Họ Kỳ giông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kỳ giông
Thời điểm hóa thạch: Kỷ Phấn Trắng - Gần đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Amphibia
Bộ (ordo)Urodela
Phân bộ (subordo)Salamandroidea
Họ (familia)Salamandridae
Goldfuss, 1820
Các chi

Họ Kỳ giông, họ Sa giông hay họ Cá cóc (Salamandridae) là một họ kỳ giông gồm các loài kỳ giông thực sựsa giông. Hiên tại, 74 loài (có thể nhiều hơn) đã được công nhận. Họ Salamandridae khá đa dạng, gồm các loài sống dưới nước lẫn trên cạn và phân bố tại khắp Bắc bán cầu - Châu Âu, Châu Á, cực bắc của Châu PhiBắc Mỹ. Chúng được phân biệt với các loài kỳ giông khác bởi sự thiếu các đường gân hoặc rãnh dọc hai bên cơ thể và bởi lớp da thô ráp của chúng. Da của chúng có rất nhiều hột nhỏ do số lượng tuyến độc trên mình chúng. Chúng cũng thiếu rãnh mũi má. Đa số các loài họ Salamandridae đều có mí mắt cử động được nhưng không có tuyến lệ. Họ này được nhà động vật học người Đức Georg August Goldfuss (1782-1848) mô tả lần đầu vào năm 1820.

Trong tiếng Việt, do tên gọi gần giống nhau, nhiều người thường nhầm lẫn giữa các loài "kỳ giông" lưỡng cư với các loài "kỳ nhông" của chi Leiolepis thuộc lớp Bò sát.

Phân loại học[sửa | sửa mã nguồn]

Việc phân loại các loài lưỡng cư tương đối phức tạp và luôn thay đổi. Họ Salamandridae cũng luôn là đối tượng của việc tái phân loại ở góc độ khoa học, nhờ vào những tiến bộ trong ngành phát sinh loài. Hiện tại họ Salamandridae được chia một cách không chính thức thành hai nhóm: nhóm các loài "kỳ giông" ("true salamanders") bao gồm các chi Chioglossa, Lyciasalamandra, MertensiellaSalamandra) và nhóm "sa giông" ("newts") bao gồm các chi còn lại.[1][2][3] Mặc dù hai nhóm này không được coi là hai phân loại khoa học riêng biệt, các nghiên cứu trên phát sinh loài đối với họ này đã khẳng định nguồn gốc đơn ngành của hai nhóm này, và chúng có thể được coi là các phân họ của họ Salamandridae[2].

Rất nhiều chi và loài trong họ Salamandridae đang được giới khoa học tranh luận sôi nổi. Chẳng hạn chi Triturus chứa các loài sa giông theo nghĩa hẹp (strictu senso) thì ngày nay được coi là đa ngành và hiện đang được tái sắp xếp[4][5], hay như loài Kỳ giông lửa (S. salamandra) mà một số phân loại khoa học trước đây đã coi là phân loài, bây giờ lại được nâng cấp hoàn toàn lên mức loài.

Vị trí của chi Salamandrina hiện chưa được chính thức công nhận, tuy vậy người ta có thể coi chúng không thuộc về nhóm các loài kỳ giông thực sự, cũng như không thuộc về nhóm các loài sa giông nói ở trên. Chi này thực sự làm một nhánh tách biệt hẳn với hai nhóm trên.[1]

Danh sách các chi và loài[sửa | sửa mã nguồn]

Các nghiên cứu gần đây cho phép mô tả chính xác phát sinh loài của một số chi trong họ Salamandridae, từ đó dẫn đến một thay đổi trong phân loại khoa học. Chi Mertensiella trở thành đơn loài, Mertensiella luschani được đổi tên thành Lyciasalamandra gen. nov. luschania. Chi Triturus cũng đang được sắp xếp lại, các nghiên cứu phát sinh loài gần đây đã xem xét lại tính đơn ngành của cách phân loại này.[1][3][6]

Các chi Chioglossa, Lyciasalamandra, MertensiellaSalamandra được xếp vào phân họ (họ phụ) Salamandrinae, các chi còn lại nằm trong phân họ Pleurodelinae.

Đặc tính sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ giông lửa cảnh báo kẻ thù về độc chất của mình với màu da hết sức sặc sỡ.

Họ Salamandridae rất đa dạng về đặc điểm hình thái học cũng như về khả năng thích nghi sinh thái và sinh hoạt (ăn uống, sinh hoạt tình dục và sinh sản). Gần như toàn bộ các loài của họ này đều có ấu trùng sống trong nước, ngoại trừ một số loài "kỳ giông thực sự" như kỳ giông đen (Salamandra atra) sinh con có phổi hoàn chỉnh, có thể sống trên cạn ngay sau khi được sinh ra. Các cá thể trưởng thành của họ này thông thường đều sống kiểu hai giai đoạn, dưới nước và trên cạn, tỷ lệ hai giai đoạn này khác nhau tùy theo chi. Nhóm các "kỳ giông thực sự" (các chi Chioglossa, Salamandra, Lyciasalamandra) cho thấy xu hướng rõ nét trong việc thích nghi với đời sống trên cạn trong nhiều tập tính như: sinh sản (từ bằng trứng, cho đến qua bào thai hoàn toàn như loài Salamandra atra), ăn uống (biến đổi cơ quan miệng để thích hợp với ăn uống trên cạn). Nhóm các loài sa giông và cá cóc thì có đời sống sinh thái và sinh học phù hợp với môi trường nước hơn. Thụ tinh trong nhưng không có giao phối: con đực đặt túi tinh nhỏ trên hoặc gần con cái, con cái lộn huyệt ra ngoài để nhận túi tinh này. Các cơ chế ăn uống cũng khác với các loài kỳ giông thực sự, với cơ quan miệng thích hợp với môi trường nước.[7]

Người ta phân biệt bốn nhóm có đặc tính tình dục khác nhau theo chi[2][8]. Ở chi Mertensiella, Salamandra, PleurodelesTylototriton, con đực giữ con cái bằng mặt bụng. Túi tinh được đặt khi con đực còn ôm chặt con cái cho đến khi thụ tinh xong. Ở các chi Bắc Mỹ NotophthalmusTaricha con đực ôm con cái bằng mặt lưng. Con đực thuộc chi EuproctusCalotriton thì giữ con cái bằng đuôi và túi tinh được đặt lên trên, hoặc gần thân con cái, hoặc được đặt vào miệng lỗ huyệt con cái. Đối với nhóm cuối cùng thì không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai cơ quan sinh dục (Cynops, Neurergus, Paramesotriton, PachytritonTriturus).

Tất cả các loài trong họ này đều tiết ra các chất độc từ da với các mức độ khác nhau tùy loài. Nhiều loài có màu sắc sặc sỡ để cảnh báo kẻ thù của chúng (ví dụ rõ ràng nhất là loài kỳ giông lửa với các đốm vàng trên lớp da màu đen).

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Các cóc California Taricha torosa, sống ở ven biển California và Sierra Nevada Hoa Kỳ.

Họ Salamandridae phân bố rộng nhất trong số các động vật có đuôi, chủ yếu ở các vùng có khí hậu ôn đới - châu Âu, châu Á, và rìa tây bắc của châu PhiBắc Mỹ, cực bắc của México. Công viên quốc gia Great Smoky Mountains (Mỹ) có 27 loài kỳ giông khác nhau[9].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Weisrock, D. W., Papenfuss, T. J., Macey, J. R., Litvinchuk, S. N., Polymeni, R., Ugurtas, I. H., Zhao, E., Jowkar, H., and A. Larson. 2006. A molecular assessment of phylogenetic relationships and lineage accumulation rates with thuộc họ Salamandridae (Amphibia, Caudata). Molecular Phylogenetics and Evolution 41:368-383.
  2. ^ a b c Larson, A., Wake, D., and Devitt, T. 2007. Salamandridae. Newts and "True Salamanders". Version 24 tháng 1 năm 2007 (under construction) in The Tree of Life Web Project.
  3. ^ a b Titus, T.A., Larson, A., 1995. A molecular phylogenetic perspective on the evolutionary radiation of the salamander family Salamandridae. Syst. Biol. 44, 125–151.
  4. ^ García-París, M., A. Montori, and P. Herrero. 2004. Amphibia: Lissamphibia. Fauna Iberica Vol. 24. Madrid: Museo Nacional de Ciencias Naturales and Consejo Superior de Investigaciones Científicas
  5. ^ Litvinchuk, S.N., A. Zuiderwijk, L.J. Borkin & J.M. Rosanov (2005): Taxonomic status of Triturus vittatus (Amphibia: Salamandridae) in western Turkey: drunkenness vertebrae counts, genome size and allozyme data. - Amphibia Reptilia 26 (3): 305-323.
  6. ^ Steinfartz S, Vicario S,. Arntzen JW, Caccone A.: A Bayesian approach on molecules and behaviour: reconsidering evolutionary patterns in Triturus newts (Amphibia: Salamandridae). Journal of Experimental Zoology, part B: Molecular and Developmental Evolution (đang sửa đổi) tóm tắt[liên kết hỏng]
  7. ^ Özeti, N., Wake, D.B., 1969. The morphology and evolution of the tongue and associated structures in salamanders and newts (Family Salamandridae). Copeia 1969, 91–123.
  8. ^ Salthe, S.N., 1967. Courtship patterns and the phylogeny of the Urodeles. Copeia 1967, 100–117.
  9. ^ Catherine et Rémy Marion, Cap sur les ours, Paris, Nathan, 1997, p.53

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Anh)