Bước tới nội dung

Minh Hòa (diễn viên)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Minh Hòa (nghệ sĩ))
Nghệ sĩ Nhân dân
Minh Hòa
Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội
Nhiệm kỳ2012 – 2019
Tiền nhiệmHoàng Thị Cúc
Kế nhiệm
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trần Thị Minh Hòa
Ngày sinh
26 tháng 3, 1964 (60 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên
Lĩnh vực
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2001)
Nghệ sĩ nhân dân (2011)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1992 – nay
Vai diễnTrần Lệ Xuân trong Ông cố vấn
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1987 – 2019
Thành viên củaNhà hát Kịch Hà Nội

Minh Hòa (tên khai sinh là Trần Thị Minh Hòa, sinh ngày 26 tháng 3 năm 1964[1][a] tại Hà Nội) là một nữ diễn viên điện ảnh Việt Nam. Bà bắt đầu được biết đến rộng rãi và nổi tiếng từ thập niên 1990 với vai Trần Lệ Xuân trong loạt phim 10 tập "Ông cố vấn" của đạo diễn Lê Dân. Bà cũng được khán giả biết đến qua các bộ phim thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự. Bà từng là Nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội. Bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2011.

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Minh Hòa, tên khai sinh là Trần Thị Minh Hòa, sinh ngày 26 tháng 3 năm 1964 tại Hà Nội trong một đại gia đình làm trong lĩnh vực nghệ thuật. Cha bà là nghệ sĩ kèn clarinette và saxophone Trần Đình Giang, có người chị là vũ sư Ánh Tuyết, mẹ của nam ca sĩ Nguyễn Hưng.[3] Em trai bà là Trần Quốc Đạt đang tiếp nối công việc tại Nhà hát Ca múa Quân đội. Nối nghiệp kèn, còn có anh họ Trần Mạnh Tuấn – con trai nghệ sĩ cải lương Tùng Ngọc – bác ruột của bà.[4] Minh Hòa về Nhà hát Kịch Hà Nội vào thời điểm hoàng kim của sân khấu. Với khuôn mặt đẹp và nét duyên mặn mà của cô gái Hà thành đã khiến Minh Hòa ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được mời về các đoàn, tham gia đóng phim. Vai diễn Trần Lệ Xuân trong phim "Ông cố vấn" đã mang lại vinh quang ngoài sức tưởng tượng của Minh Hòa. Sau thành công vai Lệ Xuân, bà liên tục được mời tham gia nhiều vai diễn truyền hình khác, nhưng chủ yếu là những vai phản diện. Minh Hòa hiện chuyển sang công tác quản lý tại Nhà hát Kịch Hà Nội.

Ngày 1 tháng 4 năm 2019, bà nhận quy định nghỉ hưu theo chế độ.[5]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Minh Hòa là một người phụ nữ rất kín tiếng về đời tư. Bà kết hôn với một giảng viên và có một người con trai đang du học tại Úc.

Danh sách tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tác phẩm Vai diễn Đạo diễn Kênh Nguồn
1992 Nơi tình yêu đã chết Diễm Ngọc Lê Dân
1996 Cha tôi và hai người đàn bà Liên Vũ Châu H1
Ông cố vấn Trần Lệ Xuân Lê Dân VTV1
1997 Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ Trần Phương - Nguyễn Thế Vĩnh H1
1998 Bên kia sông Cao Mạnh H1
Gió qua miền tối sáng Khánh Phạm Thanh Phong VTV1
1999 Những mảnh đời ngang trái Vũ Châu H1
Nơi gặp gỡ của hai con tàu Nguyễn Khải Hưng VTV1
2000 Công dân vàng Đặng Tất Bình
2001 Tivi về làng
Phía trước là bầu trời Đỗ Thanh Hải VTV3
2003 Ranh giới Vũ Hồng Sơn
2006 Chuyện ở tỉnh lẻ Mai Đỗ Chí Hướng - Hoàng Lâm VTV1
Cảnh sát hình sự: Chuyên án chưa kết thúc Bùi Huy Thuần [6][7][8]
Gió đại ngàn Yến Chi Đỗ Chí Hướng VTV3
2007 Nhật ký Vàng Anh Mẹ Vàng Anh Nguyễn Khải Anh [9][10][11][12][13]
2008 Con đường hạnh phúc Bà Hằng Bùi Huy Thuần Let's Viet
Mùa báo bão Nguyễn Hữu Đức VTV3
Nếp nhà Triệu Tuấn
Nhà có nhiều cửa sổ Vũ Hồng Sơn - Phi Tiến Sơn VTV1
Cổ vật Bùi Huy Thuần [14][15][16]
2009 Bước nhảy xì tin Vũ Trường Khoa VTV3
2010 Món nợ miền đông Trần Vịnh VTV1
Cảnh sát hình sự: Cuồng phong Bạch Yến Bùi Huy Thuần [17][18][19][20][21]
Đi qua ngày biển động Bà Trình Bùi Tuấn Dũng HTV9
2011 Nếu chỉ là giấc mơ Nguyễn Tiến Dũng - Trần Quang Vinh VTV3
Cảnh sát hình sự: Ngôi biệt thự màu tro lạnh Kim Thư Bùi Huy Thuần - Bùi Quốc Việt VTV1 [22][23][24][25][26]
Chủ tịch tỉnh Hằng [27][28][29][30][31]
2012 Cửa sổ thủy tinh Bà Phương Phạm Tuấn Quang VTV6/VTV3
2013 Cô hàng xóm rắc rối Bà Minh Phương Bùi Tiến Huy - Phạm Gia Phương VTV6
Tình như chiếc bóng Nguyễn Tiến Thành TodayTV
Gái già xì tin Bà Diễm Trần Quang Vinh VTV6
Chỉ có thể là yêu Mẹ Long Vũ Minh Trí VTV3 [32][33][34][35][36]
2014 Trái tim có nắng Bà Hà Nguyễn Đức Hiếu - Bùi Tiến Huy [37][38][39][40]
Hoa phượng trắng Lưu Ngọc Hà VTV6
Tuổi thanh xuân Mẹ Linh Nguyễn Khải Anh - Bùi Tiến Huy VTV3 [41][42][43][44][45][46]
2017 Những người nhiều chuyện Bà Sang Lê Mạnh - Trần Quốc Trọng VTV1 [47][48][49][50]
2020 Tình yêu và tham vọng Bà Khuê Bùi Tiến Huy VTV3
2021 Thương ngày nắng về Bà Kim Nhung (Bà Yến) Bùi Tiến Huy - Vũ Trường Khoa [51][52][53][54]
2022 Hành trình công lý Bà Trang Nguyễn Mai Hiền
2023 Món quà của cha Bà Thủy Vũ Minh Trí
2024 Sống để yêu thương Bà Hồng Trang Trần Ka My THVL1

Kịch tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Vở kịch Nguồn
1990 Nghĩ về mình
2001 Vòng đời [55]
2005 Điện thoại di động [56][57][58]
2011 Tháp đoạn hồn [59]
2012 Đảo thần Vệ Nữ [b][60][61][62][63]
2014 Những người con Hà Nội [64][65][66][67]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Tác phẩm Kết quả Nguồn
1990 Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc Nghĩ về mình Huy chương vàng
1991 Liên hoan Sân khấu nhỏ Toàn quốc Vợ chồng rởm Huy chương vàng
1996 Liên hoan Sân khấu nhỏ Toàn quốc lần II và Giải Ngôi sao Sân khấu Vàng Huy chương vàng
2001 Liên hoan Sân khấu hình tượng người chiến sĩ công an Vòng đời Huy chương vàng
2009 Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc Điện thoại di động Huy chương vàng
2014 Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ nhất Những người con Hà Nội Huy chương bạc
  1. ^ Có một số thông tin ghi năm sinh của bà là 1956.[2]
  2. ^ Αλέξης Πάρνης, Το νησί της Αφροδίτης, Εταιρεία Μακεδονικών Σπουδών, Θεσσαλονίκη, Ελληνική Δημοκρατία, 24/01/1963

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “NSND Minh Hòa - Nhà hát Kịch Hà Nội”. Nhà hát Kịch Hà Nội. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Chi Mai (12 tháng 9 năm 2019). “NSND Minh Hoà đính chính tuổi và tin đồn là bồ của NSND Hoàng Dũng”. Tiền Phong. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ “NSND Minh Hoà: Một Trần Lệ Xuân dung dị ở ngoài đời”. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ “NSND Trần Thị Minh Hòa sắc xuân còn đượm”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ toquoc.vn. “NSND Minh Hoà: "Ở thời điểm hiện tại, tôi không đặt cho mình những nấc thang phải bước". toquoc.vn. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ Thu Hương (22 tháng 2 năm 2006). “Chờ xem "Chuyên án chưa kết thúc"...”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2015. Truy cập 24 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Hương Hoàng (25 tháng 8 năm 2015). “Thanh Hoa toát mồ hôi vì phải đóng cảnh hôn... trước mặt chồng”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ Bảo Thanh (20 tháng 6 năm 2006). “Duy Thanh: Duyên nợ với những vai diễn công an”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Đỗ Quyên (24 tháng 4 năm 2019). 'Duyên nợ' 12 năm chưa dứt của Hoàng Thùy Linh và cha con đạo diễn Khải Hưng - Khải Anh”. Gia đình.net.vn.
  10. ^ Khuê Tú (21 tháng 8 năm 2019). 'Nhật ký Vàng Anh' và cú bẻ lái trăm tỷ của VTV”. Zing News.
  11. ^ M.C (10 tháng 5 năm 2007). “Nhật ký Sofia - "Gốc" của Nhật ký Vàng Anh”. VTV.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2007.
  12. ^ Vinh Nguyễn (3 tháng 8 năm 2006). “Nhật ký Vàng Anh - phim tương tác về tâm sinh lý vị thành niên”. Thanh niên.
  13. ^ “Nhật ký Vàng Anh ngưng phát sóng: Lời chia tay buồn”. Tuổi trẻ. 16 tháng 10 năm 2017.
  14. ^ Hoàng Lê (27 tháng 12 năm 2008). “Phim truyền hình mới: Cổ vật”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập 25 tháng 7 năm 2021.
  15. ^ PV (10 tháng 1 năm 2009). “Cổ vật - Phim hình sự không chỉ có Công an”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2021.
  16. ^ NMH (24 tháng 12 năm 2008). "Cảnh sát hình sự" bảo vệ Cổ vật”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  17. ^ Đinh Kiều Nguyên (20 tháng 9 năm 2010). “Xem "Cuồng phong" trên VTV1: Hấp dẫn nhưng vẫn... tiếc”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  18. ^ {{chú thích web|url=https://tuoitre.vn/cuong-phong-tran-chien-giua-thien-va-ac-384170.htm%7Ctiêu đề=Cuồng phong: trận chiến giữa thiện và ác|author=Hoàng Lê|ngày=2010-06-15|website=Tuổi Trẻ Online|ngôn ngữ=|nơi xuất bản=|url-status=live|ngày truy cập=24 tháng 7 năm 2021|archive-date = ngày 24 tháng 7 năm 2021 | archive-url=https://web.archive.org/web/20210724052423/https://tuoitre.vn/cuong-phong-tran-chien-giua-thien-va-ac-384170.htm
  19. ^ Thanh Hà (18 tháng 6 năm 2010). “Giờ "vàng" phim truyện: "Bội thực" phim hình sự”. Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2021.
  20. ^ Như Hoa (26 tháng 6 năm 2010). “Cuồng phong – Cuộc chiến chống tội phạm gay cấn”. Sài Gòn giải phóng. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
  21. ^ H.Đông (15 tháng 6 năm 2010). “Cuồng phong trên sóng VTV”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Thể thao và Văn hóa. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
  22. ^ Trúc Quỳnh (23 tháng 5 năm 2011). “Khán giả nói về "Ngôi biệt thự màu tro lạnh". Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  23. ^ Thiên Kim (9 tháng 5 năm 2011). “Đạo diễn Bùi Huy Thuần: Tôi thích làm phim về đề tài hình sự”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  24. ^ H. Lê (18 tháng 3 năm 2011). “Phim truyền hình mới: Biệt thự màu tro lạnh”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  25. ^ Hà Dương (27 tháng 7 năm 2011). "Được mùa" phim về lính hình sự”. Hànộimới. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  26. ^ Bảo Phương (30 tháng 7 năm 2011). “Khung giờ cho phim: Chuyện cũ và diễn biến mới”. An ninh thủ đô. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  27. ^ “Phim truyền hình Chủ tịch tỉnh: Không phải là sự "ăn theo". Báo điện tử VTV. An ninh thủ đô. 29 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  28. ^ Việt Văn (25 tháng 6 năm 2011). “Làm "Bí thư tỉnh ủy" khó hơn "Chủ tịch tỉnh". Lao Động. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  29. ^ Minh Ngọc (28 tháng 5 năm 2011). “Phim "Chủ tịch tỉnh" lên sóng”. Thanh Niên. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  30. ^ Phúc Chương (18 tháng 9 năm 2011). “Đạo diễn Chủ tịch tỉnh: Mẫu hình ông Trí Tuệ là có thật...”. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  31. ^ Phạm Ngọc (27 tháng 5 năm 2011). "Chủ tịch tỉnh": Phim mới về đề tài tham nhũng”. Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  32. ^ Lê Mai (8 tháng 10 năm 2015). “Đạo diễn "Chỉ có thể là yêu" tái xuất với "Bạch Mã hoàng tử". Lao động thủ đô. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  33. ^ Thanh Thanh (14 tháng 2 năm 2014). “Tác giả "Chỉ có thể là yêu": Tôi cảm thấy may mắn”. VOV.vn. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  34. ^ Ái Lam (5 tháng 3 năm 2014). "Chỉ có thể là yêu" - Lãng mạn thôi chưa đủ”. Báo Cần Thơ. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  35. ^ “Phim mới VTV3 "Chỉ có thể là yêu" – Sức hút 2 mảng màu đối lập”. Báo điện tử VTV. 20 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  36. ^ “Thay đổi lịch phát sóng phim "Chỉ có thể là yêu". VTV.vn. 4 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  37. ^ Phương Lan (29 tháng 8 năm 2014). "Trái tim có nắng" lên sóng truyền hình”. Báo Tin tức. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  38. ^ Bích Ngọc (4 tháng 9 năm 2014). “Ra mắt bộ phim truyền hình "Trái tim có nắng". Dân Trí. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  39. ^ TH (17 tháng 4 năm 2014). “Phim cho giới trẻ "Trái tim có nắng" sắp lên sóng VTV3”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  40. ^ CA (30 tháng 10 năm 2014). “Vì sao phim Việt "Trái tim có nắng" thu hút khán giả?”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  41. ^ Ngọc Diệp (9 tháng 8 năm 2014). “Đạo diễn 'Iris 2' làm phim 'Tuổi thanh xuân'. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  42. ^ Hoàng Lan Anh (8 tháng 11 năm 2016). "Tuổi thanh xuân 2" đầy cuốn hút”. Người lao động. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  43. ^ Minh Trang (5 tháng 12 năm 2014). “Ra mắt phim truyền hình "Tuổi thanh xuân". VTV.vn. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  44. ^ CA (23 tháng 4 năm 2015). “Phim Tuổi thanh xuân - Tập cuối: Kết thúc mở cho mối tình tay ba”. VTV.vn. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  45. ^ CA (3 tháng 11 năm 2016). “Tuổi thanh xuân 2 - Tập 1: Linh (Nhã Phương) và Junsu (Kang Tae Oh) tận hưởng giây phút ngọt ngào”. VTV.vn. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  46. ^ Nhật Hạ (24 tháng 3 năm 2017). “Phản ứng trái chiều quanh kết thúc phim 'Tuổi thanh xuân 2'. VietNamNet. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  47. ^ Hương Ly (26 tháng 7 năm 2017). “Phim "Những người nhiều chuyện" hấp dẫn hơn "Sống chung với mẹ chồng"?”. Giađình.net.vn. Sức khỏe và Đời sống. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2022.
  48. ^ Phương Hà (5 tháng 6 năm 2017). “Bộ phim hài 'Những người nhiều chuyện' lên sóng truyền hình”. Báo Tin tức. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2022.
  49. ^ Chi Nguyễn (14 tháng 9 năm 2017). “Những người nhiều chuyện - Tập cuối: Sau tất cả, Ngọc bị hủy hôn, Phong và Trinh cập bến hạnh phúc”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2022.
  50. ^ Thiên Kim (5 tháng 6 năm 2017). “Ra mắt phim "Những người nhiều chuyện". Tạp chí Tuyên giáo. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2022.
  51. ^ LĐO (10 tháng 11 năm 2021). "Thương ngày nắng về" hứa hẹn gây bão trên sóng VTV3”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  52. ^ PV (20 tháng 11 năm 2021). “Phim Hàn Quốc mới "Con gái của mẹ": Phản ánh hiện thực "trần trụi" của xã hội hiện đại Hàn Quốc”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  53. ^ Di Py (25 tháng 10 năm 2021). “Phim mới nối sóng "11 tháng 5 ngày" có gì hấp dẫn?”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  54. ^ T.T (11 tháng 11 năm 2021). 'Thương ngày nắng về': câu chuyện cảm động về 'mẹ siêu nhân' cùng gánh bún”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  55. ^ “Vòng đời”. Nhà hát Kịch Hà Nội. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  56. ^ “Điện thoại di động”. Nhà hát Kịch Hà Nội. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  57. ^ Hiền Hương (25 tháng 10 năm 2005). 'Điện thoại di động' - những trò đời cười ra nước mắt”. VnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  58. ^ "Điện thoại di động" và "Xuân tím". Sài Gòn Giải phóng. 2 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  59. ^ “Tháp đoạn hồn”. Nhà hát Kịch Hà Nội. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  60. ^ Το νησί της Αφροδίτης - Πάρνης Αλέξης - 1962-1963 Κρατικό Θέατρο Βορείου Ελλάδος 1 2
  61. ^ “Đảo thần Vệ Nữ”. Nhà hát Kịch Hà Nội. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  62. ^ Thanh Xuân (6 tháng 3 năm 2013). “Phục dựng "Hòn đảo Thần Vệ nữ". An ninh Thủ đô. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  63. ^ Thanh Xuân (7 tháng 2 năm 2013). “Hòn đảo thần vệ nữ: Nước mắt của hai bà mẹ”. Dân Trí. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  64. ^ “Những người con Hà Nội”. Nhà hát Kịch Hà Nội. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  65. ^ ĐLNA (2 tháng 8 năm 2014). “Những người con Hà Nội - Hào hùng và lãng mạn”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  66. ^ Đức Triết (26 tháng 8 năm 2014). “Công diễn Những người con Hà Nội”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  67. ^ Quỳnh Anh (19 tháng 8 năm 2014). “Nhà hát Kịch Hà Nội công diễn vở mới "Những người con Hà Nội". Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]