Bước tới nội dung

Hồ Kiểng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Ưu tú
Hồ Kiểng
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Hồ Văn Kiểng
Ngày sinh
(1926-12-27)27 tháng 12, 1926
Nơi sinh
Phước Long, Giồng Trôm, Bến Tre, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
3 tháng 4, 2013(2013-04-03) (86 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyên nhân
Bệnh tim
An nghỉNghĩa trang Hoa Viên - Bình Dương
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Diễn viên điện ảnh
  • Diễn viên truyền hình
  • Nhà văn
  • Họa sĩ
Gia đình
Vợ
4
Con cái
4
Lĩnh vực
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1997)
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròDiễn viên
Năm hoạt động1959 – 2012
Thể loại
Tác phẩm
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1962 – 1975
Thành viên của
  • Đoàn kịch Điện ảnh Việt Nam
  • Đoàn Kịch nói Nam Bộ

Hồ Kiểng (27 tháng 12 năm 1926 - 3 tháng 4 năm 2013) là một Nghệ sĩ ưu tú điện ảnh nổi tiếng tại Việt Nam. Ông đạt kỷ lục Việt Nam cho danh hiệu Người đóng vai phụ nhiều nhất Việt Nam. Ông đã đóng 208 phim, 304 vở kịch trên đài phát thanh, 48 vở kịch nói, 12 tuồng cải lương, vẽ 6 phim hoạt hình.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

NSƯT Hồ Kiểng tên thật là Hồ Văn Kiểng sinh ngày 27 tháng 12[2] năm 1926 tại Phước Long, Giồng Trôm, Bến Tre. Tháng 8/1945, Hồ Kiểng vào quân ngũ, là chiến sĩ Tiểu đoàn 209 (Bến Tre)[3] . Tết năm 1946, ông dàn dựng và biểu diễn các tuồng cổ cổ vũ tinh thần chống giặc và được bà con yêu quý. Rồi ông được tuyển chọn vào Đoàn Cải lương Long Châu[4], đến năm 1949 ông được kết nạp Đảng[5]. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Ở tuổi 29, ông mới bắt đầu xin theo học tại Đoàn kịch Điện ảnh Hà Nội trong vòng 4 năm. Dù không được coi là sinh viên chính thức, Hồ Kiểng vẫn chăm chỉ học diễn xuất và ra trường với bằng tốt nghiệp đàng hoàng.

Năm 1959 đến 1962, ông công tác tại Xưởng phim Hoạt hình Việt Nam và tham gia đóng nhiều bộ phim. Đặc biệt bộ phim Chung một dòng sông sản xuất năm 1959 đánh dấu lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh của diễn viên Hồ Kiểng.[6]

Từ năm 1962 – 1975, ông là diễn viên của Đoàn kịch Điện ảnh Việt Nam, Đoàn Kịch nói Nam bộ. Sau năm 1975 ông về công tác ở Đài Truyền hình TPHCM cho đến năm 1987 nghỉ hưu.[7]

Ông từng giữ vai trò Chủ nhiệm phim Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Chủ nhiệm Đoàn ca múa nhạc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Ghi nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá trình tham gia hoạt động cách mạnh ông được nhà nước trao tặng:[2]

  • Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất

Huân chương Chiến sĩ Tự vệ hạng 3

  • Huy hiệu Thành Đồng Tổ Quốc
  • Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng

Năm 1992, Hồ Kiểng được bình chọn là "Diễn viên đa tài đóng được nhiều loại vai chính diện cũng như phản diện".

Năm 1997, Hồ Kiểng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Ngày 6 tháng 8 năm 2005, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM tổ chức chương trình Những cánh chim không mỏi tri ân NSƯT Hồ Kiểng “Hai trái tim một nhịp đập”.

Năm 2006, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận ông là "Nghệ sĩ đóng nhiều vai phụ trong nhiều bộ phim Việt Nam nhất".

Hơn 50 năm theo đuổi, Hồ Kiểng đã đóng đủ loại vai, từ phản diện, ác ôn như Đồn trưởng trong Rừng xà nu, kẻ chỉ điểm Ba Phi trong Hòn Đất và Gián điệp G5 trong Ván bài lật ngửa. Đến các loại vai nghèo hèn, dễ lấy thương cảm của người xem như vai ăn mày, đạp xích lô, bác nông dân của Đất phương Nam hay Người đẹp Tây Đô, Những nẻo đường phù sa, Đất khách, Xóm cũ, Lẵng hoa tình yêu, Dòng đời, Nữ tướng cướpBlouse trắng.

Cuộc sống riêng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông từng kết hôn bốn lần, có được bốn người con nhưng cuối đời ông đơn độc. Hai người con đã mất, hai người còn lại đã yên bề gia thất nhưng ông không ở cùng.[3]

Người vợ đầu tiên kết hôn khi ông 18 tuổi có với nhau một cô con gái nhưng yểu mệnh qua đời; rồi người vợ trẻ cũng bỏ ông theo một Đồn trưởng giàu có.[4]

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và quen biết một cô gái Thanh Hóa và lần lượt sinh được hai người con, nhưng không may một người con mắc bệnh hiểm nghèo rồi mất. Trong lần về quê xin cha mẹ nhận dâu con, ông dẫn vợ con vào nam ở tạm thì vợ ông quen biết và đi theo một người bán vàng trên thành phố. Hai người li hôn và đến khi ông ra Cao Bằng đóng phim "Rừng Xà Nu" và bị tai nạn trong quá trình làm phim, ông gặp một nữ hộ lý người Tày là mẹ đơn thân. Sau nhiều năm chữa trị, khi bình phục ông gửi thư cảm ơn cho cô hộ lý năm xưa, nhưng bà lại hiểu nhầm rằng ông muốn xin cô con gái của bà làm vợ. Dù ông cố giải thích nhưng bà vẫn để Mai Khanh -tên cô con gái- lại cho ông, để tránh thị phi vì ở khu tập thể, ông đã thuê nhà riêng cho cô gái. Vài tháng sau lúc này Mai Khanh đang mang bầu, mẹ của cô đên thăm biết chuyện và thúc giục Hồ Kiểng lên Cao Bằng làm lễ cưới. Ông tìm lí do trì hoan, nhưng rồi người mẹ sau đó đã đưa cô gái về quê và gả cho người khác, không lâu sau Mai Khanh sinh cho ông một cô con gái.[4] Hai người có gặp nhau một lần khi người con gái vào nam tìm ông khi 17 tuổi.

Cuộc hôn nhân cuối cùng của ông cũng trắc trở, người vợ thứ tư của ông thích sống ở nước ngoài nên ông đã khuyên bà đi lấy một người ở nước ngoài phù hợp để đi định cư. Năm 1992, họ li hôn khi người phụ nữ tìm được người đàn ông như bà mong muốn, nhưng khi được xuất cảnh thì bà lại bị người ta bỏ rơi và quay về với Hồ Kiểng.[4]

Suốt mấy chục năm cuối đời, ông cùng vợ sống tại căn phòng, vốn là căn phòng chứa máy phát điện của khu tập thể Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.[6]

NSƯT Hồ Kiểng mất lúc 17h, ngày 3/4/2013, tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ Chí Minh do căn bệnh tim tái phát.

Các bộ phim

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa phim Định dạng[a] Vai diễn Ghi chú
1956 Chung một dòng sông Điện ảnh Phim điện ảnh đầu tiên
1961 Lửa trung tuyến Túc
1962 Chị Tư Hậu
1966 Nguyễn Văn Trỗi Điện ảnh
1969 Rừng Xà Nu
1973 Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm
1977 Mùa gió chướng
1981 Về nơi gió cát Điện ảnh Tên phản động
1983 Hòn đất
1986 Mùa nước nổi Mật thám
1985 Ông Hai Cũ Lính Nhật
1987 Nơi bình yên chim hót Bác Bảy
1988 Đêm săn tiền Phim Video Người đi soi ếch Phim video đầu tiên của Việt Nam [8]
1990 Thăng Long đệ nhất kiếm Phan Khải Đức[b](Quốc trượng)
1990 Vị đắng tình yêu Bảo vệ
1993 Cảnh sát hình sự Lão say
1993 Người nghèo vẫn cười TV-show
1994 Cát bụi hè đường Điện Ảnh Ông mù
Đoạn cuối ở Băng Cốc Điện video Xích lô
1996 Người đẹp Tây Đô Phim dài tập Lão nông
1997 Loubov Iarovaia (Phim Nga) [9]
Đất phương Nam Phim dài tập Ông Ba Ngủ
Những nẻo đường phù sa Tư Cò
1998 Đất Khách
2001 Dòng đời
2002 Blouse trắng
2003 Xóm cũ Điện ảnh truyền hình
2004 Lắng hoa tình yêu Phim dài tập
Nữ tướng cướp Điện ảnh
2005 U60 & U70 Phim ngắn tập [10][11]
2007 Ngôi nhà mơ ước[12] Truyền hình thực tế[13] HTV7
2013 Ngược sóng Phim dài tập (38 tập) Phim dài tập cuối cùng
2012 Mùa hè lạnh Điện ảnh Ông lão người Tàu Phim điện ảnh cuối cùng

Tham Khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiểu Quyên. “Ông già nửa thế kỷ đóng vai phụ”. Người Lao động. Truy cập 1 tháng 3 năm 2015.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c “NSUT HỒ KIỂNG TỪ TRẦN”. KHOA HỌC THẾ KỶ 21. 5 tháng 4 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ a b “4 lần lấy vợ của nghệ sĩ Hồ Kiểng”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ a b c d “4 lần lấy vợ của nghệ sĩ Hồ Kiểng”. Tạp chí Đẹp. 27 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ https://giadinh.net.vn. “Những bí mật của NSƯT Hồ Kiểng”. giadinh.net.vn. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ a b Dung Lâm (ngày 27 tháng 7 năm 2010). “NSƯT Hồ Kiểng vui sống ở cõi trần gian lụp xụp”. vnexpress.net. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  7. ^ “NSƯT Hồ Kiểng "Hai trái tim một nhịp đập". Báo Sài Gòn Giải Phóng. 7 tháng 8 năm 2005. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ “Khởi quay 99 tập phim Trạng”. Tuổi Trẻ Online. 9 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ “NSƯT Hồ Kiểng: 4 lần lấy vợ và 3 lần hút chết”. ZingNews.vn. 4 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ “Phim cho tuổi "gió heo may đã về". Báo Thanh Niên. 16 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ “TP.HCM - Đi đâu ngày Tết?”. Báo điện tử Tiền Phong. 24 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ cand.com.vn. “NSƯT Hồ Kiểng: 3 lần suýt chết vì đóng phim”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ “Chương trình truyền hình Ngôi nhà mơ ước: Những "cô tiên, ông bụt" thời nay”. Báo Thanh Niên. 4 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2022.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Định dạng: Điện ảnh: Phát hành tại rạp
    Điện ảnh truyền hình: Phim truyền hình 1-3 tập
    Phim ngắn tập: Phim 4-12 tập
    Phim dài tập: Từ 13 tập trở lên
    Phim video: Phát hành qua VHS, VCD, DVD
  2. ^ Xem Nguyễn Văn Điểm, hành trạng thứ 2

“NSƯT HỒ KIỂNG - HỘI ĐIỆN ẢNH TP.HCM”. web.archive.org. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày lưu trữ= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]