HMS Maori (F24)

Tàu khu trục HMS Maori (F24) trên đường đi
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Maori (F24)
Xưởng đóng tàu Fairfield Shipbuilding and Engineering Company, Govan
Đặt lườn 6 tháng 6 năm 1936
Hạ thủy 2 tháng 9 năm 1937
Người đỡ đầuWilliam J. Jordan
Nhập biên chế 2 tháng 1 năm 1939
Số phận Bị không kích đánh chìm tại Malta, 12 tháng 2 năm 1942
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục Tribal
Trọng tải choán nước
  • 1.850 tấn Anh (1.880 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.520 tấn Anh (2.560 t) (đầy tải)
Chiều dài 377 ft (115 m) (chung)
Sườn ngang 36,5 ft (11,1 m)
Mớn nước 9 ft (2,7 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons;
  • 3 × nồi hơi ống nước Admiralty;
  • 2 × trục;
  • công suất 44.000 shp (33.000 kW)
Tốc độ 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph)
Tầm xa 5.700 nmi (10.560 km; 6.560 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Tầm hoạt động 524 tấn Anh (532 t) dầu
Thủy thủ đoàn tối đa 190
Vũ khí

list error: mixed text and list (help)
như thiết kế:

cải biến trong chiến tranh:

  • 6 x hải pháo 4.7 inch L/45 QF Mk. XII trên bệ CP Mk. XIX (3x2);
  • 2 x pháo QF 4 inch (101,6 mm) Mk. XVI trên bệ góc cao Mk. XIX (1x2);
  • 4 x pháo QF 2 pounder Mk. VII phòng không (1x4);
  • 4 x pháo phòng không Oerlikon 20 mm nòng đơn và nòng đôi;
  • 4 x ống phóng ngư lôi 21 inch Mk. IX (1x4);
  • 1 x đường ray và 2 x máy ném mìn sâu

HMS Maori (L24/F24/G24) là một tàu khu trục lớp Tribal được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên nó được đặt theo tên người Māori, người bản địa của New Zealand. Nó đã phục vụ trong Thế Chiến II cho đến khi bị đánh chìm bởi một cuộc không kích tại Malta vào tháng 2 năm 1942.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Maori được đặt hàng cho xưởng tàu của hãng Fairfield Shipbuilding and Engineering Company, Limited tại Govan, Scotland trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1935. Nó được đặt lườn vào ngày 6 tháng 6 năm 1936 và được hạ thủy vào ngày 2 tháng 9 năm 1937,[1] được đỡ đầu bởi bà W. J. Jordan, phu nhân của Cao ủy New Zealand William Jordan. Maori được cho nhập biên chế vào ngày 2 tháng 1 năm 1939.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Maori đã phục vụ cùng Hạm đội Địa Trung Hải. Nó từng tham gia vào cuộc săn đuổi và tiêu diệt thiết giáp hạm Đức Bismarck vào tháng 5 năm 1941,[2] rồi phục vụ cùng Chi hạm đội Khu trục 14 trong Trận mũi Bon vào tháng 12 năm 1941.[3] Dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân R. E. Courage, Maori bị máy bay Đức tấn công và bị đánh chìm tại nơi neo đậu trong cảng Grand, Malta vào ngày 12 tháng 2 năm 1942, với một thành viên thủy thủ đoàn tử trận. Xác tàu đắn của nó được trục vớt và đánh đắm ngoài khơi Malta vào ngày 15 tháng 7 năm 1945, ở tọa độ 35°54′17″B 14°31′8″Đ / 35,90472°B 14,51889°Đ / 35.90472; 14.51889.

Ở vị trí chỉ cách bờ biển Valletta vài trăm mét, xác tàu đắm của Maori là một địa điểm lặn giải trí thường xuyên. Phần mũi tàu nằm trên bãi cát trắng ở độ sâu 14 m (46 ft); phần đuôi tàu đã bị loại bỏ tại vùng biển sâu khi được kéo đi từ cảng Grand đến cảng Marsamxett. Phần lớn cấu trúc thượng tầng phía trước của con tàu vẫn còn nguyên vẹn, bao gồm hai bệ pháo phía trước. Xác tàu là nơi sinh sống của nhiều loài thủy cư.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The Times (London), Friday, ngày 3 tháng 9 năm 1937, p.6
  2. ^ The Times (London), Wednesday, ngày 28 tháng 5 năm 1941, p.4
  3. ^ The Times (London), Monday, ngày 15 tháng 12 năm 1941, p.3

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Brice, Martin H. (1971). The Tribals. London: Ian Allan. ISBN 0-7110-0245-2.
  • English, John (2001). Afridi to Nizam: British Fleet Destroyers 1937–43. Gravesend, Kent: World Ship Society. ISBN 9780905617954. OCLC 49841510.
  • Recent dives associated with the Commonwealth War Graves Commission