Quẩy (tiểu văn hóa)
Quẩy[1] hay đôi khi còn gọi là đi quẩy, là một bữa tiệc nhảy múa có tổ chức, diễn ra tại các hộp đêm, lễ hội ngoài trời, nhà kho bỏ hoang (ở Mỹ), bãi đất tư (châu Âu) hoặc các khu vực có không gian lớn. Đặc trưng của các buổi tiệc quẩy là những màn trình diễn của các DJ, họ chơi nhạc dance điện tử (EDM) liền một mạch. Các DJ tại các sự kiện quẩy sẽ chơi nhạc dance điện tử (EDM) bằng đĩa than, đĩa CD và âm thanh kỹ thuật số với đa dạng các thể loại nhạc bao gồm: techno,[2] hardcore, house,[2] drum & bass,[2][3][4] bassline, dubstep,[2] New Beat và nhạc hậu công nghiệp. Đôi khi các nghệ sĩ nhạc sống được biết đến với màn thể hiện tại các bữa tiệc quẩy sẽ đi kèm những dạng nghệ sĩ trình diễn khác như là các vũ công múa mồi (bao gồm cả múa cột) và múa lửa. Âm nhạc được khuếch đại bằng hệ thống tăng cường âm thanh quy mô lớn và công suất mạnh, điển hình là những chiếc loa siêu trầm cỡ lớn nhằm tạo ra tiếng bass sâu. Nhạc ở đây thường đi kèm những màn trình diễn ánh sáng laser, những hình ảnh có màu trên màn hình chiếu, các hiệu ứng hình ảnh và máy tạo khói.
Trong khi một số tiệc quẩy có thể là quy mô nhỏ diễn ra trong các hộp đêm hoặc tại nhà riêng, thì một số khác đã phát triển đến quy mô rộng lớn, ví dụ như các đại nhạc hội và các sự kiện lớn đặc trưng với đa dạng các DJ và có nhiều khu vực nhảy múa (ví dụ như Castlemorton Common Festival tại Anh năm 1992, Tomorrowland tại Bỉ, EDC, Ultra...). Một vài lễ hội âm nhạc điện tử mang những đặc trưng của tiệc quẩy, nhưng trên quy mô rộng lớn hơn, và thường phục vụ mục đích thương mại. Hoạt động quẩy có thể diễn ra trong một thời gian dài, với một số sự kiện tiếp diễn trong cả 24 giờ cũng như kéo dài thâu đêm. Những lần khám xét bất ngờ của lực lượng thi hành pháp luật và các bộ luật chống lại hoạt động quẩy hiện diện như một thách thức đối với giới đi quẩy ở nhiều quốc gia.[5] Đó là vì sự liên đới của các loại chất cấm ví dụ như thuốc lắc[6][7] (thường ám chỉ "thuốc bay lắc" hay "thuốc để quẩy" cùng với chất MDA[8]), hồng phiến (amphetamin), LSD,[6][7] axit Gamma-Hydroxybutyric (GHB),[6][7] ketamin,[6][7][9] methamphetamine,[6][7] cocain[7] và cần sa.[10]
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. |
Nhạc quẩy
[sửa | sửa mã nguồn]Nhạc quẩy không chỉ là các thể loại nhạc house, new beat, breakbeat, acid house, techno và hardcore techno của thời điểm cuối những năm 80 - đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tức những dòng nhạc đầu tiên được bật tại các buổi tiệc quẩy, mà còn có thể là bất kỳ thể loại nhạc dance điện tử (EDM) nào khác được phát lúc đi quẩy, bao gồm cả dòng nhạc Vinahouse.[11][12]
Địa điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Các bữa tiệc quẩy trong lịch sử thường chỉ đến những thường dân có tổ chức, sự chống lại giới thống trị và những buổi tiệc nhảy múa thâu đêm không được cấp phép.[13] Trước khi thương mại hóa hoạt động quẩy, lúc các địa điểm hợp pháp rộng lớn trở thành chuẩn mực dành cho những sự kiện dạng này thì khu vực để quẩy được giữ bí mật cho đến tận đêm khuya, thường được liên lạc thông qua các tin nhắn trên máy trả lời điện thoại,[14] nhắn tin trên điện thoại di động, tờ rơi mật và các website.
Vũ đạo
[sửa | sửa mã nguồn]Cảm giác được tham gia một sự kiện tập thể là sức lôi cuốn chính của quẩy và nhảy theo nhịp điệu là cách thỏa mãn cảm xúc.[15][16]
Trang phục
[sửa | sửa mã nguồn]Kể từ cuối thập niên 1980, thời trang đi quẩy đã trải qua một sự tiến hóa không ngừng tùy theo mỗi tân thế hệ dân quẩy. Nhiều xu hướng thời trang đi quẩy đã xuất hiện trên phạm vi quốc tế, tuy nhiên vẫn có sự phát triển đơn lẻ từ vùng này qua vùng khác cũng như tùy theo chủ đề của bữa tiệc.[17]
Trình diễn ánh sáng
[sửa | sửa mã nguồn]Một số dân quẩy tham gia vào một trong bốn vũ điệu thiên về ánh sáng được gọi là glowsticking, glowstringing, gloving và lightshow. Về bốn điệu nhảy thì gloving nói riêng được tiến triển bên ngoài nền văn hóa quẩy.
Sử dụng chất kích thích
[sửa | sửa mã nguồn]Trong rất nhiều yếu tố của tiểu văn hóa disco những năm 1970 mà dân quẩy thấm nhuần, bên cạnh việc dựa vào chủ đề xoay quanh dòng nhạc dance được phối bởi các DJ thì dân quẩy còn kế thừa thái độ tích cực về việc sử dụng thuốc bay lắc nhằm "gia tăng... trải nghiệm" nhảy múa theo tiếng nhạc ồn ã.[18][19]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Khánh (theo Trí Thức Trẻ) (ngày 2 tháng 6 năm 2015). “Cẩm nang EDM dành cho "lính mới" (Kỳ 3): Rave là gì? Raver là ai?”. xxxx (theo Trí Thức Trẻ). Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2019.
Rave, hiểu một cách đơn giản nhất, chính là "quẩy" theo ngôn ngữ giới trẻ ngày nay. Rave có nghĩa là thả hồn và phiêu theo những giai điệu cuồng nhiệt từ các DJ. Không giống như bất cứ thể loại nhạc nào khác, các raver (dân quẩy) không chỉ đứng yên mà cảm nhận bản nhạc, hay nói đúng hơn là không-thể-đứng-yên. Bất cứ khi nào nghe thấy những âm thanh điện tử như thế, các raver sẽ thấy rạo rực và muốn nhảy theo, muốn bùng nổ.
[liên kết hỏng] - ^ a b c d https://www.theguardian.com/music/2012/aug/02/how-rave-music-conquered-america
- ^ http://www.dailymail.co.uk/news/article-2273707/Mother-41-takes-month-old-baby-drum-bass-rave-Wales.html
- ^ “The 10 best drum and bass tracks, according to Goldie”. Truy cập 31 tháng 8 năm 2024.
- ^ John Shepherd (2003). Continuum Encyclopedia of Popular Music of the World: Performance and production. Ấn bản II. A&C Black. tr. 334–335. ISBN 978-0826463210. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2016.
- ^ a b c d e “Club Drugs” [Thuốc bay lắc]. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2021.
- ^ a b c d e f J. J. Palamar; M. Griffin-Tomas; D. C. Ompad (2015). “Illicit Drug Use among Rave Attendees in a Nationally Representative Sample of US High School Seniors”. Drug and Alcohol Dependence. 152: 24–31. doi:10.1016/j.drugalcdep.2015.05.002. PMC 4458153. PMID 26005041.
- ^ “Cocaine, ethanol and party drug MDA found in Scott Weiland's body”.
- ^ “Ketamine, better known as the rave drug Special-K, could be our next anti-depressant”.
- ^ “Marijuana in the Rave Culture of the 90's” [Cần sa trong văn hóa quẩy những năm 90]. ngày 6 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
- ^ Tuệ Lâm (ngày 27 tháng 3 năm 2020). “'Ghen Cô Vy' được DJ Singapore làm lại theo phong cách Vinahouse”. Trang Zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020.
Mới đây, DJ người Singapore Wukong đã chia sẻ bản phối anh làm riêng cho ca khúc Ghen Cô Vy của Min, Erik và Khắc Hưng. Điều đặc biệt, Wukong đã chỉnh sửa bài hát trên theo phong cách Vinahouse - một dòng nhạc EDM khá quen thuộc với giới trẻ.
- ^ Nghiêm Ngọc (ngày 29 tháng 3 năm 2020). “DJ Singapore remix 'Ghen Cô Vy' muốn đưa vinahouse vươn ra thế giới”. Trang Zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020.
Nói về việc loại hình EDM khá quen thuộc với giới trẻ Việt Nam dần thu hút được sự quan tâm của bộ phận khán giả quốc tế, Wukong khẳng định: "Thực tế, vinahouse là loại hình âm nhạc khá thú vị".
- ^ Tammy L. Anderson; Philip R. Kavanaugh (2007). “A 'Rave' Review: Conceptual Interests and Analytical Shifts in Research on Rave Culture”. Sociology Compass (bằng tiếng Anh). 1 (2): 499–519. doi:10.1111/j.1751-9020.2007.00034.x. ISSN 1751-9020.
- ^ Jerry Chester (ngày 2 tháng 5 năm 2017). “The rave that changed the law”. BBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.
- ^ Anthony Everit. Bản sao đã lưu trữ (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
A rave or a rock concert is not simply a presentation which audiences attend, but a communal event (like a secular church service) in which everyone has an active part.
Đã định rõ hơn một tham số trong|tiêu đề=
và|title=
(trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong|url lưu trữ=
và|archive-url=
(trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong|ngày lưu trữ=
và|archive-date=
(trợ giúp) - ^ Thomas Turino (2008). Music as Social Life: The Politics of Participation. Chicago: NXB Đại học Chicago.
- ^ Miriam Bouteba (ngày 13 tháng 11 năm 2017). “A guide to 25 years of European rave fashion”. Red Bull. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp); Chú thích journal cần|journal=
(trợ giúp) - ^ Paul M. Gahlinger (ngày 1 tháng 6 năm 2004). “Club Drugs: MDMA, Gamma-Hydroxybutyrate (GHB), Rohypnol, and Ketamine”. American Family Physician. 69 (11): 2619–2626. PMID 15202696.
- ^ Roxy Robinson (2016). Music Festivals and the Politics of Participation. NXB Routledge. tr. 33. ISBN 978-1317091998. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2016.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Matthew Collin. Altered State: The Story of Ecstasy and Acid House. Luân Đôn, năm 1997: Serpent's Tail – How rave dances began in Manchester, Anh in the Summer of 1988 (the Second Summer of Love) and the aftermath. ISBN 1-85242-604-7
- Simon Reynolds. Generation Ecstasy: Into the world of Techno and Rave culture. New York: Nhà xuất bản Little, Brown and Company, năm 1998. ISBN 0-316-74111-6
- Brian L. Ott và Bill D. Herman. Excerpt from Mixed Messages: Resistance and Reappropriation in Rave Culture Lưu trữ 2011-09-23 tại Wayback Machine. Năm 2003.
- Helen Evans. Out of Sight, Out of Mind: An Analysis of Rave culture. Cao đẳng Mỹ thuật Wimbledon, Luân Đôn. Năm 1992. Includes bibliography through 1994.
- Graham St John (biên tập). Năm 2004. Rave Culture and Religion Lưu trữ 2018-12-19 tại Wayback Machine. New York: Nhà xuất bản Routledge. ISBN 0-415-31449-6
- Graham St John. Năm 2009. Technomad: Global Raving Countercultures Lưu trữ 2018-12-19 tại Wayback Machine. Luân Đôn: Equinox. ISBN 978-1-84553-626-8.
- Tom Griffin. Playgrounds: a portrait of rave culture. Năm 2005. ISBN 0-646-45135-9. Trang web chính thức: [1] Lưu trữ 2019-04-05 tại Wayback Machine WALLAWALLA
- Joseph Kotarba. Năm 1993. The Rave Scene in Houston, Texas: An Ethnographic Analysis (Dân quẩy ở thành phố Houston, bang Texas: Phân tích dân tộc học) Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine. Austin: Texas Commission on Alcohol and Drug Abuse.
- [2]
- Majeedah Thomas. Together: Friday Nights At The Roxy Năm 2013. ISBN 978-1630005788. Trang web chính thức: [3] Lưu trữ 2019-04-05 tại Wayback Machine
Đọc thêm về âm nhạc
[sửa | sửa mã nguồn]- Michaelangelo Matos: "The Underground Is Massive" New York: Nhà xuất bản HarperCollins, năm 2015
- Andy Bennett và Richard A. Peterson: "Music Scenes: Local, Translocal and Virtual." Thành phố Nashville: Nhà xuất bản Đại học Vanderbilt, năm 2004
- Simon Reynolds: Generation Ecstasy: into the world of techno and rave culture Nhà xuất bản Routledge, New York năm 1999.
- Morgan Lang: "Futuresound: Techno Music and Mediation" Đại học Washington, thành phố Seattle, năm 1996.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Tra quẩy trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quẩy (tiểu văn hóa). |