Thảo luận:Các thánh tử đạo Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gừi Tv Trình Thế Vân[sửa mã nguồn]

Tôi nhấn mạnh từ tại vì không hẳn những Thánh đó đều là người Việt.Trình Thế Vân 15:17, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  • Bài viết về Danh sách Thánh Công giáo Việt Nam, tôi vẫn còn đang chỉnh sửa và wiki-hoá, sẽ còn tốn khá nhiều thời gian. Mong anh đợi đến lúc tôi làm xong, hãy chỉnh sửa được không ? (=> Vì khi tôi nhấn lưu trang, không được vì có mâu thuẫn - có người đã sửa bài, nên những cặm cụi chỉnh sửa của tôi hơn 1 giờ qua, đã mất hết) .

Việc nhấn mạnh từ tại của anh, theo tôi nghĩ không cần thiết, vì các thánh tử đạo gốc nước ngoài, đều có tên Việt (có thể có quốc tịch Việt ?), và đều mất tại Việt Nam, nên trong ngôn ngữ thường dùng, và cả trong đa số các bản văn chính thức, vẫn dùng chữ 117 Thánh Tử đạo Việt nam, chứ không dùng 117 Thánh Tử đạo Công giáo tại Việt Nam. Sau nữa, ý định của tôi là làm 1 danh sách các Thánh Công giáo VN (sau này sẽ còn được thêm, tuy dự đoán là sẽ không nhiều như đợt năm 1988) , không chỉ riêng 117 vị Thánh tử đạo, cho nên tôi nghĩ không nên chuyển hướng bài viết thành Danh sách 117 Thánh Tử đạo Công giáo tại Việt Nam, như anh đã làm ? Tôi có thể đổi hướng trở lại được không ? Temely 15:54, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Reformat danh sách[sửa mã nguồn]

Nếu bạn không muốn xếp lại danh sách này bằng tay, tôi (hay một người khác) có thể dùng tính năng "regex search/replace" trong một số trình soạn để xếp nó lại nhanh chóng. Chẳng hạn có thể dùng Notepad++ (Windows) hay Xcode (Mac) để bắt đầu mỗi dòng với chữ # bằng cách tìm kiếm cho ^(.*) và thay bằng # \1. Có thể đọc thêm về regular expressions (regex) tại Wikibooks, nhưng tôi cũng có vài phút để làm việc đó nếu cần. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 03:18, ngày 18 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng đang định dùng MSWord để làm, vấn đề là các danh sách có vài điểm khác biệt nên cứ thủng thẳng làm, và đối chiếu lại. Tên các Thánh cũng không đồng nhất. Tôi cũng đang suy nghĩ có nên tách phần thống kê, trình tự phong Thánh CGVN sang trang mới không, vá bớt 1 số chi tiết... Cũng mong bạn đọc và cho ý kiến tại Thảo luận:Thánh (Kitô Giáo). Temely 04:11, ngày 18 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Câu hỏi về tên thánh[sửa mã nguồn]

Tên các thánh và các giáo hoàng nên dùng dạng Latin hay dạng phiên âm tiếng Việt, hay cả hai -- thí dụ: Lêô IV (Leo IV)? Mekong Bluesman 21:13, ngày 24 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Điều này rất khó xử, và cũng làm tôi suy nghĩ mất mấy ngày. Không riêng tại trang này, mà rất nhiều trang khác có liên quan đến Kitô giáo, đều không thống nhất về cách đặt tên chung cho các thánh, các địa danh cổ, các phúc âm ... . Thí dụ như Chúa Jesus, có trang viết là Giê-Su, GiêSu (theo Công giáo), Giê-Xu, GiêXu (theo Tin Lành); hoặc Thánh Matthew, nhiều trang viết khác nhau : Mát-thêu, Mát-thi-ơ, Matthêu, Mátthêu, Matthiơ . Làm sao có thể ghi được hết các dạng phiên âm và latin ? . Tên các giáo hoàng cũng vậy, lúc dùng theo lối phiên âm : Gioan Phaolô II, lúc dùng theo dạng latin : Benedict XVI. Theo ý kiến tôi, nên thống nhất dùng cách viết GiêSu, Matthêu, Bênêđictô ... tương đối là phổ thông nhất hiện nay, và trong trang riêng mới chú thích thêm các danh xưng khác. Cứ dùng google mà xem thử coi từ nào dùng phổ biến nhất và tôi đề nghị không dùng dạng latin vì không phổ biến lắm trong tiếng Việt. Riêng về tên các thánh trong trang này, đề nghị giữ nguyên tên thánh theo dạng phiên âm , như đang ghi trong bản hiện nay, vì dạng này được ghi trong các văn bản chính thức của Giáo hội Công giáo Việt Nam, và phổ biến rộng; ai muốn xem tên thánh latin, có thể xem bản wiki tiếng Anh en:Vietnamese Martyrs. Temely 00:14, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nếu đã có một danh sách chính thức thức thì chúng ta phải theo (để người đọc có thể kiểm chứng). Tuy nhiên, tên các giáo hoàng thì tôi nghĩ nên dùng dạng Latin vì đó chính là dạng chính thức của các tên đó. (Xem Danh sách các giáo hoàng mà thành viên Arisa và tôi đã viết vào khoảng năm trước.) Mekong Bluesman 03:29, ngày 27 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]


Thêm nội dung[sửa mã nguồn]

  • Xin viết chú thích các thuật ngữ như chân phước, trùm họ.
  • "Chết rũ tù" có thể viết thành "chết trong tù" được không?
  • Nội dung "Trong thế kỷ 18 và 19, có khoảng từ 130 ngàn đến 300 ngàn người Công giáo bị giết vì đạo." có phải nói riêng về Việt Nam? Cần ghi rõ hơn.
  • Có thể đưa phần bảng xuống phần dưới của bài viết được không? Trình bày thế trong tự nhiên hơn.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 09:40, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với các đề nghị bên trên của Thaisk, và muốn thêm đề nghị đổi tên bài này thành "Thánh Công giáo Việt Nam" -- vì "Danh sách" hoàn toàn không cần trong tên của bài này. Mekong Bluesman 19:30, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ rằng "chết rũ tù" là một án phạt còn "chết trong tù" là chết vì một nguyên nhân nào đó khi ở trong tù, như bệnh tật chẳng hạn. Vì vậy không nên sửa.Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 13:34, ngày 25 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy Vinh nói có lý. Có ai khẳng định được điều này không, sau đó ta thêm giải thích bên dưới bài. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 08:01, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Wikipedia:Bài thỉnh cầu[sửa mã nguồn]

117 vị mà mới chỉ có một vị được viết sao? Có ltrên wiki ẽ danh sách bài thỉnh cầu sẽ dài thêm 116 mục nữa... [[Thành viên:Newone]] (thảo luận) 09:31, ngày 2 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo tôi các ông thánh, không phải ai cũng có công trạng nổi bật. 222.252.125.165 (thảo luận) 13:33, ngày 8 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Lý do phong thánh[sửa mã nguồn]

Tại sao trong nhiều nghìn người chết vì đạo (thời các vua Việt Nam bài trừ Thiên Chúa giáo) mà chỉ những người này được phong thánh? Điều này chưa thấy đề cập trong bài. 222.252.125.165 (thảo luận) 13:33, ngày 8 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]