Sao Đại Giác

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Sao Đại Giác (Arcturus)

Arcturus trong chòm sao Mục Phu.
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Mục Phu
Xích kinh 14h 15 m 39.7s
Xích vĩ +19° 10' 56"
Cấp sao biểu kiến (V) −0.04
Các đặc trưng
Kiểu quang phổK1.5IIIFe-0.5
Chỉ mục màu U-B1.27
Chỉ mục màu B-V1.23
Chỉ mục màu R-I0.65
Kiểu biến quangVariable star
note (category: variability): H and K emission vary.
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−5 km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −1093.45 mas/năm
Dec.: −1999.40 mas/năm
Thị sai (π)88.98 ± 0.68 mas
Khoảng cách36.7 ± 0.3 ly
(11.24 ± 0.09 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−0.29
Chi tiết
Khối lượng3.5 [1] M
Bán kính25.7 ± 0.3 [2] R
Độ sáng210 ± 10 [3] L
Nhiệt độ4,300 [4] K
Độ kim loại20–50% Sun
Tốc độ tự quay (v sin i)<17 km/s
Tuổi> 4.6 × 109 năm
Tên gọi khác
Alramech, Abramech, α Boötis, 16 Boötes, HD 124897, HR 5340, BD+19°2777, GCTP 3242.00, GJ 541, LHS 48, and HIP 69673

Arcturus (định danh Alpha Boötis), tên Hán-Việt là sao Đại Giác (大角星/Đại Giác Tinh), là một trong những ngôi sao sáng và gần chúng ta nhất. sao Đại Giác có màu vàng cam, cách chúng ta khoảng 37 năm ánh sáng. Đây là ngôi sao sáng nhất trong chòm Mục Phu (Bootes). Độ sáng biểu kiến của nó là -0.04, xếp thứ 4 trong số các ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm, sau sao Thiên Lang (thuộc chòm Đại Khuyển), sao Lão Nhân (thuộc chòm Thuyền Để), Alpha Centauri (thuộc chòm Bán Nhân Mã). sao Đại Giác là một ngôi sao đang chuyển động riêng với vận tốc khá nhanh. 2000 năm nay, nó đã di chuyển được một khoảng cách bằng 2 lần bán kính biểu kiến của Mặt Trăng.

Sao Đại Giác trên bầu trời đêm

Tuổi của sao[sửa | sửa mã nguồn]

Sao Đại Giác được ước tính là khoảng 6 đến 8,5 tỷ năm tuổi,[5] nhưng có một số điều không chắc chắn về tình trạng tiến hóa của nó. Dựa trên các đặc điểm màu sắc của sao, nó hiện đang đi lên nhánh sao khổng lồ đỏ và sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi nó tích lũy một lõi heli thoái hóa đủ lớn để đốt cháy heli.[6] Nó có khả năng đã cạn kiệt hydro từ lõi của nó và hiện đang trong giai đoạn đốt cháy lớp vỏ hydro đang hoạt động. Tuy nhiên, Charbonnel et al. (1998) đã đặt nó cao hơn một chút so với nhánh nằm ngang và cho rằng nó đã hoàn thành giai đoạn chớp cháy heli.[7]

Khả năng có hệ hành tinh?[sửa | sửa mã nguồn]

Phép đo thiên văn của vệ tinh Hipparcos gợi ý rằng sao Đại Giác là một hệ sao đôi, với ngôi sao đồng hành mờ hơn khoảng 20 lần so với ngôi sao chính và có quỹ đạo đủ gần để con người có thể phát hiện ra nó ở mức rất giới hạn. Các kết quả gần đây vẫn chưa có kết luận, nhưng hỗ trợ việc phát hiện cận biên của Hipparcos về một cặp nhị phân đồng hành.[8]

Năm 1993, phép đo vận tốc hướng tâm cho thấy sao Đại Giác thể hiện dao động vận tốc hướng tâm trong thời gian dài, có thể được hiểu là phải tồn sại một sao lùn nâu hoặc hành tinh khác chuyển động quanh. Vật thể này sẽ có khối lượng gần gấp 12 lần Sao Mộc và nằm ở cùng khoảng cách quỹ đạo với sao Đại Giác cũng như Trái Đất với Mặt Trời, ở mức 1,1 đơn vị thiên văn. Cho đến nay hệ hành tinh của sao Đại Giác vẫn chưa được sác nhận.[9]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://www.stellar-database.com/Scripts/search_star.exe?Name=Arcturus
  2. ^ Angular diameters of stars from the Mark III optical interferometer., MOZURKEWICH D.; ARMSTRONG J.T.; HINDSLEY R.B.; QUIRRENBACH A.; HUMMEL C.A.; HUTTER D.J.; JOHNSTON K.J.; HAJIAN A.R.; ELIAS II N.M.; BUSCHER D.F.; SIMON R.S., Astron. J., 126, 2502-2520 (2003)
  3. ^ Based upon the values for temperature and radius in combination with the Stefan–Boltzmann law.
  4. ^ Oxygen abundances in halo giants. V. Giants in the fairly metal-rich globular cluster M 71., SNEDEN C.; KRAFT R.P.; LANGER G.E.; PROSSER C.F.; SHETRONE M.D, Astron. J., 107, 1773-1785 (1994)
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ramirez_prieto_2011
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Pavlenko2008
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Pavlenko20082
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên verhoelst2005
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Kgiants

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lưu Văn Hy, Vũ trụ huyền bí, Nhà xuất bản thanh niên, 2003, 463 trang

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: Sky map 14h 15m 39.7s, 19° 10′ 56″