Cá cửu sừng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Họ Cá nhiều vây)
Cá nhiều vây
Thời điểm hóa thạch: Cretaceous–Recent [1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Cladistia
Bộ (ordo)Polypteriformes
Họ (familia)Polypteridae
Các chi

Erpetoichthys
Polypterus

Xem văn bản để có thông tin về loài.

Cá nhiều vây, cá cửu sừng hay cá khủng long, thuộc họ Polypteridae duy nhất của bộ Polypteriformes, chứa các loài cá vây tia Actinopterygii trông rất cổ. Chúng rất phổ biến trong giới nuôi cá cảnh. Tại Việt Nam, chúng cũng được biết tới là Cá cửu long sừng, cá rồng cửu sừng[cần dẫn nguồn]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các loài đã biết đều sống trong môi trường nước ngọt thuộc châu Phi.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của loài cá này được đặt theo số vây như những chiếc sừng trên lưng con cá. Dù có tên là cá rồng cửu sừng, nhưng loài này có thể mang tới 12 chiếc vây trên mình. Một số loài cửu sừng hoàng đế có thân ngắn, số vây có thể giảm xuống chỉ còn 7 chiếc.

Chúng có phổi để hít thở không khí và có vây chắc khỏe để kéo cơ thể di chuyển trên mặt đất. Loài cá này sở hữu nhiều đặc điểm tương tự như trong các hóa thạch động vật bốn chân cổ đại. Chúng có các vây dày tương tự như xương và các chuỗi vây lưng nhỏ thay vì có một vây duy nhất. Cấu trúc quai hàm của chúng trông tương tự như quai hàm của động vật bốn chân hơn là so với của các loài cá thuộc cận lớp Teleostei.

Trong nghiên cứu, nhóm chuyên gia thuộc trường Đại học Ottawa, Canada, đưa một vài cá thể Bichir lên sống trên cạn trong 8 tháng để tìm hiểu sự khác biệt với những cá thể Bichir nuôi trong nước. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, những con cá sống trên cạn có đầu ngẩng cao hơn, vây ép sát vào cơ thể hơn, bò nhanh hơn. Chúng trải qua một số thay đổi về xương và cơ bắp và điều này giúp chúng di chuyển hiệu quả hơn trên đất liền. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, với khả năng tự đi bộ và hít thở không khí, loài cá Bichir ở châu Phi có thể thích nghi với cuộc sống trên đất liền nhiều hơn chúng ta tưởng tượng.

Đây là một trong số ít những loài cá trải qua phần lớn cuộc đời ở trạng thái ấu trùng, ngay cả trong giai đoạn trưởng thành và sinh sản. Khi cơ thể phát triển hoàn thiện, một con cá rồng cửu sừng có thể dài tới nửa mét, cá có thể thở bằng hai: bằng mang và bằng miệng. Loài cá này thậm chí còn có phổi, có khả năng tái sinh các chi đã mất (kể cả tim) - một hiện tượng cực hiếm trong tự nhiên.

Thức ăn[sửa | sửa mã nguồn]

Là loài cá dữ ăn thịt, cá rồng cửu sừng có thể ăn được các loại thức ăn từ tôm, cá, ếch nhái, côn trùng, giáp xác hay nhuyễn thể. Dù có nguồn thức ăn đa dạng trong tự nhiên, nhưng giống như nhiều loài cá quý hiếm khác, cá rồng cửu sừng từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, do môi trường sống bị xâm phạm. Sau này, cá rồng cửu sừng được bảo vệ thông qua dự án phát triển nuôi nhốt, và từ đó trở thành giống cá cảnh được ưa thích trên thế giới.

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay người ta biết 18 loài và phân loài còn tồn tại thuộc hai chi[2]

Các loài đã tuyệt chủng bao gồm:

Các chi đã tuyệt chủng sau đây có thể thuộc về bộ Polypteriformes.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Wiley, Edward G. (1998). Paxton, J.R. & Eschmeyer, W.N. (biên tập). Encyclopedia of Fishes. San Diego: Academic Press. tr. 75–76. ISBN 0-12-547665-5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  2. ^ Polypteridae FishBase. Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. Phiên bản tháng 2 năm 2006. N.p.: FishBase, 2006.
  3. ^ Schliewen & Schafer Polypterus mokelembembe, a new species of bichir from the central Congo River basin (Actinopterygii: Cladistia: Polypteridae)., Zootaxa số 1129, năm 2006, trang 23
  4. ^ Otero, Likius, Vignaud & Brunet (2006). "A new polypterid fish: Polypterus faraou sp. nov. (Cladistia, Polypteridae) from the Late Miocene, Toros-Menalla, Chad", Tạp chí Zoological của Hiệp hội Linnea 146 (2): 227. doi:10.1111/j.1096-3642.2006.00201.x

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]