneri (unknown chemical properties)
Darmstadti (unknown chemical properties)
Roentgeni (unknown chemical properties)
Copernici (transition metal)
Nihoni (unknown chemical properties)
Flerovi (post-transition metal)
Moscovi (unknown chemical properties)
Livermori (unknown chemical properties)
Tennessine (unknown chemical properties)
Oganesson (unknown chemical properties)
Hg

Cn

(Uhb)
roentgenicopernicinihoni
Số nguyên tử (Z)112
Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar)[285]
Phân loại  kim loại chuyển tiếp
Nhóm, phân lớp12d
Chu kỳChu kỳ 7
Cấu hình electron[Rn] 5f14 6d10 7s2
(dự đoán)
mỗi lớp
2, 8, 18, 32, 32, 18, 2
(dự đoán)
Tính chất vật lý
Tính chất nguyên tử
Trạng thái oxy hóa4, 2[1][2] ​dự đoán theo thủy ngân
Bán kính liên kết cộng hóa trị122 (dự đoán)[3] pm
Thông tin khác
Số đăng ký CAS54084-26-3
Đồng vị ổn định nhất
Bài chính: Đồng vị của copernici
Iso NA Chu kỳ bán rã DM DE (MeV) DP
285aCn syn 29 s α 9,15, 9,03? 281aDs
285bCn ? syn 8,9 min α 8,63 281bDs ?
284Cn syn 97 ms SF
283aCn syn 4 s[4] 90% α 9,53, 9,32, 8,94 279Ds
10% SF
283bCn ?? syn ~ 7,0 min SF
282Cn syn 0,8 ms SF
281Cn syn 97 ms α 10,31 277Ds
277Cn syn 0,7 ms α 11,45, 11,32 273Ds

Copernici (phát âm như "co-pơ-ni-xi"; tên quốc tế: copernicium) là một nguyên tố hóa học tổng hợp phóng xạ với ký hiệu Cnsố nguyên tử 112. Nguyên tố này trước đây được IUPAC đặt tên theo hệ thống là ununbi (tiếng Anh: ununbium, phát âm /uːnˈuːnbiəm/ ( phát)[5] oon-OON-bee-əm), với ký hiệu Uub. Nó được tổng hợp đầu tiên năm 1996 bởi Gesellschaft für Schwerionenforschung (GSI), và được đặt tên theo tên nhà thiên văn học Nicolaus Copernicus.

Copernixi hiện tại là nguyên tố được đánh số cao thứ ba đã được IUPAC chính thức công nhận. Đồng vị bền nhất được phát hiện cho đến nay là 285Cn có chu kỳ bán rã ≈30 giây, mặc dù có dấu hiệu cho thấy 285Cn có thể có đồng phân hạt nhân với chu kỳ bán rã lâu hơn 8,9 phút. Tổng số có khoảng 75 nguyên tử copernixi đã được tổng hợp dùng nhiều phản ứng hạt nhân khác nhau.[6] Các thí nghiệm gần đây đề xuất rằng copernixi ứng xử giống như một nguyên tố nhóm 12 đặc trưng, thể hiện các tính chất của một kim loại dễ bay hơi.[7]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Copernixi được tổng hợp ngày 9 tháng 2 năm 1996 tại Gesellschaft für Schwerionenforschung (GSI) ở Darmstadt, Đức bởi Sigurd Hofmann, Victor Ninov và nnk.[8] Nguyên tố này được tạo ra bằng cách bắn hạt nhân chì-208 bằng hạt nhân kẽm-70 được gia tốc trong máy gia tốc ion nặng. Một nguyên tử (nguyên tử thứ 2 sau đó đã bị bác bỏ) của copernixi được tạo ra với số khối 277.[8]

208
82
Pb + 70
30
Zn → 278
112
Cn → 277
112
Cn + 1
0
n

Tháng 5 năm 2000, GSI lặp lại thành công thí nghiệm tổng hợp thêm một nguyên tử Cn-277.[9][10] Phản ứng này được lặp lại tại RIKEN dùng GARIS năm 2004 để tổng hợp thêm hai nguyên tử nữa và xác định dữ liệu phân rã theo như thông báo của nhóm GSI.[11]

IUPAC/IUPAP Joint Working Party (JWP) xem xét tuyên bố phát hiện của nhóm GSI năm 2001[12] và 2003.[13] Trong cả hai trường hợp, họ thấy rằng chưa có đủ bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố của nhóm nghiên cứu. Điều này chủ yếu liên quan đến sự mâu thuẫn dữ liệu phân rã đối với đồng vị đã được biết đến là 261Rf. Tuy nhiên, giữa năm 2001 và 2005, nhóm GSI đã nghiên cứu phản ứng 248Cm(26Mg,5n)269Hs, và đã có thể xác nhận dữ liệu phân rã đối với 269Hs và 261Rf. Người ta phát hiện rằng dữ liệu hiện hữu về 261Rf là của một đồng phân,[14] mà bây giờ là 261a Rf.

Tháng 5 năm 2009, JWP thông báo các tuyên bố về việc phát hiện nguyên tố thứ 112 lần nữa và chính thức công nhận nhóm GSI đã phát hiện ra nguyên tố này.[15] Quyết định này dựa trên các xác nhận gần đây về tính chất phân rã của hạt nhân con cũng như các thí nghiệm xác minh tại RIKEN.[16]

Đặt tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi công nhận phát hiện của họ, IUPAC yêu cầu nhóm GSI đề xuất tên gọi cho ununbi.[17][18] Ngày 14 tháng 7 năm 2009, họ đề xuất copernixi với ký hiệu Cp, theo tên Nicolaus Copernicus "để vinh danh nhà khoa học lỗi lạc, người đã làm thay đổi nhận thức của thế giới."[19] IUPAC đã trì hoãn việc công nhận tên chính thức, trong khi chờ các kết quả trong sáu tháng thảo luận trong cộng đồng khoa học.[20][21]

Cách đánh vần thay thế đã được đề xuất như "copernicum", "copernium", và "kopernikium" (Kp), và Hofmann nói rằng nhóm nghiên cứu đã thảo luận có khả năng là "copernicum" hay "kopernikum", nhưng họ đã đồng ý chọn "copernicium" để tuân thủ theo các nguyên tắc hiện tại của IUPAC, theo đó chỉ cho phép phần tiếp hậu tố -ium cho nguyên tố mới.[22]

Tuy nhiên, người ta chỉ ra rằng ký hiệu Cp có quan hệ trước đây với tên cassiopeium (cassiopium), mà hiện nay gọi là luteti (Lu).[23][24] Hơn thế nữa, ký hiệu Cp cũng được dùng trong hóa hữu cơ kim loại để biểu thị các phối tử cyclopentadien. Vì lý do đó, IUPAC không cho phép sử dụng Cp làm ký hiệu tương lai, khiến nhóm GSI chọn ký hiệu thay thế là Cn. Ngày 19 tháng 2 năm 2010, kỷ niệm sinh nhật thứ 537 của Copernicus, IUPAC chính thức chấp nhận tên và ký hiệu theo đề xuất.[25][26]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ H. W. Gäggeler (2007). “Gas Phase Chemistry of Superheavy Elements” (PDF). Paul Scherrer Institute. tr. 26–28. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Haire, Richard G. (2006). “Transactinides and the future elements”. Trong Morss; Edelstein, Norman M.; Fuger, Jean (biên tập). The Chemistry of the Actinide and Transactinide Elements (ấn bản thứ 3). Dordrecht, Hà Lan: Springer Science+Business Media. tr. 1675. ISBN 1-4020-3555-1.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  3. ^ Chemical Data. Copernicium - Cn, Hội Hóa học Hoàng gia
  4. ^ Chart of Nuclides. Brookhaven National Laboratory
  5. ^ J. Chatt (1979). “Recommendations for the Naming of Elements of Atomic Numbers Greater than 100”. Pure Appl. Chem. 51: 381–384. doi:10.1351/pac197951020381.
  6. ^ See references in this article relating to 277Cn, 282Cn and 283Cn, as well as references in ununquadium, ununhexiumununoctium regarding observed daughter nuclei
  7. ^ Eichler, R; Aksenov, NV; Belozerov, AV; Bozhikov, GA; Chepigin, VI; Dmitriev, SN; Dressler, R; Gäggeler, HW; Gorshkov, VA (2007). “Chemical Characterization of Element 112”. Nature. 447 (7140): 72–75. doi:10.1038/nature05761. PMID 17476264. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last1= (trợ giúp)
  8. ^ a b S. Hofmann (1996). “The new element 112”. Zeitschrift für Physik: A Hadrons and Nuclei. 354 (1): 229–230. doi:10.1007/BF02769517.
  9. ^ Hofmann (2002). “New Results on Element 111 and 112”. European Physical Journal A Hadrons and Nuclei. 14 (2): 147–57. doi:10.1140/epja/i2001-10119-x.
  10. ^ Hofmann (2000). “New Results on Element 111 and 112” (PDF). GSI Scientific Report. 2000. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  11. ^ K. Morita (2004). “Decay of an Isotope 277112 produced by 208Pb + 70Zn reaction”. Proceedings of the International Symposium. Exotic Nuclei (EXON2004). World Scientific. tr. 188–191. doi:10.1142/9789812701749_0027.
  12. ^ Karol, P. J; Nakahara, H; Petley, B. W; Vogt, E (2001). “On the Discovery of the Elements 110–112” (IUPAC Technical Report). Pure Appl. Chem. 73 (6): 959–967. doi:10.1351/pac200173060959.
  13. ^ Karol, P. J; Nakahara, H; Petley, B. W; Vogt, E (2003). “On the Claims for Discovery of Elements 110, 111, 112, 114, 116 and 118” (IUPAC Technical Report). Pure Appl. Chem. 75 (10): 1061–1611. doi:10.1351/pac200375101601.
  14. ^ R. Dressler; A. Türler (2001). “Evidence for Isomeric States in 261Rf” (PDF). Annual Report 2001. Paul Scherrer Institute.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  15. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  16. ^ Barber, R.C; Gaeggeler, H.W; Karol, P.J; Nakahara, H; Vardaci, E; Vogt, E (2009). “Discovery of the element with atomic number 112” (PDF). Pure Appl. Chem. 81: 1331. doi:10.1351/PAC-REP-08-03-05. Bản gốc (IUPAC Technical Report) lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  17. ^ “New Chemical Element In The Periodic Table”. www.sciencedaily.com.
  18. ^ Barber, Robert C.; Gäggeler; Karol; Nakahara; Vardaci; Vogt (2009). “Discovery of the element with atomic number 112 (IUPAC Technical Report)”. Pure and Applied Chemistry. 81: 1331. doi:10.1351/PAC-REP-08-03-05.
  19. ^ “Element 112 shall be named "copernicium". www.gsi.de. ngày 14 tháng 7 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  20. ^ New element named 'copernicium', BBC News, Thu 16 tháng 7 năm 2009
  21. ^ “News: Start of the Name Approval Process for the Element of Atomic Number 112”. IUPAC. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  22. ^ private email from Hofmann
  23. ^ Meija, J (2009). “The need for a fresh symbol to designate copernicium”. Nature. 461 (7262): 341. doi:10.1038/461341c. PMID 19759598. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last1= (trợ giúp)
  24. ^ “71. Lutetium - Elementymology & Elements Multidict”. Elements.vanderkrogt.net. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2010.
  25. ^ “Science & Environment | New element named 'copernicium'. BBC News. ngày 16 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2010.
  26. ^ “[IUPAC]Element 112 is Named Copernicium”. iupac.org. doi:10.1351/PAC-REP-08-03-05. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]