Sắt(II) hydroxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Sắt(II) hydroxit)
Sắt(II) hydroxide
Cấu trúc của sắt(II) hydroxide
Danh pháp IUPACSắt(II) hydroxide
Tên khácFerơ hydroxide
Sắt đihydroxide
Ferrum(II) hydroxide
Ferrum đihydroxide
Nhận dạng
Số CAS18624-44-7
PubChem10129897
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider8305416
UNII7JIM5W32UU
Thuộc tính
Công thức phân tửFe(OH)2
Khối lượng mol89,86168 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu xám lục
Khối lượng riêng3,4 g/cm³ [1]
Điểm nóng chảyphân hủy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Tích số tan, Ksp8 x 10−16[2]
Các nguy hiểm
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
Các hợp chất liên quan
Hợp chất liên quanSắt(II) oxit
Sắt(III) hydroxide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Sắt(II) hydroxide là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học Fe(OH)2. Nó được tạo ra khi các muối sắt(II) như sắt(II) sunfat, hóa hợp với các ion hydroxide. Sắt(II) hydroxide là một chất rắn màu trắng, nhưng chỉ cần chút ít oxy sẽ tạo ra một vỏ ngoài màu xanh lá cây. Chất rắn bị oxy hóa trong không khí này đôi khi được gọi là "rỉ sắt màu xanh lá cây".

Điều chế và phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Sắt(II) hydroxide rất ít tan trong nước (1,43 × 10−3 g/L), hay 10−14 mol/L. Nó kết tủa khi cho muối sắt(II) hóa hợp với các hydroxide tan:[3]

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4

Nếu dung dịch không được tách khỏi oxy không khí và sắt bị khử, chất kết tủa có thể thay đổi màu sắc từ màu xanh lá cây thành màu nâu đỏ phụ thuộc vào hàm lượng sắt(III). Các ion sắt(II) dễ dàng được thay thế bằng các ion sắt(III) do quá trình oxy hóa tuần tự của nó.

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các điều kiện khan khí, sắt(II) hydroxide có thể bị oxy hóa bởi proton của nước để hình thành magnetit (sắt(II,III) oxit) và phân tử hydro. Quá trình này được mô tả bởi phản ứng Schikorr:

3Fe(OH)2 → Fe3O4 + H2↑ + 2H2O

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lide, David R. biên tập (2006). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản 87). Boca Raton, FL: CRC Press. ISBN 0-8493-0487-3.
  2. ^ http://www.gfredlee.com/SurfaceWQ/StummOxygenFerrous.pdf
  3. ^ H. Lux "Sắt(II) Hydroxide" in Handbook of Preparative Inorganic Chemistry, 2nd Ed. Edited by G. Brauer, Academic Press, 1963, NY. Vol. 1. p. 1498.