Thảo luận:Chiến tranh Mùa đông

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Thiếu tên đề mục[sửa mã nguồn]

Bác nào sửa bài vậy ta!!! thiết nghĩ nên thảo luận trước chứ hả mặc dù sửa rất ít. Cam ơn bác nào đó đã sửa để bài hay hơn 58.186.62.6 08:59, ngày 3 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thái độ trung lập[sửa mã nguồn]

Lối hành văn trong bài này không thể hiện tính trung lập. Những từ ngữ "giao nộp đất đai vô điều kiện", rồi "Tàn quân Liên Xô còn lại tháo chạy tan tác về hậu cứ trong nỗi kinh hoàng", v.v.. Đề nghị bạn Yonai không bỏ tiêu bản "trung lập". Tôi là người có cảm tình với nước Nga, đọc bài này tạo phản cảm trong tôi. Cách hành văn này đi ngược lại tinh thần trung lập của Wikipedia. 172.143.104.62 04:05, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

OK, bạn nói "Tôi là người có cảm tình với nước Nga", bạn có trung lập ko nhỉ? Trừ phi bạn đăng nhập với tên đầy đủ, còn ko thì ko được công nhận trung lập hay ko, chỉ có Quản lý mới có quyền này! Mà hình như các bài về các chiến thắng của LX dùng rất nhiều tan tác, đánh tan, quét sạch đó thôi, sao bạn ko nói họ ko trung lập ?Yonai 04:13, ngày 21 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong chúng ta, không ai trung lập hết. Yonai viết theo cách nhìn của người Phần Lan hoặc một phía nào đó, tôi đọc với con mắt của người yêu mến nước Nga. Và vì bất cứ ai cũng có thể sửa bài ở Wikipedia nên tôi sửa bài này theo lối nhìn thiên vị cho phía Nga, bạn tính sao? Cứ xóa rồi sửa của nhau mãi à? Tôi nhắc bạn về thái độ trung lập là để những thông tin bạn đưa vào sẽ bổ ích và tồn tại lâu dài ở đây. Liệu bạn Yonai có hài lòng không khi cứ viết rồi lại bị người khác tẩy đi, thay đổi?
Việc đăng nhập hay không thì không ảnh hưởng đến việc bình luận hay sửa bài, bạn Yonai ạ. Quản lý của Wikipedia cũng là thành viên như chúng ta mà thôi, họ còn phải vất vả hơn và trách nhiệm hơn. Nếu tôi thấy bài không trung lập thì tôi có quyền đặt câu hỏi về tính trung lập, thế thôi. Bạn cũng có quyền làm như vậy với bất kỳ bài viết nào khác cơ mà. Nếu bạn cho rằng chỉ có các quản lý mới có quyền nhận xét trung lập hay không thì tôi nghĩ rằng bạn phải đọc lại các quy định của Wikipedia đấy.
Ah, tôi muốn bổ sung thêm là như tôi thấy, việc bạn sửa một số đoạn viết theo cảm tính (ví dụ sự thất trận của người Nga, yêu sách với Phần Lan) đã làm cho bài viết có tính thuyết phục hơn rất nhiều. Nếu viết như hiện nay thì bài đã có tính khách quan rồi. 172.143.154.187 06:39, ngày 21 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Do phép lịch sự mà tôi đã không ghi đây là cuộc xâm lược dù là rất rõ ràng, vậy thôi. Dù sao thì các quản lý có thể lên chức đó thì là những người có tính khách quan cao hơn các thành viên khác, như những thành viên ko đăng nhập, làm sao biết quan điểm họ thế nào?Yonai 06:59, ngày 21 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nếu viết Liên Xô xâm lược Phần Lan --> không lịch sự?
Nếu viết Đức xâm lược Liên Xô --> lịch sự.
Lịch sự nghĩa là gì và lịch sự với ai?
  • Đọc bài Xâm lược, Chiến tranh xâm lược người ta sẽ dễ dàng nhận thấy Liên Xô xâm lược Phần Lan. Không có cách hiểu nào khác về việc một nước đưa quân vượt biên giới tiến đánh một nước khác trên phạm vi lớn nhắm chiếm đất, hoặc lật đổ chế độ, tuỳ kết quả chiến sự mà: nếu được thì lập nên một chế độ mới thân thiện với mình, hoặc nếu được thì sát nhập cái tiểu bang đó vào nước mình hoặc cắn một miếng, hoặc tỉa nhiều nhiều mảnh nhỏ đất đai lãnh thổ của nước bạn vào nước mình. Bạn xem bài Chiến tranh Việt- Trung, 1979 cũng một cách tương tự, nhưng quân Trung Quốc không đủ mạnh để giúp Đặng Tiểu Bình và bộ sậu chóp bu "Ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở Huế và tối ngủ với gái đẹp Chợ Lớn, Sài Gòn" và vì thế Hoàng Văn Hoan không lên làm Chủ tịch nước hoặc Chủ tịch tỉnh Việt Nam (thuộc Trung Quốc)
  • Song vì Liên Xô là Cộng hòa Liên bang Xô viết, về lý thuyết cách mạng vô sản thế giới nó không là một nước, một dân tộc, một lãnh thổ mà là một liên bang gồm nhiều dân tộc khác nhau liên kết với nhau qua chủ nghĩa cộng sản và chính quyền Xô Viết. Đối với nó thì việc tấn công, lập nên một cộng hòa Xô viết Phần Lan rồi hợp nhất vào Liên Xô là một phần của cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới không phải là một cuộc xâm lược. Đệ Tam quốc tế không coi mâu thuẫn giữa các dân tộc là một mâu thuẫn quan trọng, nó chỉ coi mâu thuẫn giai cấp vô sản - tư sản thế giới là mâu thuẫn có thực và quyết định cho tất cả các mâu thuẫn khác. Nhưng cái lý thuyết không biên giới, tất cả đều là vô sản anh em, để nhiều người cho là Liên Xô làm mạnh lực lượng quốc tế vô sản chứ không xâm lược Phần Lan hoặc 3 nước Baltic không giải thích được lý do tại sao Liên Xô không cho giai cấp vô sản Trung Quốc anh em đông đúc qua lãnh thổ Liên Xô bao la để hợp sức trồng trọt, khai mỏ và làm chủ kỹ thuật hạt nhân, tên lửa của Liên Xô.Bánh Ướt 03:10, ngày 29 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thành viên:Yonai vừa liên tục đổi tên bài này và tên hiện nay là Chiến tranh Xô - Phần với lý do theo báo TG. Cá nhân thì tôi không có ý kiến gì về tên bài này, nhưng một bài báo không thể là mẫu để tuân theo. Nếu báo khác đặt tên khác thì sao. Ngoài ra Wiki còn có những quy định riêng. Và xin hỏi báo TG là báo gì vậy? Tôi đoán là Thế Giới nhưng chưa nghe thấy bao giờ, hay là Thế Giới Mới?--Sparrow 11:42, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Một cuộc chiến tranh không thể có một tên chính thức được, chỉ có một chiến dịch thì có thể có tên chính thức. Tên bài này nên phải đầy đủ để giúp người đọc biết đó là "Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan". Mekong Bluesman 15:14, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Theo như tôi thì nên lấy tên Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan cho rỏ hơn vì xưa nay Phần Lan chưa có được dùng tắc một chữ như vậy. Trung-Xô, Trung-Việt, Việt-Xô hay Trung-Ấn thì khá phổ biến nhưng Phần-Xô hay Xô-Phần thì chưa nghe bao giờ. Nhưng tôi không tranh cãi về cái tên hiện tại, chỉ là nêu lên ý kiến cá nhân thôi. Lê Sơn Vũ 16:02, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tên gọi Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan dễ hiểu hơn. Bánh Ướt 02:35, ngày 29 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Theo ý kiến của tôi, bài nên để tên là Chiến tranh Mùa đông vì sau cuộc chiến này còn có Chiến tranh Tiếp diễn giữa Liên Xô và Phần Lan nữa!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:26, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Có lý!! Thật ra Liên Xô và Phần Lan đánh nhau 2 lần nên gọi tên riêng một cuộc thế này là không nên, cái tên này đáng ra phải là tên trang định hướng! Averruncus (thảo luận) 14:55, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Cái này cũng gần giống sự khác biệt giữa Chiến tranh Pháp-PhổChiến tranh Pháp-Đức mà tôi và Prof Mk đã phân tích vậy!:))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:11, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Nếu xét giống nhau tương ứng thì "Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan" giống "Chiến tranh Pháp-Phổ", còn "Chiến tranh Nga-Phần Lan" giống "Chiến tranh Pháp-Đức". Dù sao bài này cũng có tên riêng đặc trưng nên tán thành đổi lại.--Averruncus (thảo luận) 06:27, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1941-1944) khác hẳn chiến tranh Xô-Phần (1940). Năm 1940, chỉ có Liên Xô và Phần Lan tham chiến, người Đức đứng ngoài và "rót" vũ khí cho Phần Lan. Nhưng đến năm 1941 thì khác, người Phần Lan tham chiến trong liên minh với Đức Quốc xã (giống như trường hợp của quân Hungary, Romania, Slovakia, Ý, Tây Ban Nha tham chiến ở Liên Xô). Trên đất Phần Lan, ngoài 2 tập đoàn quân Phần Lan (cấu tạo tương tự như các Tập đoàn quân Romania) còn có Tập đoàn quân Lapladia của Đức, một đơn vị chuyên biệt tác chiến ở vùng cực và núi cao, làm chủ lực của Cụm quân Đức - Phần Lan ở chiến trường. Mặt trận Phần Lan cũng là một mặt trận của nước Đức Quốc xã trong kế hoạch Babarossa. Vì vậy, không thể coi cuộc Chiến tranh Xô-Phần (1941-1944) nằm ngoài khuôn khổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cũng như không thể nằm ngoài Chiến tranh Xô-Đức. Và cũng không thể coi cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh tiếp diễn (ám chỉ tiếp diễn chiến tranh Xô-Phần 1940) như Phương Tây vẫn gọi vì nếu cuộc Chiến tranh Xô-Phần 1940 chỉ là cuộc chiến tranh biên giới thì cuộc chiến ở bán đảo Phần Lan 1941-1944 là cuộc chiến tranh của người Đức, do người Đức chỉ đạo và quân Đức (Tập đoàn quân Laplandia) gánh phần trách nhiệm chính. Phần Lan chỉ là chư hầu (giống như Romania, Hungary...). Vì thế người Phần Lan không kỷ niệm ngày chiến thắng 8-5 hay 9-5 mà kỷ niệm ngày họ ký hòa ước riêng rẽ với Liên Xô (phớt lờ Đức) ngày 19 tháng 9 năm 1944 ở Moskva sau 5 ngày đàm phán chính thức. Đây là ngày kỷ niệm chính của Phần Lan về việc họ rút khỏi chiến tranh và khôi phục lại vị thế trung lập. Theo Hiệp định này, Liên Xô thay mặt đồng minh đặt một Ủy ban kiểm soát ở Phần Lan nhằm kiểm soát việc Tập đoàn quân Laplandia và các đơn vị Đức đầu hàng, giao nộp vũ khí cho Liên Xô. Các đơn vị Phần Lan chỉ ngừng bắn mà không phải đầu hàng. Thế thì không thể có chuyện Liên Xô xâm lược Phần Lan trong cuộc chiến ở bán đảo Phần Lan 1941-1944 được. Việc gọi cuộc chiến trên mặt trận Liên Xô-Phần Lan 1941-1944 là "Chiến tranh tiếp diễn" cũng là xuyên tạc lịch sử, che giấu vai trò chỉ huy, chỉ đạo và tác chiến chủ yếu của nước Đức Quốc xã trong cuộc chiến ở mặt trận này. --Двина-C75MT 09:28, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)--[trả lời]

Ngay cả cái cảnh này (File:Tali-Ihantala.jpg) cũng không phải thuộc Chiến tranh Xô-Phần 1939-1940. Đó là ảnh của trận đánh tại Suomi (Bắc Phần Lan, giáp với Nauy) đầu năm 1944. Trong khi Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan 1939-1940 không có cuộc giao chiến nào đáng kể ở khu vực Suomi bằng xe tăng và lại càng không có lính Đức tham gia. Thời đó, quân Đức còn chưa sản xuất được súng chống tăng Panzerfausts như trong ảnh. --Двина-C75MT 09:37, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)--[trả lời]

Xin tiếp thu những ý kiến của bác về phần Chiến tranh tiếp diễn, nhưng dù sao vẫn đề đó cũng không ảnh hưởng nhiều đến quyết định tên gọi của bài này. Dù sao thì Phần Lan với Liên Xô cũng đánh nhau 2 lần, và vì thế tên gọi hiện nay không thỏa đáng lắm, bác có tán thành đổi tên lại bài này thàng "Chiến tranh Mùa Đông" hay không?--Averruncus (thảo luận) 14:23, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Nếu ko thì đơn giản là... Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1939–1940) ? Về trường hợp của Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1941 - 1944): dù sao đây nữa thì một động cơ gây ra chiến tranh cũng là mong muốn chiếm lại Karelia của Phần Lan!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:36, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

"Chiến tranh mùa Đông" thì quá chung chung. Có nhiều chiến tranh mùa Đông khác. Nếu có thì cũng chỉ là tên mã (tựa như Chiến dịch Bão Mùa đông vậy) hoặc tên gọi của báo chí, công luận đặt cho. Hầu hết lịch sử đều gọi đây là "Chiến tranh Xô-Phần" (gọi tắt) hay "Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan" (đầy đủ). Còn cái gọi là Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan 1941-1944 thì vai trò chủ chiến không còn thuộc về Phần Lan nữa mà thuộc về người Đức. Trong đó, người Phần Lan đồng minh với Đức chiến đấu chống Liên Xô (như Romania, Italia, Slovakia...). Vậy nên, chỉ có một Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan và cũng không cần thêm (1939-1940) nữa. Cuộc chiến trên mặt trận bán đảo Phần Lan từ 1941 đến 1944 là một phần trong Chiến tranh Xô-Đức), không phải là một cuộc chiến tranh riêng rẽ chỉ của hai bên. --Двина-C75MT 03:14, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)--[trả lời]

P/S Còn một điều nữa là vào năm 1921, V. I. Lenin đã bác bỏ đề xuất của phái Trosky và những ngừoi cộng sản Phần Lan về việc thu nạp Phần Lan vào Liên bang Xô Viết và năm 1922, Liên Xô đã công nhận nền độc lập và trung lập của nước Cộng hòa này. --Двина-C75MT 03:19, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)--[trả lời]

Nhưng chí ít thì cuộc chiến 1941-1944 cũng là do Phần Lan muốn giành lại Karelia (lưu ý: chứ ko phải là do Liên Xô xâm lược)! Đối với người Pháp và người Đức, cuộc chiến 1914-1918 cũng là sự nối tiếp của cuộc chiến 1870-1871 mà!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:30, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Vậy nếu như giữ nguyên tên gọi cuộc chiến này là "Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan" thì bài tương ứng với "Chiến tranh Tiếp diễn" phải đổi thành gì? Như bác Tâm nói thì không nên đặt là "Chiến tranh Tiếp diễn" như bên en hay "Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1941-1944)" như bên ru, nhưng giả sử đặt là "Mặt trận Karelian (Chiến tranh Xô-Đức)" thì không đầy đủ (vì chiến trường lan rộng khắp biên giới Xô-Phần đến tận Murmansk). Chả lẽ lại là "Mặt trận Xô-Phần (Chiến tranh Xô-Đức)" thì cũng không ổn và chưa thấy ai gọi như thế.Averruncus (thảo luận) 05:56, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Đầu năm 1945, Quân đội Liên Xô giao chiến với liên quan Đức-Hungary ngay trên lãnh thổ Hungary nhưng không ai gọi đó là "Chiến tranh Liên Xô-Hungary". Quân đội Romania tham gia Chiến tranh Xô Đức ngay từ 22 tháng 6 năm 1941. Cho đến tháng 8 năm 1944, Quân đội Liên Xô giao chiến với liên quân Đức-Romania trong Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău ngay trên đất Romania nhưng không ai gọi đó là "Chiến tranh Liên Xô-Rumania". Phần Lan cũng tương tự. Các hành động quân sự của Liên Xô ở Romania, Bulgaria, Nam Tư đều được lịch sử quân sự hiện đại đặt chung vào một mặt trận, đó là "Mặt trận Balkan". Rất đồng ý với Volga ở chỗ không tách ra thành cuộc chiến riêng kiểu như "Chiến tranh Tiếp diễn" hay "Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1941-1944)". Không nên gọi là "Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1939-1940)" vì về logic, sẽ có "Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1941-1944)". Cũng không thể gọi "Mặt trận Karelian (Chiến tranh Xô-Đức)" vì phạm vi chiến trường rất rộng từ các eo đất Karelia, Vyborg lên vùng Suomi và đến tận biên giới Nauy. Chỉ riêng năm 1944 đã có tới 4 chiến dịch:

  • Vyborg (10 đến 20-6-1944) Bản đồ của nó đây
  • Svirsk - Petrozavodsk (21-6 đến 9-8-1944) Bản đồ của nó đây đây
  • Tuloksinsk (23 đến 27-6-1944 (không có bản đồ)
  • Vyborg - Petrozavodsk (10-6 đến 9-8-1944) Bản đồ của nó đây

Lịch sử quân sự Chiến tranh thế giới thứ 2 coi đây là một hướng mặt trận riêng, ít liên quan tới "Mặt trận phía Đông" (trừ Trận Leningrad). Vì vậy:

1- Có thể dùng tên "Mặt trận Phần Lan (Chiến tranh Xô-Đức)". Trong trường hợp này, Phần Lan không chỉ là nước Phần Lan mà còn là bán đảo Phần Lan tương tự như bán đảo Balkan hay bán đảo Krym. Trường hợp này cũng không phải là ngoại lệ về ở mặt trận phía Tây, một số chiến dịch cũng dùng tên quốc gia có lãnh thổ nơi xảy ra các chiến dịch: Ví dụ: Chiến dịch nước Pháp, Chiến dịch Apelnin, Chiến dịch Nauy, Chiến dịch nước Áo... Ngay cả đối với Chiến dịch Bagration, cũng có không ít tài liệu gọi đó là "Chiến dịch Byelorussia" hay đơn giản hơn "Chiến dịch Belarus".
2- Nếu muốn tránh hiểu nhầm là Quốc gia Phần Lan, cũng có thể dùng tên "Mặt trận Karelia - Suomi (Chiến tranh Xô-Đức)" vì các chiến dịch chủ yếu diễn ra trên hai hướng này và đây cũng là hai điểm đầu, cuối của mặt trận, kể cả "Chiến dịch Kirkinet" ở cực Bắc Phần Lan và cực Đông Nauy.

Mong các bạn tham khảo thêm.--Двина-C75MT 01:24, ngày 5 tháng 6 năm 2012 (UTC)--[trả lời]

Cái tên "Mặt trận Karelia - Suomi (Chiến tranh Xô-Đức)" nghe không ổn vì theo em biết, "Sumio" là tên nước Phần Lan theo tiếng Phần Lan, đâu phải là địa danh tương xứng với cái tên Karelia. Vậy tán thành đề xuất phương án 1 là chọn tên "Mặt trận Phần Lan (Chiến tranh Xô-Đức)" cho bài tương ứng với "Chiến tranh Tiếp diễn", và giữ nguyên tên gọi hiện tại của bài này.--Averruncus (thảo luận) 09:39, ngày 5 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đồng ý để tên bài kia là Mặt trận Phần Lan (Chiến tranh Xô-Đức) và giữ nguyên tên bài này! --The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:22, ngày 6 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Lãnh thổ[sửa mã nguồn]

Phần lãnh thổ của Phần Lan bị mất sau khi Liên Xô tan rã thế nào nhỉ, có thống nhất trở lại vào Phần Lan không? Bánh Ướt 02:35, ngày 29 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  • Câu trả lời là không, phần lãnh thổ đó vẫn thuộc về Nga. Sau chiến tranh mùa đông, Nga chiếm vùng Karelia và một vài mảnh lãnh thổ nhỏ hơn phía bắc. Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, Nga chiếm thêm vùng lãnh thổ cực bắc Petsamo, kết quả là Phần Lan giờ không còn đường ra Bắc Cực, còn Nga mở rộng ra đến biên giới Na Uy. Rotceh (thảo luận) 03:44, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đó có phải là lý do để Trung Quốc xếp Liên Xô vào thế giới thứ nhất cùng với Mỹ: "Đế quốc đỏ" theo học thuyết "Ba thế giới".Bánh Ướt (thảo luận) 03:49, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Chuyện đó tôi không được biết, nhưng một khi đã ghét nhau thì thiếu gì chuyện để kể tội, mấy cái mảnh lãnh thổ đó đã ăn nhằm gì. Rotceh (thảo luận) 23:46, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nói thêm về trung lập[sửa mã nguồn]

Tiêu chí của Wikipedia là trung lập nên mọi hình thức biểu thị thái độ của người viết là không đúng với tính thần Wiki. Bài này thể hiện rất rõ quan điểm chống Liên Xô và bênh vực Phần Lan. Theo tôi, Ban quản trị cần xem xét việc sửa đổi toàn diện hoặc xóa nó đi. Nếu muốn bày tỏ quan điểm, người viết có thể đăng trên trang WEB khác hoặc đăng báo. Không trung lập là không trung lập, không cần phải ngụy biện. Nếu Ban quản trị không có thái độ đúng mực sẽ là không công bằng với các bài viết không trung lập khácVietbook (thảo luận) 14:17, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chỗ nào không trung lập thì chỉ ra. Anh đế quốc Liên Xô mượn cớ này cớ khác để đi cướp nước người ta thì gọi là xâm lược là phải rồi. DanGong (thảo luận) 15:15, ngày 20 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Thành viên DanGong hình như không nhận thức được Wikipedia là cái gì, hoạt động ra sao mà chỉ sửa đổi theo thói quen thì phải? Nói Liên Xô là đế quốc thì đưa nguồn đi, mặt khác 'đế quốc' ở đây là ý gì, đồng nghĩa với đế quốc Anh, Pháp không? Thành viên DanGong từng nhiều lần viết bừa trong các bài viết theo ý của riêng anh ta, ở trên anh ta cũng suy diễn theo ý anh ta, không dựa theo nguồn nào hết, hoàn toàn chỉ là thiển nghĩ của chính anh ta. 42.117.74.39 (thảo luận) 15:26, ngày 20 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Đế quốc mình dùng ở đây để chỉ một nước mạnh mượn bạo lực để bành trướng lãnh thổ. Đế quốc Xô Viết trước và sau đệ nhị thế chiến đã chiếm đóng Các nước Baltic (Estonia, Latvia, Litva), Bessarabia, Cộng hòa Nhân dân Tuva, phần phía Bắc của Đông Phổ cũng như các lãnh thổ của Phần Lan, Poland, Tiệp KhắcNhật Bản, bành trướng lãnh thổ lên tới gần 1/6 đất liền trên trái đất. Đế quốc Xô Viết thực ra chỉ tấn công xâm chiếm lãnh thổ thực sự tại Phần Lan vào tháng 10 1939 sau khi ký hiệp ước không tấn công với Đức Quốc Xã (Hiệp ước Hitler-Stalin) vào tháng 8 trong năm đó. Kèm theo hiệp ước là một nghị định thư bí mật được ký bổ sung, chia chác lãnh thổ của các nước Đông Âu. Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) đã lên án hành động xâm lược của Liên Xô vào ngày 14 tháng 12 1939 và trục xuất nước này ra khỏi tổ chức, cũng như kêu gọi các hội viên giúp đỡ Phần Lan bảo vệ đất nước. DanGong (thảo luận) 07:37, ngày 21 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Vậy thì chúng ta có đế quốc Mỹ (xâm chiếm Texas của Mễ và Phillipines hồi đó của TBN, xâm chiếm đất đai của người da đỏ, gây chiến hoặc can thiệp vào nội bộ của Việt Nam, Lào, Căm, Irắc (2 lần), Panama, Granada, Cuba, Nicaragua, Afganistan, Libi), đế quốc Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan,... (xâm chiếm thuộc địa, đàn áp các dân tộc bản xứ), đế quốc Thái Lan (độ hộ Lào và Căm), "đế quốc" Việt Nam (tiêu diệt Chăm Pa và chiếm Thủy Chân Lạp)... phải không ?

Chê trách thì cũng phải suy nghĩ một chút, 1/6 lãnh thổ của thế giới là từ khi nào ra ? Là do đế quốc Nga ngày xưa tấn công xâm lược các quốc gia khác mà ra. Trong thời kỳ tồn tại của nó, Liên Xô xâm chiếm được những cái gì ? Họ đòi lại vùng Kareliya trước đây Piốt đại đế lấy từ Thụy Điển, đòi lại vùng Bessarabia hồi đó Nga lấy của Thổ Nhĩ Kỳ, đòi vùng Bắc Bukovina mà có dân số và lịch sử được cho là có nhiều quan hệ mật thiết với Ukraina. Vùng đất Ba Lan bị Liên Xô lấy mất thực chất là của Ukraina và Belarus, dân số chủ yếu theo Chính Thống giáo, các sắc dân sống trong đó chủ yếu là dân Bạch Nga và Tiểu Nga. Vùng Ban Tích thì đúng là gây nhiều bất mãn cho cư dân địa phương, còn Đông Phổ thì sau này Liên Xô ăn chia với Ba Lan. Hiểu không ?

Chuyện tranh chấp lãnh thổ và việc dùng vũ lực để phân định đúng sai thì đến tận bây giờ vẫn còn, có thể một bên đúng và một bên sai, nhưng không thể dùng cái đó để thuần túy đánh giá ai là "đế quốc" một cách cảm tính được. Anh dùng vũ lực đánh Achentina để chiếm một quần đảo đấy, gọi Anh là "đế quốc" chăng ? Hay là "đế quốc" Ấn Độ to mạnh đòi "xâm chiếm" vùng Kashmir của nước Pakistan "bé xíu" ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:05, ngày 21 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Vùng Karelia và đông Ba Lan vốn thuộc Đế quốc Nga cũ, sau CMT10 vì không đủ lực lượng nên Nga mới phải cắn răng cắt đất cắt dân cho Phần Lan, Ba Lan và Đức (xem hiệp ước Brest-Litovsk). Ngay 1938, Ba Lan còn muốn giành đất với Tiệp và Rumani chứ cũng chả vừa. Theo góc nhìn của người Nga, họ chỉ "tiên ha thủ vi cường", đòi lại lãnh thổ của cha ông họ, giải phóng đồng bào họ (đang sống dưới chính phủ của ngoại bang) mà thôi, chả tự dưng mà khi tiến vào Ba Lan thì Hồng quân gặp rất ít kháng cự và cả Putin cũng coi đây là cuộc chiến chính đángSaruman (thảo luận) 08:23, ngày 21 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]
đề nghị bạn Saruman không xóa bài khi đã có những dẫn chứng đàng hoàng. Những phản biện cho cái cớ của Liên xô phải được nêu lên ngay chỗ cần thiết. DanGong (thảo luận) 08:28, ngày 21 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]
http://books.google.com.vn/books?ei=4icHU-eGFdXDoAT9i4G4Ag&hl=vi&id=8A6PAAAAMAAJ&dq=The+League+of+Nations%3A+Its+Life+and+Times+273&focus=searchwithinvolume&q=1939
Nội dung trang 273 nói về việc Đức đánh Ba Lan, hoàn toàn khác những gì mà Dangong viết. Đó là việc mạo nguồn, đề nghị các BQV nên có ý kiếnSaruman (thảo luận) 10:23, ngày 21 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]
'Cắt đất' rồi thì tự chịu, lấy cớ không công bằng rồi dùng vũ lực đòi lại thì khác gì bác Polpot đòi Phú Quốc, Nam Bộ. Cái gì Đế quốc Nga chiếm được thì hậu thân của nó có quyền đòi hết à, TQ đòi Ngoại Mãn, Ngoại Mông, Lai Châu, Điện Biên, Phongsaly thì có mấy người lại giãy nảy lên.--CNBH (thảo luận) 13:38, ngày 21 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Phần nguyên nhân trong bài còn thiếu quá nhiều. Việc có hiệp ước kèm trong hiệp định bất tương xâm Xô-Đức đặt Phần Lan vào tầm ảnh hưởng của Liền Xô (vì điều này mà Liên Xô mới tìm cách đòi đất) đã không được nhắc tới. Việc Liên Xô dùng đòn ngoại giao bằng cách dựng một chính phủ Phần Lan để "giúp đỡ" cũng không thấy. Theo tôi DanGon nên tập trung viết thêm trong bài mấy chi tiết này. Tư liệu tham khảo chất lượng cao về cuộc chiến này trên mạng có không có ít. Thân chào.--Conongchamchi (thảo luận) 18:23, ngày 21 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của Putin và sự trung lập của phần mở đầu[sửa mã nguồn]

Tôi cho rằng việc mang ý kiến của Putin vào tạo thành một mục trong phần mở đầu là không cần thiết. Vì các điều sau:

  • Phần mở đầu là tóm tắt toàn bộ bài, ý kiến của Putin dù có thế nào cũng chỉ là ý kiến một người. Không thể là điều gì chung đến mức bỏ lên phần mở đầu được.
  • Ý kiến của Putin là ý kiến của riêng nước Nga. Vậy còn ý kiến cộng đồng quốc tế? Ý kiến của Phần Lan đâu? Nếu bây giờ không nêu thì không trung lập, còn nêu thì nặng bài. Nên tôi tạm gác bản trung lập để đề nghị cái bạn đang viết suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này.

Thân chào!--Conongchamchi (thảo luận) 03:39, ngày 22 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đồng ý. Đưa nhận xét của riêng Nga là thiếu trung lập. Nếu giữ nhận xét của Putin thì chuyển xuống dưới và đưa cả nhận xét của Phần Lan hay bên độc lập thì mới trung lập. 42.117.74.39 (thảo luận) 10:39, ngày 22 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]