Bước tới nội dung

Phú Tân, Cà Mau

Phú Tân
Huyện
Huyện Phú Tân
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhCà Mau
Huyện lỵ Nguyễn Việt Khái
Trụ sở UBNDĐường Phan Ngọc Hiển, ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái
Phân chia hành chính1 thị trấn, 8 xã
Thành lập1978[1]: thành lập
2003[2]: tái lập
Địa lý
Tọa độ: 8°53′30″B 104°53′15″Đ / 8,89167°B 104,8875°Đ / 8.89167; 104.88750
MapBản đồ huyện Phú Tân
Phú Tân trên bản đồ Việt Nam
Phú Tân
Phú Tân
Vị trí huyện Phú Tân trên bản đồ Việt Nam
Diện tích450,60 km²[3]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng133.581 người[4]
Mật độ296 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính972[5]
Biển số xe69-K1
Websitephutan.camau.gov.vn

Phú Tân là một huyện thuộc tỉnh Cà Mau, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Phú Tân nằm ở phía tây nam tỉnh Cà Mau, có vị trí địa lý:

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Phú Tân có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cái Đôi Vàm và 8 xã: Nguyễn Việt Khái (huyện lỵ), Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thuận, Rạch Chèo, Tân Hải, Tân Hưng Tây, Việt Thắng.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Phú Tân
Tên Diện tích năm 2022 (km²) Dân số năm 2022 (người) Mật độ (người/km²)
Thị trấn (1)
Cái Đôi Vàm 22,57 18.348 812
Xã (8)
Nguyễn Việt Khái 108,49 17.941 165
Phú Mỹ 44,57 11.951 268
Phú Tân 57,54 20.719 360
Phú Thuận 43,22 13.396 309
Rạch Chèo 48,10 11.634 241
Tân Hải 44,23 13.240 299
Tân Hưng Tây 42,34 14.961 353
Việt Thắng 39,54 11.391 288
Toàn huyện 450,60 133.581 296
Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau[3][6][4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1975, vùng đất huyện Phú Tân ngày nay thuộc quận Cái Nước, tỉnh An Xuyên.

Sau năm 1975, Cái Nước là một huyện thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP[1] về việc thành lập huyện Phú Tân trên cơ sở 16 xã, 1 thị trấn huyện lỵ (thị trấn Cái Đôi và 4 xã: Phú Mỹ A, Phú Mỹ B, Tân Hưng Tây, Việt Khái) của huyện Cái Nước.

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[7] về việc:

  • Chia xã Tân Hưng Tây thành xã Tân Hưng Tây và xã Tân Hải.
  • Chia xã Việt Khái thành 3 xã: Việt Khái, Việt Hùng và Việt Thắng.
  • Chia xã Phú Mỹ A thành 3 xã: Phú Mỹ, Phú Thành và Phú Thuận.
  • Chia xã Phú Mỹ B thành xã Phú Hòa và xã Phú Hiệp.
  • Đổi tên thị trấn Cái Đôi thành thị trấn Phú Tân.

Từ đó, huyện Phú Tân có thị trấn Phú Tân và 10 xã: Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Mỹ, Phú Thành, Phú Thuận, Tân Hải, Tân Hưng Tây, Việt Hùng, Việt Khái, Việt Thắng.

Ngày 28 tháng 3 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 23-HĐBT[8] về việc:

  • Chia thị trấn Phú Tân thành thị trấn Phú Tân và xã Tân Phong.
  • Chia xã Tân Hải thành xã Tân Hải và xã Tân Nghiệp.
  • Chia xã Việt Khái thành 3 xã: Việt Khái, Việt Dũng và Việt Cường.

Huyện Phú Tân có thị trấn Phú Tân và 14 xã: Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Mỹ, Phú Thành, Phú Thuận, Tân Hải, Tân Hưng Tây, Tân Nghiệp, Tân Phong, Việt Cường, Việt Dũng, Việt Hùng, Việt Khái, Việt Thắng.

Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT[9] về việc sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của huyện Phú Tân vào huyện Cái Nước.

Đến thời điểm này, huyện Phú Tân không còn tồn tại.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[10] về việc chia tỉnh Minh Hải thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Huyện Cái Nước thuộc tỉnh Cà Mau.

Ngày 17 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ-CP[2] về việc tái lập huyện Phú Tân trên cơ sở 44.595 ha diện tích tự nhiên và 109.642 người của huyện Cái Nước.

Huyện Phú Tân có 44.595 ha diện tích tự nhiên và 109.642 nhân khẩu; có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 6 xã: Phú Mỹ, Phú Tân, Tân Hải, Việt Thắng, Tân Hưng Tây, Nguyễn Việt Khái và thị trấn Cái Đôi Vàm.

Ngày 23 tháng 11 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2004/NĐ-CP[11] về việc:

  • Thành lập xã Phú Thuận trên cơ sở 3.925 ha diện tích tự nhiên và 11.359 người của xã Phú Mỹ.
  • Thành lập xã Rạch Chèo trên cơ sở 4.450 ha diện tích tự nhiên và 9.998 người của xã Tân Hưng Tây.

Huyện Phú Tân có 1 thị trấn và 8 xã như hiện nay.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Phú Tân nằm trong hành lang ven biển Tây (Vịnh Thái Lan), là vùng chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau. Theo tuyến hành lang này, thị trấn Cái Đôi Vàm là đô thị ven biển Tây, liên kết với các đô thị quan trọng khác dọc theo tuyến đường đê biển Tây như: thị trấn Sông Đốc, khu dân cư cửa Đá Bạc, cửa Khánh Hội. Huyện Phú Tân có điều kiện liên kết với các địa phương khác trong tỉnh Cà Mau để phát triển kinh tế nội địa và kinh tế biển.

Huyện Phú Tân có diện tích 461,87 km², dân số năm 2019 là 97.703 người,[12] mật độ dân số đạt 212 người/km².

Huyện Phú Tân có diện tích 450,60 km²,[3] dân số tính đến ngày 31/12/2022 là 133.581 người,[4] mật độ dân số đạt 296 người/km².

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm huyện Phú Tân nằm trên trục giao thông Đông – Tây của tỉnh Cà Mau, đấu nối với trục Quốc lộ 1 đoạn Cà Mau – Năm Căn tại thị trấn Cái Nước.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Quyết định số 326-CP năm 1979 về việc phân vạch địa giới các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện Pháp luật. 29 tháng 12 năm 1978.
  2. ^ a b “Nghị định số 138/2003/NĐ-CP về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau”. Thư viện Pháp luật. 17 tháng 11 năm 2003.
  3. ^ a b c “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–1A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ a b c Công an tỉnh Cà Mau (13 tháng 9 năm 2023). “Báo cáo số 3001/CAT-QLHC của Công an tỉnh về việc bổ sung về số liệu nhân khẩu thường trú vắng mặt địa phương của tỉnh Cà Mau” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–2A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ “Quyết định số 275-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện Pháp luật. 25 tháng 7 năm 1979.
  8. ^ “Quyết định số 23-HĐBT năm 1983 về việc phân vạch địa giới thị trấn và một số xã thuộc tỉnh Minh Hải”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật Trung ương. 28 tháng 3 năm 1983. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ “Quyết định số 75-HĐBT năm 1984 về việc phân vạch địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Minh Hải”. 17 tháng 5 năm 1984.
  10. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”. Thư viện Pháp luật. 6 tháng 11 năm 1996.
  11. ^ “Nghị định số 192/2004/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Cái Nước và Phú Tân, tỉnh Cà Mau”. Thư viện Pháp luật. 23 tháng 11 năm 2004.
  12. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Cà Mau. Truy cập ngày 2020–11–27.Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]