Ga Bến Thành

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

L101
Ga Bến Thành
Nhà ga Bến Thành
Địa chỉphường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tọa độ10°46′16″B 106°41′51″Đ / 10,77111°B 106,6975°Đ / 10.77111; 106.69750
Chủ sở hữu Ho Chi Minh City Metro
TuyếnL1 Tuyến 1
L2 Tuyến 2
L3A Tuyến 3A
L4 Tuyến 4
Sân ga2
Đường ray4
Tuyến xe buýt BRT01 
Kiến trúc
Kết cấu kiến trúcĐi ngầm (Tuyến 1)
Thông tin khác
Mã gaL1-01
Lịch sử
Đã mở2024
Dịch vụ
Ga trước Logo của HCMC Metro Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh Ga sau
Terminus Tuyến 1 Nhà hát Thành phố
Map

Ga Bến Thành (còn gọi là: Nhà ga Trung tâm Bến Thành hay Khu phố ngầm ga trung tâm Bến Thành) là ga chung cho các tuyến số 1, số 2, số 3A, số 4 của hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng trên khu đất rộng 45.000 m² tại công trường Quách Thị Trang, phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Được khởi công vào cuối năm 2012 và đã hoàn thành 99% vào năm 2023. Nhà ga Bến Thành là một khu phố ngầm trải dài 515m đến ga Nhà hát Thành phố theo trục đường Lê Lợi xuống mặt đất khoảng 21m. Đây là công trình phức tạp nhất và đồng thời cũng là nơi sẽ tạo ra diện mạo mới cho khu vực trung tâm Sài Gòn sau này.

Nhà ga có tổng cộng là 4 tầng và phần trên mặt đất gồm:

  • Phần mặt đất: bao gồm 4 cổng vào và khu quảng trường.
  • Tầng 1: là khu phố ngầm dẫn đến ga Nhà hát Thành phố và được chia làm 4 khu vực: khu thương mại, khu bán hàng, khu bộ phận kỹ thuật, khu cổng ra vào và cổng kiểm soát.
  • Tầng 2: khu đón tàu cho tuyến số 1tuyến số 3A, được chia ra 2 khu vực: khu đón tàu và khu bộ phận kỹ thuật.
  • Tầng 3: khu vực chuyển tàu gồm: khu đón tàu của tuyến số 4 với khu bộ phận kỹ thuật.
  • Tầng 4: khu đón tàu của tuyến số 2.

Ngoài chức năng đầu mối kết nối giao thông giữa các tuyến metro, nhà ga này còn có hệ thống thương mại dịch vụ - kinh phí đầu tư xây dựng là 6.865 tỷ đồng.

Bố trí ga[sửa | sửa mã nguồn]

G Mặt đất Lối vào/Lối ra
B1 Tầng 1 Khu bán vé, khu thương mại, khu bộ phận kỹ thuật, khu cổng ra vào và cổng kiểm soát
B2 Tầng 2 Khu bộ phận kỹ thuật
Sân ga Sân ga 1 L1 Tuyến 1 đi Nhà hát Thành phố (Hướng đi Bến xe Suối Tiên)
Sân ga đảo, cửa sẽ mở ở bên trái/phải
Sân ga 2 L1 Tuyến 1 đi Nhà hát Thành phố (Hướng đi Bến xe Suối Tiên)
L3A Tuyến 3A đi Nhà hát Thành phố (Hướng đi Tân Kiên) (dự án)
B3 Tầng 3 Khu bộ phận kỹ thuật
Sân ga Sân ga 3 L4 Tuyến 4 đi Hồ Con Rùa (Hướng đi Thạnh Xuân) (dự án) →
Sân ga đảo, cửa sẽ mở ở bên phải
Sân ga 4 L4 Tuyến 4 đi Hoàng Diệu (Hướng đi Bến tàu Hiệp Phước) (dự án)
B4
Sân ga
Sân ga 5 L2 Tuyến 2 đi Tao Đàn (Hướng đi Củ Chi) (đang thi công)
L2 Tuyến 2 đi Hàm Nghi (Hướng đi Thủ Thiêm) (giai đoạn 2, dự án) →
Sân ga đảo, cửa sẽ mở ở bên trái/phải
Sân ga 6 L2 Tuyến 2 đi Tao Đàn (Hướng đi Củ Chi) (giai đoạn 1, đang thi công)

Kết nối[sửa | sửa mã nguồn]

Xe buýt[sửa | sửa mã nguồn]

Ga Bến Thành kết nối với các tuyến xe buýt Vận tải xe buýt 1, 3, 4, 18, 19, 20, 31, 34, 36, 38, 39, 44, 45, 52, 53, 56, 65, 75, 88, 93, 102, 109, 152 và D4 tại trạm trung chuyển xe buýt Bến Thành trên đường Hàm Nghi.

Xung quanh nhà ga[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Để xây dựng được ga Bến Thành, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị TP.HCM đã phải dỡ bỏ vòng xoay Quách Thị Trang và trạm điều hành xe buýt Bến Thành.

Theo quy hoạch của thành phố, sau khi hoàn thành ga ngầm metro Bến Thành vào năm 2020, công trường Quách Thị Trang sẽ được xây dựng lại đúng vị trí trước đó và trở thành khu vực quảng trường hiện đại hơn.

Ga kế cận[sửa | sửa mã nguồn]

Ga trước   Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh   Ga sau
Bắt đầu · Kết thúc L1 Tuyến 1
Hướng đi Bến xe Suối Tiên
Hướng đi Thủ Thiêm
L2 Tuyến 2
Hướng đi Củ Chi
Bắt đầu · Kết thúc L3A Tuyến 3A
Hướng đi Tân Kiên
Hướng đi Thạnh Xuân
L4 Tuyến 4

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]