Sắt(II) sulfit
Sắt(II) sulfit | |
---|---|
Tên khác | Ferơ sulfit Ferrum(II) sulfit Sắt(II) sulfat(IV) Ferơ sulfat(IV) Ferrum(II) sulfat(IV) |
Số CAS | 21006-12-1 (2 và 3 nước) 13450-81-2 (2,5 nước) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | FeSO3 |
Khối lượng mol | 135,9112 g/mol (khan) 171,94176 g/mol (2 nước) 180,9494 g/mol (2,5 nước) 189,95704 g/mol (3 nước) |
Bề ngoài | tinh thể bát diện màu lục nhạt (2,5 và 3 nước)[1][2] |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | không tan |
Độ hòa tan | tạo phức với hydrazin |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | độc |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Sắt(II) selenide Sắt(II) telurit |
Hợp chất liên quan | Sắt(II) sulfat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Sắt(II) sulfit là một hợp chất vô cơ của sắt và ion sulfit có công thức hóa học FeSO3. Muối này có màu lục nhạt, không tan trong nước.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1968, Bugli & Pannetier là những người đầu tiên điều chế α-FeSO3·3H2O.[2] Đến năm 1977, Lars-Gunnar Johansson, E. Ljungström đã điều chế và nghiên cứu dạng ngậm nước thấp hơn của nó, FeSO3·2,5H2O.[1]
Điều chế và tính chất
[sửa | sửa mã nguồn]FeSO3·2,5H2O được điều chế bằng cách làm mất nước của α-FeSO3·3H2O, sử dụng dung dịch SO2 bão hòa trong một ống thủy tinh, đậy kín và làm nóng đến 100 °C (212 °F; 373 K).[1]
FeSO3·2,5H2O từ từ bị oxy hóa trong không khí, màu của hợp chất chuyển dần sang vàng nâu.[1] α-FeSO3·3H2O có tính ổn định không cao, màu của tinh thể chuyển dần từ lục nhạt sang nâu nhạt trước khi phân hủy.[2]
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]FeSO3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như FeSO3·2N2H4·H2O là tinh thể màu lục nhạt.[3]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d Lars-Gunnar Johansson, E. Ljungström – Structure of iron(II) sulfite 2.5-hydrate. Acta Cryst. (tháng 5 năm 1980). B36, 1184–1186. doi:10.1107/S0567740880005547.
- ^ a b c Lars-Gunnar Johansson, O. Lindqvist – The crystal structure of iron(II) sulfite trihydrate, α-FeSO3·3H2O. Acta Cryst. (tháng 5 năm 1979). B35, 1017–1020. doi:10.1107/S0567740879005471.
- ^ Jayant S. BudkuIey, K. C. Patil – Synthesis, infrared spectra and thermoanalytical properties of transition metal sulfite hydrazine hydrates. Journal of Thermal Analysis, 36 (1990): 2583–2592. doi:10.1007/bf01913655.