Eflornithine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Eflornithine
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiVaniqa, others
Đồng nghĩaα-difluoromethylornithine or DFMO
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • C
Dược đồ sử dụngtiêm tĩnh mạch, thuốc bôi
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • Nói chung: ℞ (Thuốc kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng100% (dạng tiêm)
không đáng kể (dạng bôi)
Chuyển hóa dược phẩmKhông
Chu kỳ bán rã sinh học8 giờ
Bài tiếtThận
Các định danh
Tên IUPAC
  • (RS)-2,5-Diamino-2-(difluoromethyl)pentanoic acid
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC6H12F2N2O2
Khối lượng phân tử182,17 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • FC(F)C(N)(C(=O)O)CCCN
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C6H12F2N2O2/c7-4(8)6(10,5(11)12)2-1-3-9/h4H,1-3,9-10H2,(H,11,12) ☑Y
  • Key:VLCYCQAOQCDTCN-UHFFFAOYSA-N ☑Y
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Eflornithine, được bán dưới tên thương mại là Vaniqa cùng với một số những tên khác, là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trypanosomiasis châu Phi (bệnh ngủ) và mọc tóc quá mức trên khuôn mặt ở phụ nữ.[1][2] Cụ thể hơn thì thuốc này được sử dụng cho giai đoạn 2 của bệnh ngủ do Trypanosoma brucei gây nên và có thể được sử dụng phối hợp với nifurtimox.[1][3] Chúng được sử dụng bằng cách tiêm hoặc bôi lên da.[1][2]

Các tác dụng phụ thường gặp nếu dùng ở dạng bôi là phát ban, đỏ và đốt.[2] Tác dụng phụ nếu dùng ở dạng tiêm có thể có như ức chế tủy xương, nôn mửaco giật.[3] Không rõ liệu thuốc có an toàn để sử dụng trong thời gian mang thai hoặc cho con bú không.[3] Thuốc được khuyến cáo chỉ nên dùng cho trẻ em trên 12 tuổi.[3]

Eflornithine được phát triển vào những năm 1970 và được đưa vào sử dụng y tế trong năm 1990.[4] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Phiên bản thuốc gốc vẫn chưa có, tính đến năm 2015 tại Hoa Kỳ.[6] Ở Hoa Kỳ, dạng tiêm có thể được lấy từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.[3] Trong những năm 1990, chi phí cho một liệu trình điều trị ở châu Phi là 210 USD.[7] Ở các khu vực có dịch bệnh hoành hành trên thế giới, eflornithine có thể được phân phát miễn phí bởi Tổ chức Y tế Thế giới.[8]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “19th WHO Model List of Essential Medicines (April 2015)” (PDF). WHO. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ a b c “Eflornithine”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2016.
  3. ^ a b c d e “CDC - African Trypanosomiasis - Resources for Health Professionals”. www.cdc.gov. ngày 10 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Marcondes, Carlos Brisola (2016). Arthropod Borne Diseases (bằng tiếng Anh). Springer. tr. 292. ISBN 9783319138848. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 192. ISBN 9781284057560.
  7. ^ Grayson, M. Lindsay; Crowe, Suzanne M.; McCarthy, James S.; Mills, John; Mouton, Johan W.; Norrby, S. Ragnar; Paterson, David L.; Pfaller, Michael A. (2010). Kucers' The Use of Antibiotics Sixth Edition: A Clinical Review of Antibacterial, Antifungal and Antiviral Drugs (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 2194. ISBN 9781444147520. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  8. ^ “Trypanosomiasis, human African (sleeping sickness)”. World Health Organization. tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2016.