Sắt(III) oxalat
Sắt(III) oxalat | |
---|---|
Tên hệ thống | iron(3+) ethanedioate (2:3) |
Tên khác | Ferric oxalat Sắt sesquioxalat Sắt(III) etanđioat Sắt sesquietanđioat Ferrum(III) oxalat Ferrum sesquioxalat Ferrum(III) etanđioat Ferrum sesquietanđioat |
Nhận dạng | |
Viết tắt | Fe2(ox)3 |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Fe2(C2O4)3 |
Khối lượng mol | 375,7528 g/mol (khan) 447,81392 g/mol (4 nước) 483,84448 g/mol (6 nước) |
Bề ngoài | chất rắn vàng nhạt (khan) chất rắn màu chanh (6 nước) |
Mùi | không mùi |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | không tan |
Cấu trúc | |
Nhiệt hóa học | |
Dược lý học | |
Dữ liệu chất nổ | |
Các nguy hiểm | |
Các hợp chất liên quan | |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Sắt(III) oxalat là một hợp chất hóa học bao gồm các ion sắt và phối tử oxalat; nó cũng có thể được coi là muối sắt(III) của axit oxalic, có công thức Fe2(C2O4)3. Muối khan có màu vàng nhạt; tuy nhiên, nó có thể được ngậm nước để tạo thành một số hydrat, chẳng hạn như kali ferrioxalat hoặc Fe2(C2O4)3·6H2O, có màu chanh.
Cấu trúc
[sửa | sửa mã nguồn]Cấu trúc tinh thể của Fe2(C2O4)3·4H2O được xác định vào năm 2015. Nó có một tế bào đơn ba trục chứa hai nguyên tử sắt. Mỗi nguyên tử sắt có liên kết phối trí bát diện với các nguyên tử oxy của ba phân tử oxalat và một phân tử nước. Hai trong số ba oxalat đó, nằm trong các mặt phẳng vuông góc, là tetradentat, và kết nối các nguyên tử sắt thành chuỗi dích dắc. Phân tử oxalat thứ ba là bidentat, và kết nối các nguyên tử sắt của các chuỗi liền kề, tạo ra một cấu trúc lớp mở. Một nửa số phân tử nước nằm, không liên kết giữa các chuỗi. Phổ Mössbauer của Fe2(C2O4)3·4H2O chỉ ra rằng sắt có mặt trong một môi trường chuẩn với độ dịch chuyển đồng phân 0,38 mm/s và độ phân tách tứ cực 0,4 mm/s, cho thấy Fe3+ có độ xoáy cao trong phối hợp bát diện.[1]
Ứng dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Nha khoa
[sửa | sửa mã nguồn]Giống như nhiều oxalat khác, sắt(III) oxalat đã được nghiên cứu như là một giải pháp ngắn hạn cho quá mẫn cảm ngà răng.[2] Nó được sử dụng trong một số công thức kem đánh răng; tuy nhiên, hiệu quả của nó đang đặt ra các vấn đề.[3]
Nhiếp ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Sắt(III) oxalat được sử dụng làm chất nhạy sáng trong quy trình in ảnh Kallitype; và quy trình platinotype trong platin/palađi.
Pin
[sửa | sửa mã nguồn]Sắt(III) oxalat tetrahydrat đã được nghiên cứu như một vật liệu rẻ tiền có thể cho điện cực dương của pin lithi-sắt. Nó có thể xen kẽ các ion lithi ở mức hiệu điện thế trung bình 3,35 V và đã cho thấy dung lượng pin là 98 mAh/g.[1]
Trioxalatoferrat(III) (hay ferrioxalat)
[sửa | sửa mã nguồn]Fe2(C2O4)3 khi trộn với axit oxalic theo tỉ lệ 1:3 dưới điều kiện thích hợp sẽ tạo ra sắt(III) bioxalat, Fe(HC2O4)3. Hợp chất này có màu vàng → vàng lục, chứa ion [Fe(C2O4)3]3−.[4]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Một số sắt oxalat khác cũng được biết đến:
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Ahouari, Hania; Rousse, Gwenaëlle; Rodríguez-Carvajal, Juan; Sougrati, Moulay-Tahar; Saubanère, Matthieu; Courty, Matthieu; Recham, Nadir; Tarascon, Jean-Marie (2015). “Unraveling the Structure of Iron(III) Oxalate Tetrahydrate and Its Reversible Li Insertion Capability”. Chemistry of Materials. 27 (5): 1631–1639. doi:10.1021/cm5043149.
- ^ Gillam, D. G.; Newman, H. N.; Davies, E. H.; Bulman, J. S.; Troullos, E. S.; Curro, F. A. (2004). “Clinical evaluation of ferric oxalate in relieving dentine hypersensitivity”. Journal of Oral Rehabilitation. 31 (3): 245–250. doi:10.1046/j.0305-182X.2003.01230.x.
- ^ Cunha-Cruz, J.; Stout, J. R.; Heaton, L. J.; Wataha, J. C. (ngày 29 tháng 12 năm 2010). “Dentin Hypersensitivity and Oxalates: a Systematic Review”. Journal of Dental Research. 90 (3): 304–310. doi:10.1177/0022034510389179. PMC 3144108. PMID 21191127.
- ^ REPLACEMENT CHEMICALS FOR PLATINUM AND PALLADIUM PRINTING. Truy cập 22 tháng 3 năm 2021.