Nhạc sàn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhạc DJ)

Nhạc sàn là tên gọi Việt hóa của thể loại nhạc Eurodance hay nhạc dance châu Âu. Đây là một dạng nhạc dance điện tử khởi nguồn từ cuối những năm 1980châu Âu. Nó kết hợp nhiều yếu tố của các thể loại nhạc techno,[2] Hi-NRG (nhạc sinh lực mạnh),[1] nhạc house[1]nhạc disco châu Âu.[2] Trong đó Vinahouse là một nhánh của dòng nhạc sàn thế giới.[4][5] Thể loại âm nhạc này chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cách sử dụng giọng rich (rich vocal), nhiều lúc đi kèm những đoạn rap. Cùng với những tiếng đàn synthesizer chiếm ưu thế vượt trội, tiếng bass mạnh mẽ và những cú hook đầy chất bay bổng, đã cấu thành nên điểm cốt lõi của thể loại nhạc sàn.[2] Việc sản xuất nhạc sàn tiếp tục được tiến triển bằng một phong cách hiện đại hóa hơn nữa.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sàn khởi nguồn từ thập niên 1980 ở khu vực Trung Âu, đặc biệt là tại Đức, nơi mà những buổi đi quẩy ngày càng trở nên phổ biến. Cho tới năm 1987, giới tiệc tùng của Đức do Tauseef Alam khởi xướng dựa trên nền nhạc house Chicago đã ra đời. Năm tiếp theo (1988) chứng kiến dòng nhạc acid house có tác động đáng kể tới nhận thức của đại chúng ở Đức và vùng Trung Âu như nó đã từng xảy ra ở nước Anh.[6] Năm 1989, hai DJ người Đức là WestBam và Dr. Motte lập ra CLB Ufo, một tụ điểm ăn chơi bất hợp pháp, và cũng đồng sáng lập ra đại nhạc hội kiêm lễ diễu hành mang tên Love Parade.[7] Buổi diễu hành đầu tiên diễn ra vào tháng 7 năm 1989 với tổng cộng 150 người đổ xuống đường ở Berlin.[8] Nó được nhìn nhận như một cuộc biểu tình cho hòa bình và nhận thức toàn cầu thông qua tình yêu và âm nhạc.[8] Ngày 19 tháng 7 năm 1989, đĩa đơn Ride on Time của nhóm Black Box (Italia) được tung ra thị trường. Ca khúc nắm giữ vị trí quán quân trong suốt 6 tuần tại Vương quốc Anh và là đĩa đơn bán chạy nhất của Anh năm 1989.[9] Sự phổ biến của thể loại nhạc này còn lan đến các nước Á Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài LoanViệt Nam.

Độ phổ biến[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sàn không được nổi tiếng ở Mỹ trừ các thành phố lớn như New York, Los Angeles, Chicago, Miami, v.v... Lấy ví dụ như bài nhạc sàn kinh điển là "Scatman (Ski-Ba-Bop-Ba-Dop-Bop)" của Scatman John, một nghệ sĩ người Mỹ, mặc dù đứng top các bảng xếp hạng ở nhiều nước châu Âu và leo lên vị trí thứ 3 ở Vương quốc Anh nhưng nó chỉ xếp hạng cao nhất ở vị trí số 60 trên BXH Hot 100 của Mỹ.[10] Một thí dụ tiêu biểu khác là album Life in the Streets, một dự án nhạc sàn phối hợp giữa rapper người Mỹ Marky Mark và giọng ca nhạc reggae Prince Ital Joe đến từ Caribe, tuy không được phát hành tại Mỹ nhưng lại đạt thành công rực rỡ ở một vài nước châu Âu bao gồm những bài như "Happy People" và "United" đã lọt top các bảng xếp hạng của Đức.[11][12]

Á Đông[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách những bài nhạc sàn của châu Âu được yêu thích và phổ biến rộng rãi ở Việt Nam vào những năm 1990 - 2000:

STT Tên bài nhạc Nghệ sĩ thể hiện Album Hãng thu âm Năm phát hành Quốc gia
1 What Is Love Haddaway The Album Coconut Records 1993  Đức
2 Coco Jamboo Mr. President We See the Same Sun Warner Bros. Records 1996
3 Barbie Girl Aqua Aquarium Universal, MCA Records 1997  Đan Mạch
4 Poupée de cire, poupée de son (remix) Kim Kay La vie en lilali EMI 1998  Bỉ
5 Tarzan & Jane Toy-Box Fantastic Edel Music, Victor Entertainment, Mega Records 1998  Đan Mạch
6 Butterfly Smile.dk Smile Medley Records 1998  Thụy Điển
7 Boom, Boom, Boom, Boom!! Vengaboys The Party Album Breakin' Records/Violent Music 1999  Hà Lan
8 Shalala Lala Vengaboys The Platinum Album Breakin' Records 2000
9 Everybody Get Up Tempo ft. Manola X-Energy 2000  Italia
10 Despre tine O-Zone Number 1 Universal 2002  Moldova
11 I'm folle de toi In-Grid Rendez-vous EMI, ZYX Music 2003  Italia
12 Dragostea Din Tei O-Zone DiscO-Zone Ultra Music, Polydor Records 2004  Moldova
13 I'm in Love (The Whistle Song) Fabrizio Faniello 2004  Malta
14 Axel F Crazy Frog Crazy Hits Ministry of Sound 2005  Thụy Điển
15 Popcorn Crazy Frog Crazy Hits Ministry of Sound 2005
16 From Paris to Berlin Infernal From Paris to Berlin Universal, Central Station, MRA 2005  Đan Mạch
17 La Bomba Eddy Wata Đĩa đơn Melodica Records 2005  Italia
18 La La Love On My Mind Ann Winsborn Pink-Collar-Crime 2005  Thụy Điển
19 Stronger Inez Đĩa đơn Tommy Boy Records 2005  Đan Mạch
20 Everytime We Touch Cascada Everytime We Touch Robbins Entertainment 2006  Đức
21 Lucky Lucky Twice Young & Clever Family Tree Records 2006  Thụy Điển
22 I'm a Gummy Bear (The Gummy Bear Song) Gummibär I Am Your Gummy Bear Catchy Tunes, Gummybear International 2007  Đức
23 Last Christmas (remix) Cascada It's Christmas Time Zooland Records, Robbins Entertainment, All Around the World Productions 2007
24 How Do You Do (cover) Boom Hard2Beat Records (nay là Dance Nation) 2008  Anh Quốc
25 Mm-ma-ma Crazy Loop The Power of Shower MediaPro Music 2008  Moldova
26 Amore Mio KARMA  Croatia
27 Ba La Bum
28 Namora Perado
29 Walking In The Sun Degauss

Dòng nhạc Vinahouse[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng nhạc có tên gọi "Vinahouse" xuất hiện từ cuối những năm 1990, là một nhánh của dòng nhạc house trên thế giới. Ban đầu người ta gọi dòng nhạc này là "nhạc bay", "nhạc sàn", "nhạc vũ trường"... Về sau, dân trong nghề chính thức đặt cho nó một cái tên gắn liền với nguồn gốc ra đời là Vinahouse - dòng nhạc house do người Việt sáng tạo. Vinahouse được chơi với tốc độ cao, có thể lên tới 140 nhịp cho mỗi phút nhưng tiết tấu lại đơn giản, vui nhộn nên dễ gần gũi và có thể áp dụng trên bất cứ thể loại nhạc nào, từ pop, rock, nhạc đồng quê...

Trước khi chính thức trở thành một dòng nhạc chính thống, Vinahouse xuất hiện dưới hình thức là các bản remix (phối lại) của các ca khúc "hot" trong nền giải trí Việt Nam. Bản remix đầu tiên đặt dấu ấn cho sự ra đời của dòng nhạc này là ca khúc "Tình Phai", được thực hiện bởi DJ Hoàng Trọc và DJ người Singapore Alan Tian (DJ đại diện, người quản lý của Zouk Sài Gòn, thầy của DJ Hoàng Anh).

Người đầu tiên sử dụng khoa học máy tính, các phần mềm hòa âm phối khí hiện đại vào việc sản xuất nhạc Vinahouse là DJ kiêm nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Anh. Năm 2004, Hoàng Anh giành giải quán quân cuộc thi Heineken DJ Contest. Năm 2006, anh là DJ đầu tiên tại Việt Nam phát hành album riêng mang tên "Một Nửa Nụ Hôn", do chính anh thực hiện tất cả các công đoạn sáng tác, hòa âm, phối khí và master. Những năm sau đó, tiếp nối con đường của DJ Hoàng Anh, nhiều DJ Việt Nam và nước ngoài đã tiếp tục sản xuất các bản remix và ca khúc mới thuộc thể loại Vinahouse. Ở giai đoạn này, các nhà sản xuất nhạc Vinahouse vì đam mê, sản phẩm chủ yếu được chia sẻ miễn phí trên Internet chứ chưa mang lại lợi ích về kinh tế, thương mại.

Cuộc cách mạng Vinahouse chỉ thực sự nổ ra từ giữa năm 2009 khi trào lưu nhạc DJ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Nhiều diễn đàn về nhạc DJ ra đời như DJ Club, Club DJ vn, beat.vn, vn88... Việc DJ Thiện Hí - một trong những DJ nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh mua lại bản remix của ca khúc "Thank You" (ca sĩ Dido) được sản xuất bởi DJ kiêm nhà sản xuất Sawmachjack đã mở ra một con đường kiếm tiền mới cho các DJ/nhà sản xuất lúc bấy giờ. Hiện tại Thiện Hí là DJ duy nhất được mời cộng tác với 6 quán bar, vũ trường khác nhau với những chuyến lưu diễn thường xuyên.

Năm 2010 chính thức là năm bùng nổ của Vinahouse khi nghệ sĩ Dj Tommy lần đầu tiên mang Vinahouse ra thị trường quốc tế, Anh Quốc, Đức, Tiệp, Ba Lan là những nước được trải nghiệm âm nhạc Vinahouse khi Dj Tommy lưu diễn thường xuyên tại đây.

Năm 2011, tại sự kiện Heineken Countdown diễn ra tại Hà Nội, trước hơn 40.000 khán giả, DJ Wang đã biểu diễn hai bản remix đậm chất Vinahouse là "Nếu Như Anh Đến" (ca sĩ Văn Mai Hương, remix bởi DJ Triệu), và "Bay" (ca sĩ Thu Minh, remix bởi DJ Dainel Mastro) đã đốt nóng không khí và làm khán giả trở nên cuồng nhiệt. Dòng nhạc Vinahouse được đón nhận nồng nhiệt từ đây.

Sau nhiều thăng trầm, đến nay, dòng nhạc Vinahouse đã chiếm được vị trí nhất định trong lòng người yêu nhạc. Nhiều ca sĩ nhạc Việt đã tìm đến với các DJ/nhà sản xuất để thực hiện các bản remix hay các ca khúc Vinahouse mới. Với đặc trưng nhộn nhịp và khuấy động, dòng nhạc Vinahouse được biểu diễn ở nhiều nơi như bar, club, các sân khấu lớn, các buổi tiệc sinh nhật, đám cưới...[13]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “Euro-Dance Music Genre Overview”. AllMusic. Tập đoàn Truyền thông Complex. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2008.
  2. ^ a b c d e f Vladimir Bogdanov (2001). All Music Guide to Electronica: The Definitive Guide to Electronic Music (ấn bản 4). Nhà xuất bản Backbeat Books. tr. x. ISBN 978-0879306281.
  3. ^ Pump Up the Jam: Heroes of Eurodance (năm 2014)
  4. ^ Tuệ Lâm (ngày 27 tháng 3 năm 2020). 'Ghen Cô Vy' được DJ Singapore làm lại theo phong cách Vinahouse”. Trang Zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020. Mới đây, DJ người Singapore Wukong đã chia sẻ bản phối anh làm riêng cho ca khúc Ghen Cô Vy của Min, Erik và Khắc Hưng. Điều đặc biệt, Wukong đã chỉnh sửa bài hát trên theo phong cách Vinahouse - một dòng nhạc EDM khá quen thuộc với giới trẻ.
  5. ^ Nghiêm Ngọc (ngày 29 tháng 3 năm 2020). “DJ Singapore remix 'Ghen Cô Vy' muốn đưa vinahouse vươn ra thế giới”. Trang Zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020. Nói về việc loại hình EDM khá quen thuộc với giới trẻ Việt Nam dần thu hút được sự quan tâm của bộ phận khán giả quốc tế, Wukong khẳng định: "Thực tế, vinahouse là loại hình âm nhạc khá thú vị".
  6. ^ Short excerpt from special on German "Tele 5" from Dec.8, 1988. The show is called "Tanzhouse" hosted by a young Fred Kogel. It includes footage from Hamburg's "Front" with Boris Dlugosch, Kemal Kurum's "Opera House" and the "Prinzenbar".
  7. ^ D. Robb (2002), Techno in Germany: Its Musical Origins and Cultural Relevance, German as a Foreign Language Journal, Số 2, năm 2002, (tr. 134).
  8. ^ a b John Borneman & Stefan Senders, "Politics without a Head: Is the "Love Parade" a New Form of Political Identification?" Cultural Anthropology J5(2) 294-31, American Anthropological Association. 2000
  9. ^ Lane, Dan (18 tháng 11 năm 2012). “The biggest selling singles of every year revealed! (1952-2011)”. Official Charts Company. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2014.
  10. ^ Billboard Allmusic.com (Retrieved July 9, 2014)
  11. ^ Wolfgang Spahr (3 tháng 12 năm 1994). “HITMAKERS '94”. Billboard magazine. New York: Nielsen Business Media, Inc. tr. 54. ISSN 0006-2510. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2006.
  12. ^ “Prince Ital Joe”. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2006.
  13. ^ Huỳnh Khoa (ngày 13 tháng 6 năm 2013). “Vinahouse- dòng nhạc dance do người Việt sáng tạo”. YAN News - Play Your News. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]