Kinh Đô ngự sở

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phong kiến Nhật Bản

Chính trị và chính phủ
Thời kỳ phong kiến Nhật Bản


Daijō-kan
Thái Chính Quan

Tám Bộ

Thời kỳ Minh Trị,1868–1912 1868–1871
1871–1875

1875–1881
1881–1885

1885–1889
Thời kỳ Đại Chính, 1912–1926 Thời kỳ Chiêu Hòa, 1926–1989 1947-nay

Thời kỳ Bình Thành, 1989–2019 Thời kỳ Lệnh Hòa, 2019-

Mặt tiền của Ngự sở Kyōto

Kinh Đô ngự sở hay Ngự sở Kyōto, 京都御所 (/ きょうとごしょ Kyōto Gosho?)triều đình cai trị trên danh nghĩa của Nhật Bản từ năm 794 Công Nguyên cho đến thời Minh Trị (1868–1912), sau đó triều đình dời đô từ Kyōto (trước đó là Heian-kyō) đến Tokyo (trước đó là Edo) và sáp nhập vào chính quyền Minh Trị.[1] Khi triều đình được Thiên hoàng Hoàn Vũ (737-806)[2] chuyển từ Nagaoka đến Kyōto thì các cuộc tranh giành quyền lực ngai vàng vốn là đặc trưng của thời Nại Lương đã giảm bớt.[1] Kyōto được chọn làm địa điểm xây dựng triều đình vì địa thế nhiều sông núi "thích hợp", được cho là môi trường xung quanh tốt lành nhất cho kinh đô mới. Bản thân kinh đô được xây dựng phỏng theo Trường An, bám sát các lí thuyết âm dương.[1] Nhóm người nổi bật nhất trong triều đình là tầng lớp công gia (kuge), là giai cấp thống trị xã hội thực thi quyền lực thay mặt Thiên hoàng.[3]

Kyōto từ chỗ là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa bắt đầu bị thách thức vào thời kì sau năm 1185 do sự trỗi dậy của Mạc phủ dần dần nắm quyền quản lí từ Thiên hoàng.[2] Minamoto no Yoritomo là vị tướng đầu tiên lập ra chức shōgun như cha truyền con nối,[4] tự phong danh hiệu này vào năm 1192. Sau khi Yoritomo lập ra Mạc phủ, quyền lực chính trị thực sự nằm trong tay các shōgun, đại diện các nước phương Tây nhiều lần nhầm lẫn shōgun với Thiên hoàng Nhật Bản. Mạc phủ Kamakura (鎌倉幕府 (Liêm Thương Mạc phủ) Kamakura bakufu?) tồn tại đến gần 150 năm, từ năm 1185 đến năm 1333.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Tiedemann, Arthur (2002). Sources of Japanese Tradition (bằng tiếng Anh) (ấn bản 2). Columbia University Press. tr. 66–123. ISBN 9780231121392.
  2. ^ a b Tseng, Alice Y. (2012). “The Retirement of Kyoto as Imperial Capital”. The Court Historian (bằng tiếng Anh). 17 (2): 209–223. doi:10.1179/cou.2012.17.2.005. ISSN 1462-9712. S2CID 154618669 – qua Taylor & Francis Online.
  3. ^ Lau, Wai (2022), Lau, Wai (biên tập), “Scenes of Life in the Imperial Court Society in Kyoto”, On the Process of Civilisation in Japan: Sociogenetic and Psychogenetic Investigations, Palgrave Studies on Norbert Elias (bằng tiếng Anh), Cham: Springer International Publishing, tr. 185–215, doi:10.1007/978-3-031-11424-3_12, ISBN 978-3-031-11424-3
  4. ^ Goble, Andrew Edmund (19 tháng 4 năm 2018). “The Kamakura Shogunate and the Beginnings of Warrior Power”. Japan Emerging (bằng tiếng Anh): 189–199. doi:10.4324/9780429499531-20. ISBN 9780429499531.