Danh sách Thủ tướng Chính phủ Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thủ tướng Chính phủ theo Hiến pháp 2013 hiện tại là người đứng đầu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – nhánh hành pháp của nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ và của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hộiChủ tịch nước.[1] Từ khi thành lập Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1976 tới nay, chức vụ Thủ tướng ở Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau cùng với mức độ quyền lực khác nhau ở mỗi thời kỳ như: Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất là ông Hồ Chí Minh, chính thức ra mắt quốc dân vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, được Quốc hội khóa I chính thức thông qua ngày 2 tháng 3 năm 1946. Năm 1976, sau thời kỳ chiến tranh (1946-1975), kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã bầu Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiếp tục đảm nhận vai trò Thủ tướng Chính phủ nước Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất.

Không có quy định pháp luật Thủ tướng Chính phủ phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ thường là một ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1951, tất cả các Thủ tướng Chính phủ đều là Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và là Ủy viên Bộ Chính trị.

STT Chân dung Họ và tên Nhiệm kỳ Chính phủ Ghi chú
Bắt đầu Kết thúc
Thủ tướng Chính phủ (1945 – 1981)
1 Hồ Chí Minh 2 tháng 9 năm 1945 20 tháng 9 năm 1955 Khóa I

(1946 – 1960)

Chủ tịch Chính phủ (1945 – 1955)
Khóa II

(1960 – 1964)

Khóa III

(1964 – 1971)

- Huỳnh Thúc Kháng 31 tháng 5 năm 1946 21 tháng 9 năm 1946 Khóa I

(1946 – 1960)

  • Quyền Chủ tịch Chính phủ (1946)
2 Phạm Văn Đồng 20 tháng 9 năm 1955 4 tháng 7 năm 1981

(Đổi tên)[2]

Khóa III

(1964 – 1971)

  • Thủ tướng Chính phủ (1955 – 1981)
Khóa IV

(1971 – 1974)

Khóa VI

(1974 – 1976)

Khóa VI

(1976 – 1981)

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 – 1992)[2]
(2) Phạm Văn Đồng 4 tháng 7 năm 1981

(Đổi tên)[2]

18 tháng 6 năm 1987 Khóa VII

(1981 – 1987)

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 – 1987)
3 Phạm Hùng 18 tháng 6 năm 1987 10 tháng 3 năm 1988 Khóa VIII

(1987 – 1992)

  • Mất khi tại chức
  • Lớn tuổi nhất khi nhậm chức (75 tuổi)
Võ Văn Kiệt 11 tháng 3 năm 1988 22 tháng 6 năm 1988 Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
4 Đỗ Mười 22 tháng 6 năm 1988 9 tháng 8 năm 1991
5 Võ Văn Kiệt 9 tháng 8 năm 1991 23 tháng 9 năm 1992[3] Khóa VIII

(1987 – 1992)

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1991 – 1992)
Khóa IX

(1992 – 1997)

Thủ tướng Chính phủ (1992 – nay)[3]
(5) Võ Văn Kiệt 23 tháng 9 năm 1992[3] 25 tháng 9 năm 1997 Khóa IX

(1992 – 1997)

Thủ tướng Chính phủ (1992 – 1997)
6 Phan Văn Khải 25 tháng 9 năm 1997 27 tháng 6 năm 2006 Khóa X (1997 – 2002) Từ chức
Khóa XI (2002 – 2007)
7 Nguyễn Tấn Dũng 27 tháng 6 năm 2006 6 tháng 4 năm 2016 Khóa XI (2002 – 2007)
  • Trẻ nhất khi nhậm chức (57 tuổi)
Khóa XII (2007 – 2011)
Khóa XIII (2011 – 2016)
8 Nguyễn Xuân Phúc 7 tháng 4 năm 2016 5 tháng 4 năm 2021 Khóa XIII (2011 – 2016)
Khóa XIV (2016 – 2021)
9 Phạm Minh Chính 5 tháng 4 năm 2021 đương nhiệm
Khóa XIV (2016 – 2021)
Khóa XV (2021 – 2026)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
  2. ^ a b c Theo Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980, chức vụ Thủ tướng Chính phủ được đổi tên thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhiệm kỳ tính từ khi chức vụ đổi tên.
  3. ^ a b c Theo Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng được đổi tên thành Thủ tướng Chính phủ, Nhiệm kỳ tính từ khi chức vụ đổi tên.