Thảo luận:Hiệp ước Xô-Đức

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Tên Hiệp ước[sửa mã nguồn]

Hình như tên gọi "Hiệp ước Quốc xã-Liên Xô" chỉ có mỗi Wiki tiếng Việt sử dụng? [1] Avia (thảo luận) 01:56, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Nên đổi thành Hiệp ước Molotov-Ribbentrop chăng? Nguyễn Hữu Dng 05:52, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Trong các sách sử ở VN gọi là Hiệp ước Xô-Đức, nhưng search tên này trên mạng chỉ có 2 hit. Avia (thảo luận) 07:25, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Cuốn Lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ hai, tác giả Nguyễn Huy Quý, (Hà Nội:Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985), gọi là Hiệp ước không xâm phạm Xô-Đức. Avia (thảo luận) 08:08, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi thấy nên sử dụng tên quốc tế của hiệp ước này. Vả lại, cái tên "hiệp ước Xô Đức" không rõ ràng cho lắm.Tran Quoc123 (thảo luận) 14:31, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tham khảo từ các wiki khác[sửa mã nguồn]

  1. Tiếng Nga: Tên của bài này là: "Договор о ненападении между Германией и Советским Союзом"; dịch là Hiệp ước về sự không xâm lược giữa Đức và Liên Xô".
  2. Tiếng Đức: "Deutsch-sowjetischer Nichtangriffspakt", có thể dịch là Hiệp ước không xâm lược Đức - Xô.
  3. Tiếng Anh: Riêng bản en: có tên "Molotov–Ribbentrop Pact" là Hiệp ước Molotov–Ribbentrop. Đây là cách gọi báo chí (theo tên hai nhân vật ký hiệp định).

Cách gọi của en: không phản ánh đúng tên thật của Hiệp ước cũng như nội dung của nó. Cách gọi tên theo địa điểm cũng chỉ là một thói quen rút gọn cho dễ nhớ. Nêu gọi đầy đủ Hiệp định Paris 1973 thì nó phải là "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lạp lại hòa bình ở Việt Nam". Cho dù có thể gọi là Hiệp định Paris 1973, thì hầu như không có ai gọi nó là "Hiệp định Kissinger - Lê Đức Thọ". Tôi thấy nên tôn trọng tên chíng thức của Hiệp ước và tôn trọng hai tác giả của Hiệp ước là Đức và Liên Xô và chọn một trong hai tên Đức và Nga. Trong đó, tên bằng tiếng Đức ngắn gọn hơn. Đề nghị cộng đồng cho ý kiến về tên: Hiệp ước không xâm lược Đức-Xô. --Двина-C75MT 02:31, ngày 19 tháng 11 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Các đoạn văn không nguồn đuợc tạm đưa sang để nghiên cứu khả năng tiếp tục sử dụng[sửa mã nguồn]

Đức thúc đẩy hòa hoãn với Liên Xô[sửa mã nguồn]

Lúc này thì đã quá muộn: Hitler đã đến trước. Trong khi các sĩ quan quân đội Anh và Pháp đang chờ chiếc tàu chậm chạp để lên đường, người Đức đang hành động cấp tốc, liên tục tiếp xúc và trao đổi với Liên Xô. Đức tỏ ra tự tin là có thể thay đổi đường lối ngoại giao của Liên Xô. Một khi Liên Xô đã bị vô hiệu hóa, Anh hoặc Pháp sẽ không muốn tham chiến vì Ba Lan hoặc, nếu họ muốn, họ sẽ bị cầm chân dễ dàng dọc hệ thống công sự miền Tây trong khi quân đội Đức sẽ tiêu diệt Ba Lan nhanh chóng rồi quay sang miền Tây.

Liên Xô bây giờ sẵn sàng thảo luận các vấn đề do Đức đưa ra, đề nghị hai bên đàm phán ở Moskva nhưng phía Nga nói là không cần gấp rút: hai bên có thể thảo luận từ từ.

Nhưng Hitler không thể chờ thảo luận “từ từ” với Liên Xô. Ông đã ấn định 1 tháng 9 năm 1939 là ngày tấn công Ba Lan, và bây giờ đã là giữa tháng 8. Ông cần phá hoại sự dàn xếp Anh-Pháp-Nga và đạt thỏa thuận với Stalin, nên phải hành động nhanh – không phải từng bước mà qua một bước dài.

Ribbentrop ra lệnh khẩn cho Đại sứ von der Schulenburg chuyển cho Molotov một thông điệp dài:

...cần thiết phải làm rõ nhanh chóng mối quan hệ Nga-Đức. Nếu không, sự việc... có thể đi theo chiều hướng khiến cho hai quốc gia mất cơ hội phục hồi tình hữu nghị Nga-Đức và không thể làm sáng tỏ những vấn đề về lãnh thổ ở Đông Âu. Vì thế, giới lãnh đạo hai nước không nên để tình hình tự nó trôi vô định, mà nên có hành động vào thời điểm thích hợp. Nếu vì không hiểu nhau về quan điểm và mục đích mà hai dân tộc rời xa nhau thì đấy là điều hết sức tai hại.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức “trên danh nghĩa của Lãnh tụ” sẵn lòng hành động vào thời điểm thích hợp.

Như chúng tôi đã được thông báo, Chính phủ Liên Xô cũng mong muốn làm sáng tỏ mối quan hệ Nga-Đức. Tuy nhiên, vì lẽ theo kinh nghiệm trước đây, việc làm sáng tỏ này chỉ có thể hoàn tất chậm chạp qua kênh ngoại giao thông thường, tôi sẵn sàng có một chuyến thăm viếng ngắn đến Moskva để, trên danh nghĩa của Lãnh tụ, trình bày quan điểm của Lãnh tụ với Ông Stalin. Theo thiển ý của tôi, chỉ có thảo luận trực tiếp như thế mới mang đến thay đổi, và có thể đặt nền tảng cho việc giải quyết rốt ráo quan hệ Nga-Đức.

Ngoại trưởng Anh đã không muốn đi Moskva, còn bây giờ Ngoại trưởng Đức không những sẵn sàng đi mà còn thiết tha muốn đi – sự tương phản mà Quốc xã tính toán sẽ tạo ấn tượng cho Stalin vốn đang nghi ngại. Phía Đức thấy điều cực kỳ quan trọng là phải mang thông điệp đến chính Stalin.

Đề nghị của Ngoại trưởng Đức nhử ra một miếng mồi mà họ nghĩ sẽ hấp dẫn Điện Kremlin. Lặp lại là “không có vấn đề nào giữa Biển Baltic và giữa Biển Đen mà không giải quyết được một cách thỏa đáng cho hai quốc gia,” Ribbentrop nhắc đến “các quốc gia vùng Baltic, Ba Lan, những vấn đề miền đông-nam, v.v...” Đức đã sẵn sàng phân chia Đông Âu – kể cả Ba Lan – với Liên Xô. Đây là miếng mồi mà Anh và Pháp không có món gì sánh được.

Cuộc đàm phán Quốc xã–Liên Xô: 15-21 tháng 8, 1939[sửa mã nguồn]

Đại sứ von der Schulenburg đến gặp Molotov tối 15 tháng 8, và theo đúng mệnh lệnh, đọc cho ông nghe nội dung bức điện khẩn của Ribbentrop nói rằng Ngoại trưởng Đức sẵn sàng đến Moskva để giải quyết quan hệ Nga-Đức. Tuy nhiên, giống như tay chơi bài phé có hạng, Molotov vẫn không tỏ dấu hiệu gấp gáp. Ông nói chuyến đi mà Ribbentrop đề nghị “đòi hỏi chẩn bị kỹ càng nhằm trao đổi ý kiến để có thể đạt kết quả.”

Kết quả gì? Phía Liên Xô gợi ý: Liệu Chính phủ Đức có quan tâm đến một hiệp ước bất tương xâm giữa hai quốc gia? Đức nghĩ gì về việc cùng đảm bảo cho các nước vùng Baltic?... Ông kết luận rằng “phải thảo luận tất cả các đề mục này với chi tiết cụ thể sao cho, khi Ngoại trưởng Đức đến, không phải chỉ để trao đổi quan điểm mà còn phải đi đến quyết định rõ ràng.” Và ông nhấn mạnh lần nữa rằng “phải có sự chuẩn bị kỹ càng cho các đề mục.”

Thế là, đề nghị đầu tiên về hiệp ước bất tương xâm Quốc xã–Liên Xô là từ phía người Nga – đúng vào lúc họ đang đàm phán với Anh-Pháp để nếu cần tiến hành chiến tranh chống lại Đức gây hấn thêm. Hitler rất quan tâm đến hiệp ước, vì như thế Liên Xô sẽ không tham chiến và ông có thể tấn công Ba Lan mà không sợ Liên Xô can thiệp. Và khi Liên Xô đã đứng ngoài cuộc, ông tin chắc Anh và Pháp sẽ so vai rụt cổ.

Những đề nghị của Molotov đúng như ý của Hitler: cụ thể và tiến xa hơn những gì Đức dám đưa ra. Chỉ có một khó khăn: đã gần hết tháng 8, và ông không thể chờ quá lâu. Hitler chấp nhận vô điều kiện những đề nghị của Liên Xô.

Đã đoán ra lý do tại sao Hitler trở nên vội vã, Molotov nhẩn nha đùa bỡn với phía Đức. Ông nhắc cho Đức nhớ lại thái độ thù địch trước đây với Liên Xô, và tiếp: “Tuy nhiên, nếu Chính phủ Đức bây giờ muốn thay đổi chính sách cũ..., Chính phủ Liên Xô sẽ hoan nghênh... và chuẩn bị thay đổi chính sách theo...” Nhưng phải theo những bước nghiêm túc và thực tế – không phải một bước mà qua một bước dài như Ribbentrop đề nghị.

  • Bước thứ nhất: kết thúc một hiệp ước thương mại và tín dụng.
  • Bước thứ hai: kế tiếp theo bước thứ nhất, là hiệp ước bất tương xâm.
  • Song song với bước thứ hai là kết thúc một nghị định thư chỉ ra những quyền lợi của đôi bên (ngụ ý việc phân chia Đông Âu).

Còn về chuyến đi của Ribbentrop, Chính phủ Liên Xô cảm thấy “hài lòng” vì

việc phái một chính khách quan trọng như thế cho thấy Chính phủ Đức có ý định nghiêm túc... trái ngược với Anh... chỉ gửi nhân viên hạng nhì đến Moskva. Tuy nhiên, chuyến đi của Bộ trưởng Ngoại giao Đức cần chuẩn bị chu đáo. Chính phủ Liên Xô không thích tin tức ồn ào mà chuyến đi sẽ gây ra. Họ thích làm việc thực tế mà không phải khoa trương.

Ribbentrop gửi điện cho Schulenburg yêu cầu “nói với Ông Molotov như sau:”

... Theo ý kiến của Lãnh tụ, tình hình bất thường hiện tại khiến cho cần thiết phải áp dụng một phương thức khác mang đến kết quả nhanh chóng.
Mối quan hệ Nga-Đức đang trở nên gay gắt từng ngày. Chúng ta phải xét đến việc bất kỳ ngày nào cũng có thể xảy ra sự cố khiến không tránh khỏi xung đột... Lãnh tụ xét thấy điều cần thiết là chúng ta không bị bất ngờ do xung đột Đức-Ba Lan bùng nổ trong khi chúng ta đang làm sáng tỏ quan hệ Nga-Đức.

Schulenburg được chỉ thị nói rằng “bước thứ nhất” đã hoàn tất qua việc kết thúc thảo luận về hiệp ước thương mại ở Berlin ngày hôm nay; bây giờ là đến lúc xử lý bước thứ hai. Vì thế, Bộ trưởng Ngoại giao Đức đề nghị “lên đường ngay đến Moskva” với “tất cả quyền ủy nhiệm của Lãnh tụ, cho phép tôi giải quyết hoàn chỉnh và rốt ráo toàn bộ các vấn đề.” Ribbentrop thêm rằng ở Moskva, ông sẽ xem xét mọi yêu cầu của Liên Xô.

Tôi cũng sẽ có điều kiện ký kết một nghị định thư nhằm dung hòa quyền lợi của hai bên trong những vấn đề chính sách ngoại giao về mặt này hay mặt khác; ví dụ, việc phân định tầm ảnh hưởng của vùng Baltic. Tuy nhiên, chỉ có thể dàn xếp việc như thế bằng cách thảo luận trực tiếp.

Ribbentrop ra lệnh thêm cho Schulenburg:

Hãy nhấn mạnh rằng chính sách Đức đã đi đến một điểm ngoặt lịch sử... Hãy thúc đẩy cho chuyến đi của tôi và chống lại bất kỳ sự phản đối mới nào của Nga. Anh nên nhớ yếu tố quyết định là có thể xảy ra sớm cuộc xung đột Đức-Ba Lan và vì thế tôi cần lên đường đi Nga ngay lập tức.

Ngày quyết định là 19 tháng 8 năm 1939. Hạm đội Đức đang chờ lệnh ra khơi đến hải phận của Anh. Họ cần khởi hành sớm để đến những điểm hẹn vào ngày Hitler đã định để khai mào cuộc chiến, 1 tháng 9 – chỉ còn 13 ngày nữa.

Bầu không khí trở nên căng thẳng khi Hitler và Ribbentrop nôn nóng chờ quyết định của Moskva. Ribbentrop gửi điện ra lệnh cho Schulenburg báo cáo về bất kỳ Molotov nói gì hoặc ý định bên Nga ra sao; nhưng chỉ có thông báo của hãng thông tấn Tass rằng còn có những sự khác biệt trong cuộc đàm phán giữa Nga và Anh-Pháp. Đấy là dấu hiệu cho Hitler thấy vẫn còn có thời gian – và hy vọng.

Và rồi, lúc 7:10 giờ tối, bức điện mà họ nôn nóng trông chờ đã đến: Chính phủ Liên Xô đồng ý tiếp Ngoại trưởng Đức một tuần sau khi loan báo việc ký kết hiệp ước kinh tế.

Sau cuộc hội đàm giữa Schulenburg và Molotov, Nga trao cho phía Đức bản thảo hiệp ước bất tương xâm.

Churchill sau này kể lại rằng đúng ba năm sau, tháng 8/1942, khi ông đến Moskva với tư cách Thủ tướng Anh, Stalin cho ông biết lý do.

  • Stalin nói: Chúng tôi có cảm tưởng là hai Chính phủ Anh và Pháp không muốn tham chiến nếu Ba Lan bị tấn công, nhưng họ muốn liên minh Anh, Pháp và Nga sẽ chặn đứng Hitler. Chúng tôi tin chắc không thể nào được. Stalin đã hỏi “Nước Pháp sẽ điều bao nhiêu sư đoàn để chống Đức?” Câu trả lời là: “Khoảng một trăm.” Rồi ông hỏi: “Nước Anh sẽ điều bao nhiêu?” Câu trả lời là: “Hai, và sau đấy thêm hai.” Stalin nói: “À, hai, và thêm hai. Ông có biết chúng tôi sẽ điều bao nhiêu sư đoàn đến biên giới Nga nếu chúng tôi lâm chiến với Đức?” Ông ngưng một lúc. “Trên ba trăm.”

Trong khi Ủy viên Ngoại giao lưỡng lự việc tiếp đón Ribbentrop, Hitler đích thân gửi công hàm cho Stalin:

...Tôi chấp nhận bản thảo hiệp ước bất tương xâm mà Bộ trưởng Ngoại giao của ông, Ông Molotov, trao cho, nhưng xét thấy cần thiết phải khẩn cấp làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan càng sớm càng tốt.
Tôi tin rằng trong một thời gian ngắn nhất sẽ có thể làm rõ nội dung của nghị định thư như Liên Xô mong ước nếu một chính khách Đức có đủ trách nhiệm đi đến Moskva để đàm phán...
Sự căng thẳng giữa Đức và Ba Lan đã đến mức không thể chấp nhận được... Khủng hoảng có thể xảy ra bất cứ ngày nào. Từ bây giờ trở đi, Đức quyết chí bảo vệ những quyền lợi của mình với mọi khả năng hiện có.
Theo ý tôi, xét qua những dự định của hai quốc gia muốn đi đến mối quan hệ mới, thì không nên làm mất thời gian thêm nữa. Vì thế, tôi đề nghị là ông tiếp kiến Bộ trưởng Ngoại giao của tôi ngày Thứ Ba 22/8, nhưng chậm nhất là ngày Thứ Tư 23/8. Bộ trưởng Ngoại giao Đế chế có đủ quyền hạn để soạn thảo và ký kết hiệp ước bất tương xâm cũng như nghị định thư. Xét qua tình hình quốc tế, ông Bộ trưởng Ngoại giao không thể lưu lại Moskva quá một hoặc hai ngày. Tôi sẽ rất vui được câu trả lời sớm của ông.

Trong 24 tiếng đồng hồ kế tiếp, Hitler gần đi đến tình trạng suy sụp thần kinh. Ông không thể ngủ được. Đại sứ Đức nhắc Bộ Ngoại giao nhớ là “Điện tín chính thức từ Berlin đến Moskva mất 4 đến 5 tiếng đồng hồ, kể cả 2 tiếng do khác múi giờ. Thêm vào đấy là thời gian để giải mã.”

Cuối cùng, lúc 9:35 giờ tối ngày 21 tháng 8, phúc đáp của Stalin được gửi qua đường điện tín đến Berlin.

... Tôi hy vọng rằng hiệp ước bất tương xâm Đức-Nga sẽ dẫn đến khúc ngoặt để cải thiện mối quan hệ chính trị giữa hai đất nước chúng ta.
Nhân dân hai quốc gia cần có mối quan hệ hòa bình với nhau. Việc Chính phủ Đức đồng ý kết thúc hiệp ước bất tương xâm tạo nên nền tảng nhằm giảm bớt mối căng thẳng chính trị và thiết lập hòa bình cùng hợp tác giữa hai quốc gia chúng ta.
Chính phủ Liên Xô đã chỉ thị cho tôi thông báo với ông rằng họ đồng ý Ông von Ribbentrop đến Moskva ngày 23/8.

Ngày kế, sau khi đã được chính Stalin trấn an rằng Liên Xô sẽ đứng trung lập, Hitler triệu các tướng lĩnh quân đội hàng đầu đến báo cho họ biết có lẽ ông sẽ ra lệnh tấn công Ba Lan bốn ngày sau, 26 tháng 8, tức sáu ngày trước hạn định. Stalin, kẻ thù sống chết của Lãnh tụ, đã tạo ra khả năng ấy.

Đồng minh bế tắc ở Moskva[sửa mã nguồn]

Giữa tháng 8/1939, những cuộc đối thoại quân sự tại Moskva giữa các nước dân chủ phương Tây và Liên Xô đã hoàn toàn bế tắc – và đấy là do người Ba Lan thiếu khoan nhượng.

Hai phái bộ Anh-Pháp được gửi đi không phải để thảo luận chi tiết mà là bàn về “những nguyên tắc đại cương.” Ngược lại, phía Nga muốn đi đến những sự kiện cụ thể – mà phía Đồng minh cho là rắc rối.

Nguyên soái Voroshilov của Nga đặt ra những câu hỏi rất rõ ràng: Ba Lan sẽ hành động như thế nào? Bao nhiêu binh sĩ Anh có thể tăng cường cho Quân đội Pháp? Bỉ sẽ làm gì? Ông không yên tâm lắm với những câu trả lời ông nhận được. Pháp và Anh trả lời một cách mơ hồ. Khi bị chất vấn thêm, Tướng Heywood của Anh trả lời: “Lúc này hiện có 5 sư đoàn chính quy và 1 sư đoàn cơ giới ở Anh.” Những con số nhỏ nhoi này khiến cho phía Nga ngạc nhiên và khó chịu, vì họ nói đã chuẩn bị điều 120 sư đoàn ngay khi chiến sự bùng nổ.

Nguyên soái Voroshilov nói vấn đề cốt lõi là liệu Ba Lan có sẵn lòng cho phép quân Nga xâm nhập vào lãnh thổ Ba Lan để đối đầu với Đức hay không. Nếu không, làm thế nào Đồng minh có thể ngăn chặn Đức tràn ngập nhanh chóng Ba Lan? Nếu không có câu trả lời chính xác và dứt khoát thì tiếp tục thảo luận là vô ích...

Phía Anh và Pháp vẫn nói quanh co. Họ cho rằng, vì Ba Lan là nước có chủ quyền, chính phủ Ba Lan trước nhất sẽ phải cho phép quân Nga tiến vào đất họ. Còn Ba Lan thì vẫn khăng khăng từ chối cho Hồng quân hoạt động trên đất Ba Lan.

Đến đây, mọi việc thảo luận tiếp giữa Nga, Anh-Pháp và Ba Lan đều đã quá muộn: Ribbentrop đang trên đường sang Moskva để ký kết hiệp ước bất tương xâm giữa Đức Quốc xã và Liên Xô.

Đóng góp[sửa mã nguồn]

Trong bài có một số điểm tôi thấy cần thắc mắc:

  • Mục "Các cuộc đàm phán quân sự của Liên Xô với Anh và Pháp": có câu
"Tại Moskva, họ bắt đầu làm việc từ ngày đến ngày 11 tháng 8"

-->cần bổ sung ngày.

Câu này thừa cụm từ "đến ngày". Đã được sửa lại . --Двина-C75MT 15:52, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)--[trả lời]
  • Mục 6.1:Ký kết hiệp ước: câu
"Tôi biết làm thế nào người dân Đức yêu mến Hitler. Vì vậy, tôi muốn uống cho sức khỏe của mình."

Theo tôi biết thì Stalin có nói trong ngày 23 tháng 8 rằng "Tôi biết là dân tộc Đức yêu mến vị Quốc trưởng của mình như thế nào; và tôi muốn được nâng cốc chúc mừng sức khỏe của ông ta". -->nhờ xem xét để đi đến thống nhất

Cũng có thể có cách dịch này. Đây là một câu nói không chính thức nên cũng không ảnh hưởng đến các động cơ chính trị chính thức. Đồng ý thay đổi như Volga. --Двина-C75MT 15:52, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)--[trả lời]
  • Mục "Sứ mạng Kandelaki": có câu
Trong bản báo cáo của Kandelaki về chuyện này, Stalin đã viết: "J. St. thật thú vị".

-->câu này không rõ nghĩa (J. St. là gì?) và hình như hơi bất hợp lý (sao Stalin lại viết bản báo cáo của Kandelaki?).

Khi xem báo của của Kandelaki, I. V. Stalin đã phê vào góc trên, bên trái của bản báo cáo này như vậy. --Двина-C75MT 15:52, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)--[trả lời]
  • Mục "Phản ứng của Nhật Bản đối với hiệp ước": theo chỗ tôi biết thì người đứng đầu chính phủ Nhật thời kỳ này không phải là Toyoda Hiranuma.
Cái này phải nhờ Volga tra lại lịch sử. đoạn này đựoc dịch từ ru. --Двина-C75MT 15:52, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)--[trả lời]
Tên tiếng Anh của ông này là Hiranuma Kiichirō (khi tôi dùng Google dịch thì cũng ra kết quả là Toyoda Hiranuma)Volga (thảo luận) 01:22, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra, tên tiếng Anh của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản trong bài là Hachirō Arita. Mong bạn Tâm sử dụng tên người Nhật dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh.Volga (thảo luận) 01:29, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mong các bác giải quyết sớm.Volga (thảo luận) 03:07, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Quả thực, tôi nghe tiếng Nhật như "đàn gẩy tai trâu", đọc tiếng Nhật như "nhìn vào bức vách". Volga nên sửa trực tiếp vào bài luôn. --Двина-C75MT 01:59, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Nhận xét[sửa mã nguồn]

Nội dung bài này thiên về Liên Xô quá, giống như được viết với quan điểm của Liên Xô. Phần lớn các nguồn được sử dụng là của Liên Xô, và nhiều đoạn trong bài chú trọng vào Liên Xô và biện hộ cho các hành động của Liên Xô: Phần "Chính sách đối ngoại" chỉ nói về Liên Xô chứ không nói về Đức. Phần "Bình luận về những nguyên nhân dẫn đến việc ký kết Hiệp ước" cũng chỉ nói về Liên Xô, không hề nói gì về Đức. Còn phần "Hệ lụy của Hiệp ước" đọc giống như một bài luận văn chứ không phải một bài bách khoa. NHD (thảo luận) 07:35, ngày 21 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Làm gì có chuyện thiên vị Liên Xô ?!. 42/130 chú thích dẫn từ các nguồn Anh, Hoa Kỳ, Pháp và Đức, 46 chú thích dẫn từ các biên bản, văn bản tài liệu lưu trữ gốc mà các bên đã ký kết và công bố. Ngay cả nguồn Nga cũng có nhiều tài liệu phê phán Liên Xô: Pronin phê phán nghị định thư bí mật là bất hợp pháp vì nó liên quan đến nước thứ ba. Meltyukhov phê phán sai lầm của Stalin khi lệnh cho Molotov đặt bút ký vào một hiệp ước mà người ta có thể xé bỏ nó bất cứ lúc nào vì không có điều khoản cam kết bảo đảm việc thực thi... Tôi chỉ giúp bài này khỏi bị rớt sao, còn phần hệ lụy chứa đựng những bình luận của người viết trước đó, tôi tôn trọng ý tưởng của họ nên giữ lại và bổ sung nguồn cho nó, nếu không đoạn này sẽ bị xóa trước tiên. --Двина-C75MT 04:29, ngày 24 tháng 4 năm 2010 (UTC)--[trả lời]