Giáo hoàng Phaolô II
Giáo hoàng Phaolô II | |
---|---|
Tựu nhiệm | 30 tháng 8 năm 1464 |
Bãi nhiệm | 26 tháng 7 năm 1471 |
Tiền nhiệm | Piô II |
Kế nhiệm | Xíttô IV |
Thông tin cá nhân | |
Tên khai sinh | Pietro Barbo |
Sinh | Venice, Cộng hòa Venice | 23 tháng 2 năm 1417
Mất | 26 tháng 7 năm 1471 Rôma, Lãnh thổ Giáo hoàng | (54 tuổi)
Huy hiệu | |
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Phaolô |
Phao lô II (Latinh: Paulus II) là vị Giáo hoàng thứ 211 của giáo hội công giáo.
Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1464 và ở ngôi Giáo hoàng trong 6 năm 10 tháng 25 hoặc 26 ngày[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng ngày 30 tháng 8 năm 1464, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 16 tháng 9 và ngày kết thúc triều đại của ngài là ngày 26 tháng 7 năm 1471.
Trước khi thành giáo hoàng
[sửa | sửa mã nguồn]Paulus II sinh tại Venicen ngày 18 tháng 10 năm 1417. Ông là cháu gọi Giáo hoàng Êugêniô IV bằng cậu và gọi Giáo hoàng Grêgôriô XII bằng ông cậu.
Lúc đầu, ông được giáo dục để thành nhà kinh doanh tương lai, ông được thụ phong linh mục khi cậu ông trở thành Giáo hoàng (tức Êugêniô IV).
Ông nhanh chóng trở thành tổng phó tế của Bologne và Giám mục Cervia và Vincenza. Năm 1440, được 23 tuổi, ông được nhận chiếc mũ hồng y từ tay ông cậu.
Giáo hoàng
[sửa | sửa mã nguồn]Khi diễn ra mật tuyển viện tiếp theo cái chết của Piô II, ông lấy danh nghĩa mình tập họp các hồng y bất mãn của triều Giáo hoàng quá cố lại.
Là người thích cảnh huy hoàng lộng lẫy. Ông ưa thích trang trí cung điện và có thiện cảm với văn nghệ phục hưng. Nhưng việc giải tán hội đồng ký giả gồm 70 người làm việc tại Giáo triều, trong đó có nhiều nhà nhân bản học, đã gây phẫn uất cho cả đoàn thể nhân bản. Platina, một trong nhóm ký giả bị bãi chức đã trả thù Giáo hoàng bằng việc bôi nhọ đời sống của ngài, trong cuốn "Cuộc đời các Giáo hoàng Roma".
Ông cũng là người đã đưa vào Rôma một lễ hội Cácnavan (trước Mùa Chay) gây ấn tượng mạnh hơn và cho xây cung điện thánh Marcô, cung điện Venise hiện thời (palazzo Venezio). Năm 1469, ông ban một phép chuẩn để cho phép kết hôn giữa Charles nước Pháp, con trai của Charles VII của Pháp và là em trai của Louis XI của Pháp và Marie xứ Bourgogne vì mối dây liên hệ bà con của họ.
Giáo hoàng Paul II quyết định chỉ có các hồng y mặc phẩm phục màu đỏ và ra sắc lệnh năm thánh 1475. Ông quyết định thời hạn Năm Thánh là 25 năm, để mỗi thế hệ đều có thể được hưởng nhờ ơn tha thứ đặc biệt của Năm Thánh. Thế kỷ XV, đã có những điều kiện dành cho nhiều người không thể đến Roma cũng được huởng ơn Toàn xá.
Giáo hoàng Phaolô II đã bị cáo buộc là chết vì một cơn đau tim trong khi đang quan hệ tình dục với một người phục vụ nam.[2]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Annuario pontificio 1806, Google sách
- ^ Karlheinz Deschner, Storia criminale del cristianesimo (tomo VIII), Ariele, Milano, 2007, pag. 216. Nigel Cawthorne, Das Sexleben der Päpste. Die Skandalchronik des Vatikans, Benedikt Taschen Verlag, Köln, 1999, pag. 171. Hans Kühner, Das Imperium der Päpste, Classen Verlag, Zürich 1977, pag. 254. Ferdinand Seibt, Bohemia Sacra: Das Christentum in Bohmen 973-1973, Padagogischer Verlag Schwann, Düsseldorf 1974, pag. 320
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Giáo hoàng Phaolô II. |
- 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
- Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam [1] Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
- Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
- Lịch sử đạo Thiên Chúa, Jean – Baptiste Duroselle và Jean – Marie Mayeur. Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại: Que sais-je? Tôi biết gì? Người dịch: Trần Chí Đạo, Nhà xuất bản Thế giới tháng 4/2004.
- Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.
- Lịch sử Giáo hội Công giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972.