Hoằng Tích

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoằng Tích
Lý thân vương
Nhiệm kỳ
1730-1739
Tiền nhiệmbản thân (với tư cách quận vương)
Kế nhiệmHoằng Quế
Lý quận vương
Nhiệm kỳ
1723-1730
Tiền nhiệmDận Nhưng (truy phong)
Kế nhiệmgia phong thân vương
Thông tin cá nhân
Sinh25 tháng 8, 1694
Mất26 tháng 10, 1742
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Dận Nhưng
Thân mẫu
Trắc Phúc tấn Lý Giai thị
Anh chị em
Hòa Thạc Thục Thận Công chúa, Hoằng Quế, Hoằng Triều, Hoằng Yến, Hoằng Tấn
Gia tộcÁi Tân Giác La thị
Nghề nghiệpchính khách
Kỳ tịchTương Lam kỳ (Mãn)

Hoằng Tích (chữ Hán: 弘晳 hoặc 弘晰; 25 tháng 8 năm 1694 - 26 tháng 10 năm 1742), Ái Tân Giác La, là một Tông thất của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Hoằng Tích được sinh ra vào giờ Thìn, ngày 5 tháng 7 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 33 (1694), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ hai của Lý Mật Thân vương Dận Nhưng, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Lý Giai thị (李佳氏). Theo sử sách thì ông từ nhỏ rất được Khang Hi Đế sủng ái, được đặc cách cho vào cung dưỡng dục.[1] Năm Khang Hi thứ 53 (1714), Sứ thần của Triều Tiên sau khi về nước đã truyền đạt lại ý chỉ của Khang Hi Đế "Hoàng trưởng tôn Hoằng Tích là người hiền đức, (trẫm) bị làm khó trong việc phế lập (Thái tử) Dận Nhưng"; hoặc năm Khang Hi thứ 56 (1717), cũng truyền đạt ý chỉ của Khang Hi "Hoằng Tích thậm hiền, cố bất nhẫn lập tha tử, nhi thượng nhĩ biếm xử Dận Nhưng hĩ."[2][3]

Năm thứ 61 (1722), Khang Hi Đế băng hà, để lại di chiếu phong ông làm Hòa Thạc Thân vương.[4][5] Ung Chính Đế đăng cơ, ngày 11 tháng 12 (âm lịch), tức ngày 17 tháng 1 (dương lịch) năm 1723, tuân theo di chiếu mà phong ông làm Đa La Lý Quận vương (多羅理郡王). Lúc này, trong những Hoàng tử của Khang Hi vẫn có người chưa được phong Vương tước. Ngoài ra, Ung Chính Đế còn cho các người con nhỏ tuổi khác của Dận Nhưng, gồm Hoằng Quế, Hoằng Hoàn (弘晥), Hòa Thạc Thục Thận Công chúa và người cháu Vĩnh Kính (永璥) vào cung nuôi nấng. Khi ấy, bản thân ông cũng gọi Ung Chính Đế là "Hoàng phụ" (皇父). Năm Ung Chính nguyên niên (1723), tháng 5, sau khi tham dự Chư Vương Hội nghị, Ung Chính Đế mệnh ông cùng người thân, Vương phủ Tá lãnh đi Trịnh Gia trang (鄭家莊) nghỉ ngơi. Năm thứ 3 (1725), ngày 15 tháng 12 (âm lịch), tức ngày 28 tháng 1 (dương lịch), phụ thân ông qua đời, Ung Chính Đế mệnh ông tận tâm hiếu thuận phụng dưỡng mẹ ruột Lý Giai thị.

Năm thứ 8 (1730), ông được tập tước Lý Thân vương. Năm thứ 9 (1731), tháng 9, Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị qua đời. Tháng 10 cùng năm, sơ tế hành lễ của Đại hành Hoàng hậu, Ung Chính Đế mệnh ông tế điện cho Đại hành Hoàng hậu.[6] Năm thứ 13 (1735), Ung Chính Đế băng hà, ông tuân mệnh đi theo Giản Tĩnh Bối lặc Dận Y vào Ung Hòa cung tế điện. Năm Càn Long thứ 4 (1739), ngày 16 tháng 10 (âm lịch), Càn Long Đế chỉ dụ chỉ trích ông "hành tung không hợp, nóng nảy quái đản, với trẫm trước không hề kính cẩn chi ý, nịnh nọt Trang Thân vương, tự cho là Trưởng tử của Phế Thái tử, rắp tâm không thể hỏi...". Sau đó ông bị giam vào Tông Nhân phủ, rồi cách tước Thân vương. Tước vị Lý Quận vương (理郡王) sẽ do em trai thứ 10 là Hoằng Quế kế tục. Cùng năm đó, tháng 12 (âm lịch), Càn Long Đế tức giận hạ chỉ vĩnh viễn giam cầm ông ở Cảnh Sơn, đổi tên ông thành "Tứ thập lục" (四十六). Năm thứ 7 (1742), ông qua đời khi đang bị giam giữ, thọ 49 tuổi. Năm thứ 43 (1778), tháng giêng, Càn Long Đế hạ lệnh khôi phục nguyên danh cho Dận Tự, Dận Đường và ông, được trở về Hoàng thất, nhưng tước vị thì không được phục hồi.[7]

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đích Phúc tấn: Ô Lương Hãn Tế Nhĩ Mặc thị (烏朗罕濟爾默氏), con gái của Hòa Thạc Ngạch phò Ô Lương Hãn Cát Nhĩ Tang (烏梁罕噶爾臧) và Hòa Thạc Đoan Tĩnh Công chúa.
  • Thứ thiếp:
    • Triệu thị (兆氏), con gái của Cát Khánh (吉慶).
    • Cường thị (強氏), con gái của Cường Thế Trác (強世卓).
    • Chương thị (章氏), con gái của Đạo viên Chương Vạn Chung (章萬鍾).
    • Viên thị (袁氏), con gái của Viên Tây Bảo (袁西保).
    • Trương thị (張氏), con gái của Trương Hồng (張洪).
    • Vương thị (王氏), con gái của Vương Đình Thành (王廷成).

Con trai[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Vĩnh Sâm (永琛; 1712 - 1766), mẹ là Đích Phúc tấn Ô Lương Hãn Tế Nhĩ Mặc thị. Được phong làm Nhị đẳng Thị vệ. Có sáu con trai.
  2. Vĩnh Lâm (永琳; 1714 - 1739), mẹ là là Đích Phúc tấn Ô Lương Hãn Tế Nhĩ Mặc thị. Có một con trai.
  3. Vĩnh Cửu (永玖; 1714 - 1788), mẹ là Thứ thiếp Triệu thị. Có ba con trai.
  4. Vĩnh Tuân (永珣; 1714 - 1756), mẹ là Thứ thiếp Cường thị. Được phong làm Tam đẳng Thị vệ. Có hai con trai.
  5. Vĩnh Cẩn (永瑾; 1717 - 1777), mẹ là Thứ thiếp Trương thị. Có ba con trai.
  6. Lục tử (1718 - 1719), mẹ là Thứ thiếp Cường thị. Chết yểu.
  7. Vĩnh Đĩnh (永珽; 1719 - 1751), mẹ là Thứ thiếp Trương thị. Có bốn con trai.
  8. Vĩnh Thiệu (永玿; 1720 - 1762), mẹ là Thứ Thiếp Triệu thị. Có hai con trai.
  9. Vĩnh Cư (永琚; 1720 - 1765), mẹ là Thứ thiếp Cường thị. Có hai con trai.
  10. Vĩnh Điển (永琠; 1721 - 1772), mẹ là Thứ thiếp Cường thị. Có hai con trai.
  11. Thập nhất tử (1723 - 1723), mẹ là Thứ thiếp Trương thị. Chết yểu.
  12. Vĩnh Quán (永瓘; 1724 - 1800), mẹ là Thứ thiếp Trương thị. Có một con trai.
  13. Vĩnh Bội (永珮; 1726 - 1763), mẹ là Thứ thiếp Trương thị. Có một con trai.
  14. Vĩnh Hoài (永淮; 1728 - 1793), mẹ là Thứ thiếp Triệu thị. Làm tới chức Hộ quân Tham lĩnh. Có bốn con trai.
  15. Thập ngũ tử (1730 - 1732), mẹ là Thứ thiếp Viên thị. Chết yểu.
  16. Thập lục tử (1730 - 1732), mẹ là Thứ thiếp Trương thị. Chết yểu.
  17. Vĩnh Tý (永積; 1734 - 1754), mẹ là Thứ thiếp Cường thị. Có hai con trai.
  18. Thập bát tử (1739 - 1754), mẹ là Thứ thiếp Trương thị. Chết yểu.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
  2. ^ 朝鲜王朝李朝实录》记载。康熙五十三年(1714年),冬至使赵泰采等自淸国还。 上引见,问胡皇太子事,泰曰:「皇帝当初防禁甚严,而近来少宽之,且以放太甲於桐宫, 出试题,故彼人亦谓终当复位,而但太子不良, 虽十年废囚, 断无改过之望,缔结不逞之徒,专事牟利,财产可埒一国,德琳之狱, 亦由於此。然皇长孙(弘皙)颇贤,难于废立允礽」。
  3. ^ 朝鲜王朝李朝实录》记载。康熙五十六年(1717年),上曰:「..太子允礽尙被拘囚耶?」枋曰: 或云: 「太子允礽之子(弘皙)甚贤,故不忍立他子,而尙尔贬处允礽矣」。
  4. ^ 朝鲜李朝實錄》,卷十。康熙六十一年:「康熙皇帝在暢春苑病劇,知其不能起,召閣老馬齊言曰:『第四子雍親王胤禛最賢,我死後立為嗣皇。胤禛第二子有英雄氣象,必封為太子。』……又曰:『廢太子允礽、皇長子允禔性行不順,依前拘囚,豐其衣食,以終其身。廢太子第二子朕所鍾愛,其特封為親王』,言迄而逝。」
  5. ^ 《上谕内阁(四库全书本)》: 雍正上谕前奉皇考康熙谕旨,二阿哥(允礽)断不可放出。 朕惟皇考(康熙)之旨,是遵彼时,若有旨完结,朕亦遵行耳。朕惟仰体皇考康熙圣意,弘皙亦得尽其子道,出殡时,每翼派侍衞大臣各一员散秩大臣各二员侍衞各五十员送至郑家庄….。皇考康熙曾有谕旨二阿哥允礽、大阿哥允禔断不可放出,是以朕遵奉而行,自登大宝以来扵二阿哥允礽处,未降一旨、未遣一人。
  6. ^ 《大清世宗憲皇帝實錄》卷一百十一,雍正九年辛亥冬十月辛丑:「初祭大行皇后,遣理親王弘晳行禮。」
  7. ^ 《大清高宗純皇帝實錄》卷一千四十八,乾隆四十三年戊戌春正月甲戌:「諭曰:皇祖第八子允禩、第九子允禟居心險詐,結黨妄行,罪皆自取,皇考尚不忍重治其罪,僅令削除譜牒、更改其名,以示愧辱。就兩人心術而論,其潛蓄覬覦窺竊之謀誠所不免,及皇考紹登大寶,伊等怨尤誹謗亦屬情事所有。蓋伊兩人未嘗無隱然悖逆之心,特未有顯然悖逆之迹,是以皇考雖明暴其罪狀,猶為曲示矜全。聖心如日在天,固眾所共仰也。迨皇考晚年屢向朕諭及此事,輒愀然不樂,意頗悔之,若將留以有待者。朕即位之初,深有念於孔子三年無改之言,未敢遽易成案,今臨御四十三年矣。近降旨復睿親王封爵,及仍給還功績諸王原封爵號,因念宗藩遠派,既為核實酬庸,而近屬本支,豈宜略而不辦?此事重大,朕若不言,後世子孫亦無敢言者。所有允禩、允禟二人自不合還其原爵,仍當復其原名收入玉牒;兩人子孫亦當一併敘入。並著軍機大臣會同宗人府查明應入支派,列譜呈覽。朕此舉實仰體我皇考當日仁心,以申未竟之緒,諒皇祖、皇考在天之靈亦當愉慰也。又弘晳在乾隆初年曾獲罪戾,經承辦之莊親王等奏請削其原名,閱今亦三十餘年矣。念其所犯,更非必不可原之罪,且其子姓現列宗圖,何必獨令其削名示貶?弘晳亦著於玉牒內復其原名。則皇祖一派天潢牒圖俱列,益昭麟趾燕貽之盛。朕亦惟揆情度理,悉準以大公至正之心而已。將此通諭知之。」《清史稿》卷二百二十。