Thảo luận:Phan Châu Trinh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Hisonan trong đề tài Năm đi Nhật
Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.

Untitled[sửa mã nguồn]

Bài này giống (character-by-character) với [1]--Á Lý Sa 13:00, 20 tháng 4 2005 (UTC)

Xin đọc bài viết này Wikipedia:Thảo Luận#Về một số việc làm liên quan đến quyền tác giả NOB 01:31, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi không hiểu: nhãn TOCright là gì vậy? Và không biết vì sao hình tải lên lại che mất chữ trong bài?Thái Nhi 01:48, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

TOCright là một tiêu bản để đưa mục lục qua phía bên phải nếu nó dài quá. Bài này tôi thấy chưa dài lắm, chắc để mục lục ở phía trái cũng được. Nguyễn Hữu Dng 01:57, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Châu vs. Chu[sửa mã nguồn]

Xin lưu ý âm Châu cổ hơn âm Chu. Ở thời cụ Phan người ta chỉ đọc âm đó là Châu, sau này mới đọc là Chu. Vậy nên tên cụ Phan chỉ có thể đọc là Phan Châu Trinh. Nhiều người đọc Phan Chu Trinh theo âm mới là không hợp lý. Hiện nay các văn bản chính thức, trường PCT ở Đà Nẵng, Toàn tập tác phẩm PCT... vẫn dùng đúng là Phan Châu Trinh. Avia (thảo luận) 08:46, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

周 đọc là châu hay chu đều được và cùng nghĩa.Mathanhloi 08:51, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cái đó tôi biết. Bạn đọc lại giùm, ý tôi thế này: tên cụ Phan phải đọc là Châu vì lúc sinh thời cụ mọi người đọc như vậy. Còn âm Chu sau này mới dùng, nên không phải là tên của cụ. Avia (thảo luận) 09:41, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thảo luận: chắc là vùng đọc Châu, vùng đọc Chu, khi cụ ở vùng này sang vùng nọ nên mới có sự thay đổi.Mathanhloi 10:18, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, đúng là đương thời tên cụ Phan được gọi là Châu, do gọi trệch từ Chu để không bị phạm húy (tên chúa đàng trong lúc ấy là Nguyễn Phúc Chu). Sau này tuy có thêm biến đổi được chấp nhận rộng rãi là Chu, nhưng vẫn theo ông Dương Trung Quốc thì gia đình cụ đã có ý kiến nên dùng phương án là Châu. Ông cũng đề nghị và kêu gọi tôn trọng ý kiến của gia đình. (Theo Báo Hà Nội Mới Tin chiều ngày 30-3-2006). Wiki thì sao? Chúng tôi nghĩ nên đổi Chu lại thành Châu cho hợp đạo lý. Nguoithudo 08:41, ngày 30 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Tôi cũng đề nghị đổi tên bài thành Châu. Cụ người Quảng Nam nơi người dân (nhất là gia đình) đọc là Châu, cần tôn trọng tên riêng. Khác gì có người muốn đổi "Võ Nguyên Giáp" thành "Vũ" cho sic "đúng". Duyệt-phố 18:08, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có lẽ khái niệm tôn trọng lịch sử nên được dùng trong trường hợp này. Lịch sử đã gọi cụ Phan khi thì là Phan Chu Trinh, khi thì là Phan Châu Trinh. Nếu gọi theo một cách nào đó(kể cả theo nguyện vọng của gia đình) thì sẽ gây nên những điều khó hiểu cho con cháu vì làm sao đính chính hết chữ Chu nếu muốn chỉ gọi là Châu? Ngay trong thị xã Hội An cũng có đường Phan Chu Trinh trong khi lại có trường đại học Phan Châu Trinh tại số 2 Trần Hưng Đạo.

Đề nghị đưa ra biểu quyết "Châu" hay "Chu". Duyệt-phố (thảo luận) 20:31, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quả bom chính trị[sửa mã nguồn]

Nếu yêu sách tại hội nghị Versailles là một "quả bom chính trị chấn động nước Pháp" thì tại sao tại bài Hồ Chí Minh lại viết là "không gây được sự chú ý"? Nguyễn Hữu Dng 07:16, ngày 26 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đây là một thí dụ rất tốt của lối viết có tính chất chủ quan! Tôi nghĩ là nếu nó thực sự làm "chấn động nước Pháp" thì chính quyền Pháp đã bị áp lực của dân và bỏ Đông Dương (như chính phủ Hoa Kỳ bỏ Nam Việt Nam dưới áp lực của dân trong thời Chiến tranh Việt Nam). Mekong Bluesman 10:53, ngày 26 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Theo tôi, gọi là "quả bom chính trị" bởi các yếu tố sau:

  • Đây là yêu sách thẳng thừng đầu tiên của một dân tộc thuộc địa tung ra ngay Hội nghị quốc tế. (ta có thể thấy tư tưởng của Phan Tây Hồ rất rõ nét)
  • Cũng chính sự kiện này mà về sau, Nguyễn Tất Thành chính thức lấy tên là Nguyễn Ái Quốc.
  • Ở Đông Dương, yêu sách này đã làm nảy ra cuộc bút chiến giữa các báo tiến bộ và thực dân. Ở chính quốc, cũng bắt đầu hình thành tư tưởng tiến bộ, chống lại thực dân, dẫn đến hình thành Đảng Cộng sản Pháp.

Những ảnh hưởng về sau của nó:

  • Chính quyền thực dân Pháp không chú ý mấy. Tư tưởng của Phan Tây Hồ bộc lộ nhược điểm.
  • Như đã nêu trên, yêu sách đã gây ảnh hưởng ở người Pháp làm bộc lộ ra mâu thuẫn giữa tư tưởng tiến bộ và thực dân, từ đó mới có sự tham gia từ chính quốc.
  • Nguyễn Ái Quốc có những vốn liếng chính trị đầu tiên.

Thái Nhi 01:40, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

  • Phong trào chống thuộc địa hóa các nước khác và phong trào Cộng sản đã xuất hiện tại châu Âu trước khi có hội nghị Versailles. Sự hình thành của Đảng Cộng sản Pháp, Thái Nhi thật sự tin là do ảnh hưởng của Phan Chu Trinh sao?!! (Marx viết Das Manifest der Kommunistischen Partei năm 1848).
  • Nó có thể đã có ảnh hưởng rất sâu với Nguyễn Ái Quốc không có nghĩa nó là "quả bom chính trị chấn động nước Pháp".
  • Nó tạo ra cuộc bút chiến tại Đông Dương cũng không có nghĩa nó là "quả bom chính trị chấn động nước Pháp".
Tại sao Thái Nhi phải dùng một cụm từ thiếu chính xác như "quả bom chính trị" trong khi Thái Nhi có thể giải thích nó là một sự kiện đã có các hậu quả như a, b và c?
Mekong Bluesman 14:43, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hạ nhiệt, giảm cường độ một tý nó đâu có làm giảm giá trị của bài viết. Tôi đã từng thay "nữ tướng duy nhất của Việt Nam" bằng "nữ tướng đầu tiên của QDND" Việt Nam (bài Nguyễn Thị Định),người đọc cảm thấy nhẹ hơn. Tôi cũng dân Bonsevich 3 đời, nhưng đọc nhiều bài (không phải bài này), thấy "nổ" dữ quá, nên miễn bình loạn...Mathanhloi 14:59, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

À không! Ý tôi là nội dung của bản Yêu sách chịu ảnh hưởng của tư tưởng cụ Phan rất rõ nét! Còn việc "quả bom chính trị" có để hay không cũng không ảnh hưởng bài viết. Tôi cũng không phản đối gì việc để hay xóa! Tôi chỉ nêu ý kiến của mình, đơn giản là vậy. Còn việc có Bonsevich 3 đời, hay 4 đời hay không, trên WIKI, hình như yếu tố đó không được xem xét! Nếu bạn sửa lại, mà tốt hơn, dĩ nhiên là được hoan nghênh.
Về bài viết, tôi hoàn toàn tôn trọng tư liệu khách quan, cũng tư cách của nhân vật chính. Vì vậy, thông thường tôi có phần nào chú tâm đến yếu tố đặc trưng như "quả bom chính trị" (bài Phan Chu Trinh), hay "nữ tướng quân duy nhất của Việt Nam thời hiện đại" (bài Nguyễn Thị Định). Việc bạn có sửa đổi lại, theo tôi vẫn mang tính khách quan mà vẫn giữ được ý tôn trọng thì tốt chứ sao?
Riêng về bài Nguyễn Thị Định, thật lòng, tôi cũng hơi tiếc, vì bạn đã sửa lại chi tiết đó. Vì từ khi nước Việt Nam hiện đại thành lập (tôi hiểu là không có phong kiến, dù là VNDCCH hay VNCH) thì bà Nguyễn Thị định là nữ tướng được phong hàm duy nhất, dù là QĐNDVN hay QL VNCH. Thế không phải là "nổ" bạn ạ. Tuy nhiên, tôi nghĩ, điều bạn sửa cũng không cạn hệ đến toàn bàiThái Nhi 05:34, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
"Nữ tướng duy nhất của Việt Nam" không thể dùng được vì còn có các tên trong lịch sử như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Ẩu... "Nữ tướng phong hàm duy nhất của Việt Nam" mang nghĩa là trong tương lai sẽ không có phụ nữ nào được phong hàm tướng. Mekong Bluesman 06:25, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Yes, Mekong Bluesman đã trả lời chí lý. Còn việc 3 đời, 4 đời nó không được xem xét trên wiki, chính xác luôn, tôi chỉ dùng nó để ví "tôi đây" là người "trong cuộc", nghe còn thấy oải, huống gì một người "không trong cuộc".Mathanhloi 06:38, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

"Nguyễn Thị Định (1920-1992) là nữ tướng duy nhất của Việt Nam thời hiện đại" (gần với câu nguyên thuỷ) có ghi thời gian cụ thể nên chấp nhận được, còn muốn rõ hơn nữa thì thêm "cho đến nay". --Docomo (thảo luận) 06:49, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Thời hiện đại còn kéo dài hàng...trăm, đến hàng ngàn năm nữa thì sao?Mathanhloi 09:26, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Cũng không sao. Hiện đại trong context. --Docomo (thảo luận) 09:34, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Khác nhau[sửa mã nguồn]

Ông Phan Chu Trinh có quan điểm khác với ông Phan Bội Châu chỗ nào chứ chỉ kể ra bạo động và bất bạo động có khi lại không đúng. Một ông là đánh nhau để dành độc lập, có độc lập rồi tính sau, kể cả lập lại chế độ phong kiến cũ với một ông minh quân, lực lượng thì dựa vào trí thức trẻ với vũ khí của đồng minh là người da vàng tài giỏi Nhật Bản đồng văn hoặc nếu không được nữa thì anh hai Trung quốc đồng bệnh. Một ông tự dựa vào bản thân, thân mà yếu thì tự chủ kiểu gì, muốn bản thân mạnh thì từng người dân phải theo mới, theo khoa học tân thời, biết cách làm ăn, làm giàu cho bản thân và xã hội, khi dân đã mạnh thì sẽ đấu tranh để được bình đẳng với Pháp, đến khi thành công thì xã hội sẽ ổn định và phát triển theo mô hình dân chủ phương Tây. Nếu cho rằng một ông chủ trương cách mạng liệu pháp sốc và một ông chủ trương cải lương từng bước, từng chút thì cũng bị nhầm lẫn. Hai ông có hai cách phân tích sự kiện mất nước khác nhau. Một ông cho rằng độc lập là điều kiện tiên quyết cho dân tộc phát triển, một ông cho rằng dân sinh tự cường, tự chủ (dù đang bị đô hộ vẫn có thể dựa theo Pháp để học cách tự cường, nâng cao dân trí) thì đất nước sẽ độc lập và là độc lập vững bền, nếu có độc lập mà dân trí thấp, lạc hậu. Trí thức nhai lại cổ nhân thánh hiền, nịnh bợ bề trên, lưỡi gỗ, chèn ép đe nẹt dân chúng, tất cũng sụp đổ và mất nước như cũ.Moimem 09:25, ngày 23 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Moimem có thể chuyển từ phát biểu này thành một đoạn viết trong bài không? Điều đó có ích cho bài viết hơn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 00:04, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Biểu quyết[sửa mã nguồn]

Tôi không đồng ý dùng "Châu". "Chu" phổ biến hơn rất nhiều và nó đã được đặt cho phần lớn các đường phố, trường học... Điều tưởng rằng chính xác hơn chưa hẳn đã đúng--Vuon hong (thảo luận) 22:01, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Những tên người do để khỏi phạm húy nên phải đổi đi trong cách gọi không hiếm và thường là tên sau lại thành phổ biến hơn tên ban đầu (họ "Hoàng" thành họ "Huỳnh" chẳng hạn). Do vậy không riêng trường hợp Phan Chu Trinh mà các trường hợp khác cũng vẫn nên dùng tên phổ biến hơn và bài viết nói rõ tên ban đầu, lý do phải đổi là được. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 08:05, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ngữ lục[sửa mã nguồn]

Bài tựa của Phan Châu Trinh viết cho sách "Hợp quần doanh sinh thuyết" có đoạn:

Phần trên là trích đoạn mà Motoro đã đưa vào bài mà tôi cho rằng:
  1. Vi phạm bản quyền vì trích dẫn quá nhiều
  2. Nội dung hoàn toàn không phù hợp với bài viết. Đây là bài tựa của một quyển sách, không phải một tác phẩm tiểu biểu nào của tác giả.
Vui lòng không tiếp tục phục hồi nội dung trên trước khi đạt được đồng thuận. Nếu còn tiếp tục bài viết sẽ bị khoá. ~ Violet (talk) ~ 13:51, ngày 5 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

1. Chỉ trích dẫn bấy nhiêu thì chưa đến mức vi phạm bản quyền. Hơn nữa nội dung trích dẫn được viết năm 1906, cách đây 108 năm, hết hạn bản quyền theo luật VN lẫn luật Mỹ lâu rồi.

2. Đây là phần ngữ lục nghĩa là trích dẫn. Có thể trích dẫn một câu nói của tác giả cũng được chứ đâu cần phải là một tác phẩm. Violet đòi hỏi thật vô lý. Nếu Violet hiểu "Ngữ lục" nghĩa là trích dẫn từ tác phẩm thì tôi đề nghị đổi mục này thành "Trích dẫn" để Violet khỏi hiểu lầm.

Nếu Violet không còn ý kiến gì khác thì tôi sẽ đưa nội dung này vào bài. Lúc đó Violet đừng lùi sửa rồi khóa bài với lý do chưa đạt đồng thuận nha vì bạn không chịu thảo luận nữa để đi đến đồng thuận chứ không phải tại tôi. Bạn im lặng thì xem như không còn phản đối gì nữa. Motoro (thảo luận) 15:09, ngày 5 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Không phải cứ hết hạn bản quyền là muốn đưa vào bao nhiêu cũng được. Đây là bài viết bách khoa về tiểu sử nhân vật, chép 1 trang A4 văn chương của tác giả đưa vào đây để làm gì? Chưa kể đề mục thêm vào chẳng ăn nhập gì đến cấu trúc bài viết, chẳng khác nào phá bài. Tôi đã nói rõ, muốn đưa vào phải có đồng thuận là đồng thuận của cộng đồng, của các thành viên khác, là ý kiến của đa số, chứ không phải là đồng thuận của tôi và thành viên Motoro. Tôi im lặng là giữ nguyên ý kiến phản đối. Nói một cách dễ hiểu, là hiện giờ bạn chẳng có đồng thuận nào hết. ~ Violet (talk) ~ 16:05, ngày 5 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cái này làm gì đến 1 trang A4. Tôi thấy bài tiểu sử nhân vật nào chẳng hạn Hồ Chí Minh hay Ngô Đình Diệm đều có cũng có phần "trích dẫn". Sao bạn không nói là phần "trích dẫn" phá cấu trúc mấy bài đó mà bạn lại phản đối tại bài Phan Châu Trinh ? Tôi thấy có phá gì đâu, bạn hỏi mọi người xem có phá không ? Nếu không có ai kể cả bạn đưa ra lý lẽ nào khác để loại nội dung này ra khỏi bài tôi sẽ thêm vào. Lúc đó đừng có lùi sửa gây bút chiến mà không chịu nói lý lẽ nha.Motoro (thảo luận) 16:11, ngày 5 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

  1. ^ Bài tựa chữ Nôm viết cho "Hợp quần doanh sinh thuyết", Phan Châu Trinh, Phan Châu Trinh toàn tập, tập 2, trang 83-85, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2005
Nhắc đến bài HCM hay NĐC thì phải nhận là một phần do thiếu sót của tôi. Lịch sử đóng góp rối nhiều quá. Đáng lẽ mấy tài khoản rối bị cấm vì thành tích vặn nguồn, bịa nguồn hay đưa thông tin sai lệch thì những đóng góp vào các bài quan trọng, nặng tính chính trị như thế nên được dọn dẹp bớt mới phải. ~ Violet (talk) ~ 16:26, ngày 5 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Dĩ nhiên nếu bạn tùy tiện xóa những thông tin có nguồn hợp lệ thì sẽ bị cộng đồng phản ứng thôi. Nếu bạn muốn ngăn không cho đưa trích dẫn vào bài thì phải có lý do chính đáng chứ không thể nói phần này phá cấu trúc bài được. Phần trích dẫn là phần gần như không thể thiếu ở các bài tiểu sử. Không chỉ các bài Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm mà các bài Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng đều có. Bạn hãy xóa hết phần "trích dẫn" ở các bài tôi vừa liệt kê đi mà không gặp phản ứng của cộng đồng thì tôi đồng ý với bạn phần này không cần thiết cho các bài tiểu sử mà chỉ phá cấu trúc bài. Ý bạn thế nào ? Bạn thấy sự vô lý của mình nên im lặng phải không. Tôi sẽ đưa phần này vào bài.Motoro (thảo luận) 16:41, ngày 5 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi cũng thấy mục này không hợp lý và phá vỡ cấu trúc bài. Phan Châu Trinh là nhà thơ, nhà văn, những gì ông viết chắc chắc rất nhiều, như vậy nội dung trên có gì đặc biệt để được đưa vào bài? Cho dù nó có đặc biệt thì đoạn đó cũng quá dài. Các mục quan trọng trong phần tiểu sử hiện nay chỉ có dung lượng bằng 1/3 đoạn đó. Như thế cấu trúc bài đã trở nên bất hợp lý. Trong các bài tiểu sử ở Wikipedia thì trích dẫn rất phổ biến, vì nó cần thiết, nhưng chắc khó có bài nào một trích dẫn dài đến như vậy. Người đọc Wikipedia cần những thông tin về tiểu sử, danh mục tác phẩm, sự kiện... Còn những gì tác giả viết sẽ ở Wikisource. Thông tin được sắp xếp hợp lý, nằm đúng chỗ sẽ phát huy hiệu quả hơn.--Paris (thảo luận) 13:19, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi đã bỏ bớt. Nhưng nhất định phải có phần trích dẫn để người đọc thấy được các tư tưởng, quan điểm cơ bản của Phan Châu Trinh.Motoro (thảo luận) 13:23, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Motoro! Chắc không ai phải đối trích dẫn đâu. Chỉ là như thế nào để hợp lý thôi. Còn để thấy các tư tưởng, quan điểm cơ bản của Phan Châu Trinh thì ngoài cách trích dẫn, có thể viết dựa trên đánh giá của các nhân vật khác. Bài viết hiện nay có quá ít chú thích nguồn gốc. Nếu bạn có tài liệu, xin bổ xung cho bài.--Paris (thảo luận) 13:38, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hiện giwof đã có quá nhiều đánh giá của các nhân vật khác đủ mọi xu hướng chính trị, có cả đánh giá của sử gia nước ngoài nữa. Mình còn có nhiều đánh giá khác nhưng thấy nhiều quá rồi nên không muốn đưa thêm. Motoro (thảo luận) 13:42, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vấn đề không phải là ý kiến quá nhiều, mà là cách viết của Motoro & các tài khoản cũ quá dài dòng, luộm thuộm, gây mất cân đối và phá vỡ cấu trúc bài. Hãy tìm cách viết lời ít ý nhiều, 100 chữ có sức nặng của 1000 chữ. Vấn đề này đã đề cập nhiều lần trong một thời gian dài nhưng không thấy sửa đổi, không hiểu lý do tại sao ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:49, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Khov chỉ giỏi chê bai. Có thấy đóng góp gì cho bài này đâu. Motoro (thảo luận) 13:51, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thế thì sao ? Có thay đổi được sự thật là cách viết của anh bị chỉ trích rất nhiều lần hay không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:19, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nội dung trích dẫn quá dài, không hiểu nó cho thấy tư tưởng, quan điểm cơ bản nào của cụ Phan? Đây là không là Source mà trích dẫn dài dòng, luộm thuộm như thế, các trích dẫn đó có nổi bật đến mức như Motoro tự nhận không? Đến giờ vẫn là chả ai đồng thuận hết với cái kiểu trích dẫn dài dòng này. Nếu có trích dẫn thì kiếm những câu nói nổi tiếng của cụ mà trích, thiếu gì mà phải trích kiểu dài dòng này. Mà mấy cái trích dẫn này nói về cái gì thế? Nal (thảo luận) 14:03, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi thấy các trích dẫn này thể hiện quá rõ tư tưởng của cụ Phan về con người - xã hội VN và con đường giành độc lập cho VN đấy chứ. Sao Nal không hiểu ? Motoro (thảo luận) 14:06, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nal muốn xóa thì đặt biển trước rồi 24h sau đưa vào thảo luận cho đúng quy trình. Motoro (thảo luận) 14:09, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.

Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 14:17, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Khóa 1 ngày[sửa mã nguồn]

Các bạn đang tranh chấp, bút chiến bài này, tôi tạm khóa trong 1 ngày để làm dịu "những cái đầu đang rất nóng". Các bạn hãy thảo luận kỹ, đừng biến bài thành một bãi chiến trường.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 14:17, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vậy thì mời bạn Dinhhoangdat đặt bài trở về đúng nguyên bản trước khi có tranh chấp. Nal (thảo luận) 14:35, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nguyên bản là bản hiện thời đấy Nal. Nal xóa nội dung có tranh chấp mà không đặt bảng 24h là sai quy trình mà còn xúi BQV ủng hộ sai lầm của mình nữa. Motoro (thảo luận) 14:36, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tức là tôi xóa quên không đặt bảng 24h, do tranh chấp đã xảy ra từ hôm qua, đã qua 24h. Vì vậy yêu cầu của tôi trở về nguyên bản trước khi có tranh chấp là không sai. Vậy xin bổ sung yêu cầu BQV Dinhhoangdat đặt bảng 24h và đặt bài trở về đúng nguyên bản trước khi có tranh chấp. Nal (thảo luận) 14:42, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hôm qua tranh chấp nội dung đâu giống hôm nay. Nal đừng ngụy biện. Trước khi có tranh chấp thì nội dung nó như thế này Nal còn đòi hỏi gì nữa ? Nal nhảy vào tranh chấp với tôi chứ đâu phải tôi nhảy vào tranh chấp với Nal.Motoro (thảo luận) 14:45, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi khóa vì hai bạn đang tranh chấp ngày hôm nay, nếu để lâu một trong hai bạn thể nào cũng vi phạm 3RR mà thôi. Cụ Trinh hay bài viết này chẳng có "Tội" gì cả. Các bạn hãy nghỉ ngơi và nghĩ về lợi ích của wiki hơn là cứ bút chiến. Ngày mai khi những cái đầu đã lạnh. Các suy nghĩ sẽ trong lành hơn.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 15:03, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
☑YĐã mở khóa. @ Nal Tôi đã gắn biển mâu thuẫn giúp bạn. @Motoro tự giác giúp nhé!. Áp dụng theo Wikipedia:Quy tắc ứng xử trên Wikipedia. Cám ơn. Tuấn Út Thảo luận 15:35, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thảo luận giải quyết tranh chấp nội dung đưa vào[sửa mã nguồn]

Nội dung tranh chấp[sửa mã nguồn]

Trích dẫn

Trong Thư gửi Toàn quyền Đông Dương ngày 1 tháng 10 năm 1906, Phan Châu Trinh viết:

Trong cuộc nói chuyện với Thống soái Sài Gòn trên đảo Côn Lôn, Phan Châu Trinh đã nói:

Bài tựa của Phan Châu Trinh viết cho sách "Hợp quần doanh sinh thuyết" có đoạn:

Để thành viên Motoro tâm phục, theo đúng quy trình giải quyết mâu thuẫn, sau 24h tôi sẽ cắt toàn bộ các phần nội dung đang/bắt đầu tranh chấp vào trang thảo luận, bao gồm các đề mục:

  1. Thương tiếc: một đoạn điếu văn với văn phong đặc trưng của thể loại là ca ngợi và thương tiếc, văn phong không phù hợp, không hiểu vì sao có mặt trong bài viết này.
  2. Đánh giá: cần rút gọn, một người vài câu là đủ, thay vì 7-8 người, mỗi người vài đoạn như hiện nay.
  3. Trích dẫn: trích dẫn văn chương của tác giả, tôi cho rằng không cần thiết, vì tác giả này nổi tiếng không phải ở một tác phẩm riêng biệt nào, mà ở con người và sự nghiệp. Bản thân các trích dẫn cũng không nổi tiếng. Phù hợp ở Wikisource.
Việc cắt nội dung chưa tiến hành. Nhưng các thành viên có thể bắt đầu tham gia thảo luận và cho ý kiến. Nếu cho rằng nên rút gọn, vui lòng cho biết nên rút gọn câu chữ như thế nào. Cho rằng đề mục nào cần hoặc không cần giữ lại, vui lòng nói rõ để dễ tính đồng thuận.
Lưu ý nếu thành viên Motoro giữ thái độ không hợp tác như trước, phục hồi các nội dung tranh chấp khi chưa đạt được đồng thuận (với các lý do kinh điển như "thông tin có nguồn không được xoá", "rút gọn làm bóp méo câu chữ", "không có quy định giới hạn dung lượng và số lượng trích dẫn đưa vào",...) sẽ quy về Sửa đổi gây hại, theo như nội dung đã nêu: "Một biên tập viên có thể vô tình gây rối vì họ không hiểu làm thế nào để chỉnh sửa và đóng góp một cách chuẩn xác, hoặc bởi vì họ thiếu các kỹ năng xã hội và các kỹ năng cần thiết khác để có thể làm việc trong một cộng đồng. Nhưng các sửa đổi gây hại, dù xuất phát từ ý định tốt đi chăng nữa, vẫn là một hành động gây hại cho Wikipedia." ~ Violet (talk) ~ 17:15, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Ý kiến về nội dung tranh chấp[sửa mã nguồn]

Phản đối việc xóa trích dẫn của Phan Châu Trinh. Lý do Violet đưa ra "tác giả này nổi tiếng không phải ở một tác phẩm riêng biệt nào" mang tính ngụy biện. Tất cả các bài tiểu sử khác nội dung trích dẫn đều không thuộc các tác phẩm nổi tiếng của tác giả, không phải ai cũng nổi tiếng vì một tác phẩm nào đó. Violet lập luận như vậy thì xóa hết đi xem cộng đồng phản ứng thế nào. Đề nghị Violet không tự ý hành động khi chưa có đồng thuận. Vấn đề này nếu không đi đến thống nhất sẽ phải trưng cầu ý kiến cộng đồng, nếu vẫn tiếp tục mâu thuẫn thì biểu quyết. Không thể chấp nhận cái kiểu không thích thì xóa được. Motoro (thảo luận) 17:24, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi đang làm đúng như quy trình giải quyết mâu thuẫn mà cộng đồng đã biểu quyết thông qua. Thân ái. 24h nữa sẽ tiến hành cắt nội dung sang trang thảo luận. ~ Violet (talk) ~ 17:29, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chúng ta sẽ còn thảo luận tiếp. Motoro (thảo luận) 17:31, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Khó thảo luận lắm, vì theo kinh nghiệm cho thấy thì thành viên Motoro cũng như các tài khoản trước đó đều cố chấp cho mình là đúng, mọi người là sai, là ngụy biện, phá hoại wiki. Nói cách khác, không thể nào làm việc được với cái kiểu hành xử trẻ con và bất hợp tác như vậy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:49, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
Không cần "làm việc" chung nếu không thích. Bạn chỉ cần góp ý kiến ngắn gọn: nên làm gì với 3 đề mục trên? Xoá, giữ hay biên tập? ~ Violet (talk) ~ 10:10, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
  • Mục Thương tiếc: chỉ có vấn đề ở cái tiêu đề, sửa lại không quá khó để phải dùng từ ngữ lạnh tanh như ở trên.
  • Mục Đánh giá: đã rất gọn, tôi không hiểu vin vào lý do nào Violet lại bảo nó dài dòng. Bạn hãy thử xem các bài Gia Long, Quang Trung, Hồ Chí Minh xem việc đánh giá nó dài như thế nào. Đây là một nhân vật lịch sử quan trọng, tôi còn cảm thấy ít chỉ với 6 cái đánh giá như thế này.
  • Mục Trích dẫn hiện nó là một mục thừa, tôi đồng ý là nên cắt bỏ nếu chỉ trích khơi khơi thế này mà không viết thành một kiểu mục Tư tưởng Phan Chu Trinh" chẳng hạn. Và tôi không hề thấy nó vi phạm bản quyền khi Phan Chu Trinh đã chết từ quá hạn cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam! Lẽ ra Violet hoàn toàn có thể giải thích thêm thì cái sự vụ nó không căng thẳng đến mức bạn chụp cái mũ "Sửa đổi gây hại" cho Moroto.--115.73.51.16 (thảo luận) 14:35, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nếu để trích dẫn như bây giờ thì mai mốt có thành viên nào đó tìm được thông tin mình thích trong tác phẩm của cụ Phan lại tiếp tục thêm vào bài, dần dần sẽ có nguy cơ quá tải. Tốt nhất nên dẫn link sang Wikisource là đủ rồi, bỏ mục đó đi!KingPika (thảo luận) 16:23, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Ý kiến phát sinh[sửa mã nguồn]

Lời kết, xin nói thẳng một tiếng cho Violet và Sholokhov. Chính những kiểu Bảo quản viên và thành viên như hai bạn đã khiến cái cộng đồng này tàn lụi đến mức nặng nề như hiện tại; hành vi của bạn tôi có thể thấy rõ là bạn đang thực hiện Wiki-chó-săn (tạm dịch từ Wikihounding) với Moroto, đồng thời liên tục công kích anh này kiểu "tài khoản này, tài khoản kia" mà không màn đến cái hành vi của anh này có gì thay đổi không. Nếu các bạn thấy cần cứ cấm, hay đề nghị cấm Moroto cho rồi chứ đừng có xoay xoay nói hoài cái vụ này chả có cái gì hay ho. Đừng nghĩ bắt nạt một thành viên ở một chủ đề thì không ai chú ý gì; việc này nó đang làm giảm tinh thần của những người đang rất muốn đóng góp mà có lỡ phải nhìn thấy các bạn ở mục thay đổi gần đây. Wikipedia là mở, nó rất cần những thành viên chịu đóng góp một chút; các bạn thấy hiện tại cái chất lượng và số lượng thành viên hiện tại có vui không, có hài lòng không?--115.73.51.16 (thảo luận) 14:35, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi nói, tôi chịu trách nhiệm. Tôi không văn tục chửi thề, đừng có dùng hàm hồ cái tiêu bản {{văn minh}}. Nếu muốn mời trích nguyên văn đoạn tôi vi phạm để tiện việc tham khảo, xin cảm ơn rất nhiều. --115.73.51.16 (thảo luận) 15:32, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
Giải thích giúp tôi từ Wikihounding sao lại dịch ra thành "Wiki-chó-săn" (xem [2]). Nếu không giải thích được thì lời nói của bạn sẽ trở thành lời tấn công cá nhân, đồng thời vi phạm thái độ văn minh. Tuấn Út Thảo luận 15:38, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
Hounding là hành vi theo đuôi con mồi của chó săn trong các cuộc săn bắn. Bất cứ từ điển Anh-Việt nào cũng dịch như vậy, theo TuanUt tôi có thể dịch thế nào cho vừa ý mà không sai nghĩa. Nếu bạn muốn, bạn có thể tham khảo ở en:WIKIHOUND để biết tôi nói về cái gì. Đề nghị TuanUt giải thích luôn lý do khóa bản mẫu {{văn minh}}; xin đừng tiêu chuẩn kép với IP.--115.73.51.16 (thảo luận) 15:47, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Giải thích luôn hộ câu "Chính những kiểu Bảo quản viên và thành viên như hai bạn đã khiến cái cộng đồng này tàn lụi đến mức nặng nề như hiện tại", cái này cũng vi phạm không tấn công cá nhân và thái độ văn minh luôn. Nal (thảo luận) 15:43, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi đã giải thích bằng cách nêu ra hành vi Wikihound, thiết nghĩ không cần giải thích gì thêm.--115.73.51.16 (thảo luận) 15:47, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hound là chó săn. Houding là hành vi theo đuổi con mồi của chó săn. Wikihouding dịch thành Wiki-chó-săn là đúng rồi. Nếu Tuấn Út không đồng ý thì dịch thành Wiki săn mồi cũng được.Motoro (thảo luận) 15:54, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Người ta đã dịch thành "Săn đuổi" như ở đây. Tuấn Út Thảo luận 15:56, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi có bóp méo nghĩa từ điển không. Tiếng Anh không chỉ người dịch cái quy định đó biết. Hà cớ gì bạn cấm tôi quá đáng như vậy?--115.73.40.121 (thảo luận) 15:59, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Các bạn bình tĩnh. Không nên để sự việc đi quá xa. Motoro (thảo luận) 15:57, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi thấy thảo luận của bạn sử dụng IP 115.73.51.16 chỉ có từ "Wiki-chó-săn" là nhạy cảm (nhưng cũng được chú thích là tạm dịch từ Wikihounding), còn lại không có gì đáng gọi là "vi phạm không tấn công cá nhân và thái độ văn minh". Cho dù nó là lời chỉ trích (có thể đúng, có thể sai), nhưng không đến mức tấn công cá nhân và cũng không có thái độ mất văn minh. Không rõ TuanUt cấm thành viên đó vì lý do gì khác nữa không.--Paris (thảo luận) 15:59, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi cũng nghĩ như Paris. Chỉ vì dịch Wikihouding thành Wiki-chó-săn thì chưa đủ căn cứ để cấm 48h vì vi phạm thái độ văn minh. Motoro (thảo luận) 16:02, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đấy, mọi người xem tôi nói thế hệ BQV không kiềm chế chút nào như vậy làm tan nát Wikipedia tiếng Việt có phải là nói quá không?--115.73.41.143 (thảo luận) 16:06, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nếu Paris theo dõi Wiki một thời gian thì chắc bạn cũng sẽ hiểu (Paris có thể xem thêm ở đây. Nếu cộng đồng cảm thấy tôi cấm sai hay có gì có thiếu cơ sở thì có thể đưa ra Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về hành động của mình. Thân ái. Tuấn Út Thảo luận 16:08, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đừng có dùng Ip rối để chứng minh quan điểm của mình. Tuấn Út Thảo luận 16:09, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
Thành viên TuanUt. Tôi đã dùng từ rất lịch sự và từ ngữ rất chọn lọc để nói chuyện với bạn. Tôi thực sự không hiểu bạn có hiểu tôi không hay bạn thực sự có hiểu chơi trò lẩn quẩn với hệ thống là thế nào không. Có hai vấn đề ở đây:
  1. Tôi nêu ra một câu hỏi, và tôi rất mong muốn bạn trả lời. Một sự giải thích cụ thể rõ ràng sẽ khiến tôi phải im lặng, nếu không tôi sẽ như kẻ loi nhoi và bị cộng đồng chê cười.
  2. Bạn nêu ra một câu hỏi, và tôi đã giải thích rất rõ ràng. Bạn có thể không đồng ý chứ tại vì sao tước đi quyền được thảo luận của tôi.

Hai vấn đề này đang tạo ra khúc mắc, bạn có vui lòng giải quyết nó thay vì đòi bất tín nhiệm hay liên tục buộc tội tôi không cần căn cứ rằng tôi công kích hay lẩn quẩn với hệ thống không?--115.73.41.143 (thảo luận) 16:18, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cả hai bạn Tuấn Út và IP nên kiềm chế. Nếu bạn IP không đồng tình với cách làm việc của BQV có thể đưa vấn đề này ra trang Thảo luận hoặc Tin nhắn BQV để cả cộng đồng cùng thảo luận. Chúng ta nên tập trung thảo luận để giải quyết tranh chấp nội dung trong bài. Motoro (thảo luận) 16:14, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cậu Motoro không biết chứ những ai có thể thay 3 IP trong vòng nửa tiếng thì tình nghĩa lắm, chẳng mấy khi kiện tụng đâu!KingPika (thảo luận) 16:23, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi đã tạo mục Một vài BQV và thành viên có hành vi Wikihounding tại trang Thảo luận của dự án. Mời bạn IP, Tuấn Út và các bạn khác sang đó thảo luận. Đây là vấn đề của cả cộng đồng vì thế không nên thảo luận tại đây. Motoro (thảo luận) 16:27, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trời ơi, nguy hiểm quá, wikipedia sắp "tàn lụi", "tan nát" tới nơi rồi. Phải mau mau dọn nhà đi lánh nạn mới được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:09, ngày 8 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
  1. ^ Thư gửi Toàn quyền Đông Dương, Phan Châu Trinh, Phan Châu Trinh toàn tập, tập 2, trang 63-64, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2005
  2. ^ Phan Châu Trinh toàn tập, tập 2, trang 90-91, Nxb Đà Nẵng, 2005
  3. ^ Bài tựa chữ Nôm viết cho "Hợp quần doanh sinh thuyết", Phan Châu Trinh, Phan Châu Trinh toàn tập, tập 2, trang 83-85, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2005

Năm đi Nhật[sửa mã nguồn]

"Năm 1887 ông bí mật sang Nhật, gặp Phan Bội Châu trao đổi ý kiến ..." Năm 1887, Phan Châu Trinh mới có 15 tuổi, chưa ra khỏi Quảng Nam; Phan Bội Châu qua Nhật năm 1905, làm sao mà hai người gặp nhau ở Nhật năm 1887?--Mirrordor (thảo luận) 04:17, ngày 24 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Những gì ông này nói về người Việt cách đây 100 năm đến giờ vẫn đúng. Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời. Hisonan (thảo luận) 14:21, ngày 13 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời