Renin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
REN
Cấu trúc được biết đến
PDBTìm trên Human UniProt: PDBe RCSB
Mã định danh
Danh phápREN, HNFJ2, renin, ADTKD4, RTD
ID ngoàiOMIM: 179820 HomoloGene: 20151 GeneCards: REN
Gen cùng nguồn
LoàiNgườiChuột
Entrez
Ensembl
UniProt
RefSeq (mRNA)

NM_000537

n/a

RefSeq (protein)

NP_000528

n/a

Vị trí gen (UCSC)n/an/a
PubMed[1]n/a
Wikidata
Xem/Sửa Người

Renin, còn được gọi là angiotensinogenase, là một protein protease aspartic và là enzyme được tiết ra bởi thận, tham gia vào hệ thống renin–angiotensin-aldosterone của cơ thể (RAAS)-còn được gọi là trục renin–angiotensin–aldosterone—làm trung gian điều chỉnh thể tích dịch ngoại bào (huyết tương, bạch huyếtdịch kẽ), và gây co mạch động mạch. Nhờ đó, nó giúp điều chỉnh huyết áp trung bình của cơ thể.

Renin có thể được gọi là một hormone mặc dù nó không có thụ thể bên ngoài và thay vào đó là hoạt tính enzyme giúp thủy phân angiotensinogen thành angiotensin I.

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Renin kích hoạt hệ renin-angiotensin bằng cách tách angiotensinogen, sinh ra ở gan, để tạo thành angiotensin I, rồi tiếp được chuyển đổi thành angiotensin II bởi ACE, enzyme chuyển đổi angiotensin chủ yếu nằm trong các mao mạch của phổi. Angiotensin II sau đó sẽ làm co mạch máu, làm tăng tiết ADHaldosterone, và kích thích vùng dưới đồi để kích hoạt phản xạ khát, tất cả đều nhằm tăng huyết áp. Chức năng chính của renin vì thế cuối cùng là giúp tăng huyết áp, dẫn đến phục hồi áp lực lọc ở thận.

Renin được tiết ra từ các tế bào cận cầu thận, có thể cảm nhận với những thay đổi trong áp lực máu đi qua thận, thông qua các thụ thể kéo dài trong ở thành mạch máu. Các tế bào cận cầu thận cũng được kích thích để giải phóng renin bằng cách tín hiệu từ tế bào densa macula. Các tế bào này cảm nhận những thay đổi trong lượng natri đến ống lượn xa và phản ứng với việc giảm lượng natri dạng ống bằng cách kích thích giải phóng renin trong các tế bào cận cầu thận. Cùng với nhau, các tế bào densa macula và cận cầu thận tạo nên phức hợp cận cầu thận.

Tiết Renin cũng được kích thích bởi sự kích thích thần kinh giao cảm, chủ yếu thông qua sự kích hoạt thụ thể adrenergic beta-1 (β1 adrenoreceptor).

Renin có thể liên kết với ATP6AP2, làm trong việc chuyển angiotensinogen thành angiotensin I tăng gấp 4 lần so với sự biểu hiện của renin hòa tan. Ngoài ra, việc gắn kết này là kết quả của phosphoryl hóa của chuỗi bên serine và tyrosine của ATP6AP2.[2]

Mức mRNA renin dường như được điều tiết bởi sự gắn kết của HADHB, HuR và CP1 đến một vùng điều hòa ở đầu 3 'UTR.[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

renin
Mã định danh (ID)
Mã EC3.4.23.15
Mã CAS9015-94-5
Các dữ liệu thông tin
IntEnzIntEnz view
BRENDABRENDA entry
ExPASyNiceZyme view
KEGGKEGG entry
MetaCycchu trình chuyển hóa
PRIAMprofile
Các cấu trúc PDBRCSB PDB PDBj PDBe PDBsum
Bản thể genAmiGO / EGO
  1. ^ “Human PubMed Reference:”.
  2. ^ Nguyen G, Delarue F, Burcklé C, Bouzhir L, Giller T, Sraer JD (tháng 6 năm 2002). “Pivotal role of the renin/prorenin receptor in angiotensin II production and cellular responses to renin”. The Journal of Clinical Investigation. 109 (11): 1417–27. doi:10.1172/JCI14276. PMC 150992. PMID 12045255.
  3. ^ Adams DJ, Beveridge DJ, van der Weyden L, Mangs H, Leedman PJ, Morris BJ (tháng 11 năm 2003). “HADHB, HuR, and CP1 bind to the distal 3'-untranslated region of human renin mRNA and differentially modulate renin expression”. The Journal of Biological Chemistry. 278 (45): 44894–903. doi:10.1074/jbc.M307782200. PMID 12933794.