Sóc chuột (phân họ Sóc đất)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sóc chuột
Khoảng thời gian tồn tại: Đầu Thế Miocen đến nay
Sóc chuột phương Đông (Tamias striatus)
Phân loại khoa học e
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Rodentia
Họ: Sciuridae
Phân họ: Xerinae
Tông: Marmotini
Illiger, 1811[1]
Chi

3, xem văn bản

Sóc chuột (tiếng Anh: chipmunk) là những loài gặm nhấm nhỏ có sọc trên lưng của Họ Sóc. Sóc chuột được tìm thấy ở Bắc Mỹ, ngoại trừ sóc chuột Siberia chủ yếu được tìm thấy ở châu Á.

Các chi[sửa | sửa mã nguồn]

Sóc chuột có thể được phân loại như một chi đơn Tamias hay ba chi: Tamias, gồm sóc chuột phương Đông là loài còn tồn tại duy nhất; Eutamias, gồm sóc chuột Siberia là loài còn tồn tại duy nhất và Neotamias, gồm 23 loài còn lại, chủ yếu ở phía tây Bắc Mỹ.

Chi Eutamias

Chi Tamias[2]

Chi Neotamias

Thức ăn[sửa | sửa mã nguồn]

Sóc chuột là loại ăn tạp. Các thứ nó ăn gồm có hạt, đậu, trái cây, trứng chim, cóc nhỏ, nấm, giun, côn trùng và một đôi khi những con vật nhỏ như chuột mới sinh.[3][4] Đầu mùa thu, sóc chuột bắt đầu dự trữ thức ăn trong hang của chúng để dành ăn trong mùa đông. Một vài loài khác lại cất giấu thức ăn vào nhiều chỗ khác nhau. Thường thường chúng sống trong ổ cho đến mùa xuân. Chúng có thể phùng miệng ra và dùng má như là túi đựng thức ăn để đem về tổ.[5]

Sinh thái và đời sống[sửa | sửa mã nguồn]

Sóc chuột ở bắc mĩ giao phối vào đầu mùa xuân và đầu mùa hè, mỗi lần sinh ra khoảng 4 hay 5 sóc con, 2 lần trong một năm.[3] Sóc ở á châu chỉ sinh 1 lần mỗi năm. Sóc con chui ra khỏi tổ sau khoảng 6 tuần và khoảng 8 tuần thì chúng tự đi sống độc lập.[6]

Sóc chuột có chức năng quan trọng trong sinh thái học. Chúng rải hạt của các cây và rải phấn từ những nấm mà chúng ăn, do dó giúp cho cây và nấm sinh sôi thêm.[7]

Sóc chuột xây dựng những chiếc tổ to lớn có thể dài hơn 3,5 m và có nhiều lối đi vào được giấu kín. Chỗ ngủ được giữ rất sạch sẽ. Chúng là con mồi cho những loài hữu nhủ và chim ăn thịt khác. Trong vài trường hợp chúng lại tấn công những ổ chim để cướp trứng.

Chúng thường thọ khoảng 3 năm, tuy nhiên đã có con sống khoảng 9 năm khi bị giam cầm.[8]

Khi bị giam cầm, chúng ngủ 15 giờ một ngày.[9]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Illigeri, Caroli (1811). “Genus 34. Tamias (ταμιας promus condus) Bakkenhörnchen”. Prodromus systematis mammalium et avium. Berlin: C. Salfeld. tr. 83.
  2. ^ Tamias Lưu trữ 2010-06-05 tại Wayback Machine, Mammal Species of the World, 3rd ed.
  3. ^ a b Hazard, Evan B. (1982). The Mammals of Minnesota. University of Minnesota Press. tr. 52–54. ISBN 0-8166-0952-7.
  4. ^ Eastern Chipmunk - Tamias striatus - NatureWorks
  5. ^ West Virginia Wildlife Magazine: Wildlife Diversity Notebook. Eastern chipmunk
  6. ^ Charles Walsh Schwartz & Elizabeth Reeder Schwartz, Jerry J. Conley (2001). The Wild Mammals of Missouri. University of Missouri Press. tr. 135–140. ISBN 0-8262-1359-6.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Dean Apostol & Marcia Sinclair (2006). Restoring the Pacific Northwest: The Art and Science of Ecological Restoration in Cascadia. Island Press. tr. 112. ISBN 1-55963-078-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Information on Chipmunks Lưu trữ 2012-12-22 tại Wayback Machine http://www.essortment.com/information-chipmunks-56048.html Lưu trữ 2012-12-22 tại Wayback Machine
  9. ^ "40 Winks?" Jennifer S. Holland, National Geographic Vol. 220, No. 1. July 2011.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dữ liệu liên quan tới Tamias tại Wikispecies