Thảo luận:Nguyễn Văn Hiếu (trung tướng)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Không cài đặt được link nguồn tin[sửa mã nguồn]

Vì không cài đặt được link nguồn tin www.generalhieu.com/generalhieu_assassination-u.htm/ nên tôi đã xóa bỏ thông tin ai ra lệnh giết Tướng Hiếu.Tnguyen4321 (thảo luận) 16:54, ngày 19 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Thiếu tên đề mục[sửa mã nguồn]

Tướng Nguyễn Văn Hiếu search google có 25 hits xem đây, trong wiki đã có tên ông này--Duongdttt 18:34, ngày 11 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ông ta thuộc cấp bậc tướng nên có thể có 1 cột trong Wiki nhưng ai đó (tác giả hay người nào biết về Quân Lực Miền Nam) cần phải viết lại cho hợp với Wiki. LĐ

Giữ chức Tư lệnh sư đoàn 22 lần thứ nhất[sửa mã nguồn]

IP 68.160.224.66 rồi IP 165.155.176.1 đã sửa câu "lần thứ nhất từ 7 tháng 9 đến 10 tháng 9 năm 1964" thành "lần thứ nhất từ 7 tháng 9 đến 24 tháng 10 năm 1964". Đệ nghị cho biết nguồn thông tin để kiểm tra.--An Apple of Newton 16:51, ngày 24 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Airgram from American Embassy Saigon to Department of State, February 6, 1973, Subject: Command Histories and Historical Sketches of RVANF Divisions. thảo luận quên ký tên này là của 141.157.221.241 (thảo luận • đóng góp).

Các trận đánh và hành quân tiêu biểu[sửa mã nguồn]

Phần này viết không theo phong cách bách khoa toàn thư và không theo quan điểm trung lập. Nếu không được viết lại thì đề nghị xóa đi. Sanga 01:07, ngày 25 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thông tin phần này một chiều và thiếu hẳn tính trung lập. Đề nghị xóa! www.gophatdat.com 01:26, ngày 28 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
LĐây là cách viết theo văn nói của người trong cuộc dùng từ cũ vì vậy nó không trung lập, tất nhiên làm sao mà trung lập được! Thế làm sao gọi là trung lập đây? Tôi không đồng ý cái gì không hợp ý mình thì vội vàng cho là không trung lập và đòi xóa.
Cũng chẳng dễ dàng để sửa lại bài theo văn viết đâu, nhưng đây cũng là một bài có nội dung và giúp cho ta nhìn thấy sự đấu trí của hai bên ở tầm mức cấp tướng, nên giữ.
Vuonglenghi 01:56, ngày 28 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý với Vuonglenghi. Các trận đánh và hành quân này là các sự kiện đã xảy ra, nếu văn phong không thích hạp thì nên sửa thay vì xóa đi. Sau các sửa đổi của Vuonglenghi, và một ít của tôi, thì phần này đã bớt tính chủ quan. Mekong Bluesman 04:15, ngày 28 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Liên quan tới lịch sử, chính trị thì rõ ràng là rất khó viết 100% khách quan được. Tuy nhiên ít nhất thì các danh từ cũng phải tương đối khách quan (không có bên nào là ta, bên nào là địch chẳng hạn...) Ngoài ra cần phải đưa thêm các nguồn tham khảo có thể kiểm tra được. Phần này chưa có reference nào. Sanga 06:47, ngày 28 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Nếu phải liệt kê các nguồn tham khảo cho bài viết ngắn này về tướng Hiếu, chắc cũng phải đến hơn một trang giấy (điều cần thiết cho một cuốn nghiên cứu sử học, chứ không nhất thiết cho một bách khoa toàn thư). Tuy nhiên vì bài này được viết ra từ trang nhà tướng Hiếu, thiết tưởng khi vào đó sẽ tìm thấy các nguồn tham khảo có thể kiểm tra được. thảo luận quên ký tên này là của 141.157.221.241 (thảo luận • đóng góp).

Bài này, nếu các thông tin chỉ được lấy ra từ trang nhà tướng Hiếu (cho đến thời điểm bây giờ), liệu có nên ghi vào trong nội dung bài là "Các thông tin trong bài lấy từ trang nhà tướng Hiếu" không ? Như vậy thì các thông tin trong bài mới chính xác và khẳng định nó không phải là quan điểm của Wikipedia. Cũng tương tự cho các bài về giải bình chọn hay nhất, đẹp nhất...đều phải ghi rõ trong bài là theo cuộc bình chọn của ai, của báo điện tử nào v.v...Casablanca1911 07:08, 4 tháng 8 2006 (UTC)

Xin hoàn toàn đồng ý với lời đề nghị hợp lý của Thành viên:Casablanca1911. Như vậy bài sẽ tránh khỏi tình trạng bị sửa lung tung do những người không nắm vững đề tài. 68.161.219.240 21:07, 4 tháng 8 2006 (UTC)

Một chiều[sửa mã nguồn]

Còn mình thì chỉ một chiều, lúc nào cũng chỉ địch thua ta thắng, địch bao giờ cũng hèn nhát, ta bao giờ cũng cao thượng, dũng cảm. Một chiều như vậy mãi thì HS cũng không thích, thậm chí tạo mặc cảm lừa dối

GV HÀ VĂN THỊNH (khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học Huế): Phải viết lại sách sử cho hấp dẫn!Tại sao môn sử có điểm thấp? http://www.tuoitre.com.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=152776&ChannelID=142

Vuonglenghi 03:02, ngày 28 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn Vuonglenghi đừng nóng! Toàn bộ phần "chiến thắng" của tướng Hiếu được lấy từ chính trang nhà của tướng Hiếu. Như vậy là chính bản thân nó đã thiếu tính khách quan và trung lập. Để thực sự đầy đủ theo Thái độ trung lập của WIKI thì phải có thêm phần thông tin của chiều ngược lại. Trong trường hợp bất đồng, thì chúng ta chỉ giữ lại mà cả hai bên cùng đồng ý, xóa đi chỗ bất đồng.
Đó là lý do vì sao khi tối viết lại bài này thì đã bỏ trống phần "Thành tích" của tướng Hiếu vì thiếu thông tin kiểm chứng trên cả hai chiều.
www.gophatdat.com 01:34, ngày 29 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Điều này coi bộ khó thực hiện, vì tuy là các tài liệu quân sự liên quan đến cuộc Chiến Tranh Việt Nam lưu trữ tại các văn khố quốc gia Mỹ (National Archives) đã được giải mật và cho phép các sử gia bất kỳ chính phái tự do tham khảo, thì phía Việt Nam vẫn còn bưng bít các tài liệu lưu trữ trong các văn khố quốc phòng. thảo luận quên ký tên này là của 141.157.221.241 (thảo luận • đóng góp).

Theo tôi trung lập không có nghĩa là trình bày những gì cả hai bên đều đồng ý, cứ để các bên thoải mái nói về ý kiến của họ, nhưng có chú thích quan điểm nào, trình bày cả cách hành văn xưa cũ, từ xưa cũ của họ, câu văn sẽ sinh động và có hồn. Đây là lối hành văn của người miền nam xưa, người này già rồi, nghe cũ kỹ như văn cụ Hồ Biểu Chánh nhưng mộc mạc và khiêm tốn mà vui tai, sửa riết cho ra vẻ trung lập, tuy có dễ hiểu nhưng mất cái "duyên" của người ta.

Ngoài ra ai biết thì phải giải thích sơ qua sự khác nhau và giống nhau về cách diễn tiến trận đánh, đọc không hiểu là 2 bên đang nói về cùng 1 trận đánh hay là về 2 trận đánh khác nhau? Tất nhiên xin đừng bình phẩm theo ý chủ quan mà làm gì. Ai hơn, ai thua cũng vậy mà thôi.

Vuonglenghi 09:44, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi không đồng ý với bạn về điểm này. Đây là bách khoa toàn thư mở thì cần phải viết theo kiểu bách khoa. Nên viết theo cách dễ hiểu nhất, còn những đoạn văn gốc như bạn đề cập thì có thể dùng làm nguồn tham khảo.
Về tính trung lập thì khi đưa ra vấn đề gì phải có những chứng cứ xác đáng. Các số liệu cần có nguồn gốc. Đơn cử như con số thương vong chẳng hạn: theo tôi thì con số do 2 bên đưa ra (miền Bắc hay miền Nam) đều không đáng tin vì trong chiến tranh người ta thường thổi phồng lên.
Sanga 02:47, ngày 1 tháng 8 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý là từ điển bách khoa thì phải viết theo kiểu bách khoa nhưng đây là viết về một con người không phải là nhân vật điển hình của "một bên" làm sao có thể viết trung lập và bách khoa được. Bên kia trước đó đâu quan tâm đến nhân vật này đâu mà hy vọng có sự đồng thuận trong đánh giá, thử tìm xem trong đài Giải phóng có bao giờ nhắc đến tên ông này không.
Số liệu thương vong của các bên không đáng tin: quan tâm tính chính xác của nó là hợp lý, tin hay không là tùy vào từng người, nhưng ngay chính mấy ông cũng chẳng biết chính xác quân ta chết bao nhiêu trong một trận đánh kia mà. Người mà các ông báo tử thì mấy chục năm sau lại bảo còn sống, người các ông cho rằng còn sống, mất tích, bị địch bắt, đầu hàng địch thì mấy chục năm sau tìm thấy xác tại trận, người đơn vị tưởng chết đã lâu mấy chục năm sau gặp lại đang công tác ở đơn vị khác. Các ông không chịu nhận là thổi phồng mà bảo là tại chiến tranh nó thế. Sau một trận đánh nó lộn tùng phèo cả, từ chính quy nhảy sang du kích, kẻ chém vè lại tưởng liệt sỹ hoặc ngược lại.
Bên A bảo quân ta thắng trận mình thương vong 10 địch chết 15, bên B bảo ngược lại. Từ điển bách khoa viết một cách trung lập : "theo số liệu cả hai nguồn cùng thừa nhận (đang chờ kiểm chứng nguồn độc lập) thì họ hòa nhau, mỗi bên thương vong ít nhất là 10 người và nhiều nhất là 15 người".
Chờ kiểm chứng là kiểm chứng cách gì? Có khả thi không? Nghe nói hồi đó hai bên tranh nhau "ta thắng" dữ quá nên có nhà sử học đề nghị để một cơ quan trung lập đứng ra kiểm chứng, đó là hội chữ thập đỏ quốc tế. Cứ sau một trận đánh là hai bên phải rút đi, tự chuyển thương binh và thương vong bên mình, phần còn lại để họ tự đếm, sau đó họ cộng hết số liệu 2 bên báo cáo tất có nguồn chính xác và trung lập. Nhưng hai bên đều bảo như thế không công bằng vì nguồn bên kia chắc là láo, hơn nữa hội chữ thập đỏ đi lung tung coi chừng bị đạp mìn, với lại nếu gặp phải thương binh thì phải chăm sóc tử tế, đến khi lành hẳn thì phải giao trả cho họ chiến đấu tiếp vì vậy sáng kiến này thất bại.
Có người nói thôi thì muốn biết mấy ông nói thật hay nói láo cứ căn cứ cách đánh giá của mấy ông với người của họ là biết. Nếu sau một trận đánh mà mấy ông tặng huân, huy chương cho cấp chỉ huy, lên lon, lên chức thì đúng là mấy ông cho là trận đó có thắng thật còn ngược lại bị điều chuyển công tác là thua, nhưng cách này cũng chẳng đáng tin cho lắm.
Vuonglenghi 04:13, ngày 1 tháng 8 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Xin bàn thêm.
Lẽ dĩ nhiên là người viết cố gắng viết theo cách dễ hiểu nhất theo khả năng mình. Tuy nhiên, văn phong của người Nam sẽ khiến cho người Bắc khó hiểu, và ngược lại; cũng như thế trong trường hợp giữa người Việt nước ngoài với người Việt trong nước.
Về tính trung lập thì đó là bổn phận của người viết, cần "nói có sách mách có chứng". Còn việc thẩm định mức độ chính xác là bổn phận của người đọc khi đã được người viết thành thật cho biết nguồn tài liệu. Chẳng hạn trong trường hợp trận Snoul, người viết cho biết cả hai nguồn tài liệu: phía QLVNCH thì cho là một cuộc lui binh trong trật tự; còn phía Cộng sản thì cho là quân ngụy tháo chạy trong hỗn độn và bị đánh tan tành. Tùy người đọc dùng trí phán đoán riêng; muốn tin phía nào tùy ý. Chứ trung lập đâu phải là người viết phải nói sao cho mọi phía có thế đều đồng ý ý kiến của mình, nhất là trong những trường hợp không trung lập và có hai phe đối nghịch về tư tưởng, chính kiến, ưa thích, vân vân...
thảo luận quên ký tên này là của 141.157.221.241 (thảo luận • đóng góp).

Văn phong[sửa mã nguồn]

Sau đây xin đối chiếu đoạn văn được sửa đổi cho đúng văn phong với đoạn văn bài gốc khó hiểu:

Mới

Ông tốt nghiệp Khóa 3 Võ bị ngày 1 tháng 7 năm 1951. Sau khi tốt nghiệp, ông được điều động vào làm sĩ quan của quân đội Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, hàm Thiếu úy. Năm 1953, do sức khỏe kém, ông được điều động vào Nam, công tác tại phòng 3 (Hành quân) bộ tham mưu Quân đội Quốc gia, dưới quyền Đại tá Trần Văn Đôn. Đây là nguồn gốc của mối quan hệ thân tình giữa ông và tướng Trần Văn Đôn sau này.
Sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa được thành lập, ông vẫn tiếp tục công tác thêm một thời gian ở Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu. Năm 1957, tướng Trần Văn Đôn rút ông về công tác tại Phòng 3 của Bộ tư lệnh Quân đoàn 1, hàm Thiếu tá. Cuối năm 1962, ông được cử đi học khóa Chỉ huy và Tham mưu tại học viện Fort Leavenworth, Hoa Kỳ và tốt nghiệp ngày 10 tháng 5 năm 1963.
Sau khi về nước, ông được bổ dụng vào chức vụ Tham mưu trưởng Sư đoàn 1 bộ binh. Sau cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, ông được thăng Đại tá, là quyền tư lệnh Sư đoàn 1 trong thời gian ngắn, thay cho tướng Đỗ Cao Trí (kiêm nhiệm). Cuối năm 1963, ông được điều về làm Tham mưu trưởng Quân đoàn 2, cũng dưới quyền tướng Đỗ Cao Trí. Ông cũng được điều hai lần giữ chức Tư lệnh sư đoàn 22; lần thứ nhất từ 7 tháng 9 đến 24 tháng 10 năm 1964; lần thứ nhì từ 23 tháng 6 năm 1966 đến 14 tháng 8 năm 1969. Ông được phong hàm Chuẩn tướng (1 tháng 11 năm 1967), rồi Thiếu tướng (1 tháng 11 năm 1968), khi đang giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 22.
Từ 14 tháng 8 năm 1969 đến 9 tháng 6 năm 1971, ông lần lượt giữ các chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 rồi Tư lệnh phó Quân đoàn 1. Ngày 10 tháng 2 năm 1972, ông được Phó tổng thống Trần Văn Hương đề cử giữ chức Phụ tá Đặc trách trong Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, hàm tương đương Thứ trưởng.
Tháng 10 năm 1973, ông được điều về làm Tư lệnh phó Quân đoàn 3, đặc trách hành quân, dưới quyền Trung tướng Phạm Quốc Thuần, kế sau dưới quyền Trung tướng Dư Quốc Đống (23 tháng 10 năm 1974), và tiếp sau dưới quyền Trung tướng Nguyễn Văn Toàn (1 tháng 2 năm 1975).

Ông tốt nghiệp Khóa 3 Võ bị ngày 1 tháng 7 năm 1951. Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm vào làm sĩ quan của quân đội Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, cấp bậc Thiếu úy. Năm 1953, do sức khỏe kém, ông được phái vào Nam, phục vụ tại phòng 3 (Hành quân) bộ tham mưu Quân đội Quốc gia, dưới quyền Đại tá Trần Văn Đôn. Đây là nguồn gốc của mối quan hệ thân tình giữa ông và tướng Trần Văn Đôn sau này.
Sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa được thành lập, ông vẫn tiếp tục phục vụ thêm một thời gian ở Ban tham mưu Bộ Tổng tham mưu. Năm 1957, tướng Trần Văn Đôn rút ông về phục vụ tại Phòng 3 của Bộ tư lệnh Quân đoàn 1, cấp bậc Thiếu tá. Cuối năm 1962, ông được cử đi học khóa Chỉ huy và Tham mưu tại học viện Fort Leavenworth, Hoa Kỳ và tốt nghiệp ngày 10 tháng 5 năm 1963.
Sau khi về nước, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tham mưu trưởng Sư đoàn 1 bộ binh. Sau cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, ông được thăng Đại tá, là quyền tư lệnh Sư đoàn 1 trong thời gian ngắn, thay cho tướng Đỗ Cao Trí (kiêm nhiệm). Cuối năm 1963, ông được đưa về làm Tham mưu trưởng Quân đoàn 2, cũng dưới quyền tướng Đỗ Cao Trí. Ông cũng được bổ nhiệm hai lần giữ chức Tư lệnh sư đoàn 22; lần thứ nhất từ 7 tháng 9 đến 24 tháng 10 năm 1964; lần thứ nhì từ 23 tháng 6 năm 1966 đến 14 tháng 8 năm 1969. Ông được thăng cấp Chuẩn tướng (1 tháng 11 năm 1967), rồi Thiếu tướng (1 tháng 11 năm 1968), khi đang giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 22.
Từ 14 tháng 8 năm 1969 đến 9 tháng 6 năm 1971, ông lần lượt giữ các chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 rồi Tư lệnh phó Quân đoàn 1. Ngày 10 tháng 2 năm 1972, ông được Phó tổng thống Trần Văn Hương đề cử giữ chức Phụ tá Đặc trách trong Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, cấp bậc tương đương Thứ trưởng.
Tháng 10 năm 1973, ông được bổ nhiệm về làm Tư lệnh phó Quân đoàn 3, đặc trách hành quân, dưới quyền Trung tướng Phạm Quốc Thuần, kế sau dưới quyền Trung tướng Dư Quốc Đống (23 tháng 10 năm 1974), và tiếp sau dưới quyền Trung tướng Nguyễn Văn Toàn (1 tháng 2 năm 1975).

Ở đây không có vấn đề văn mới hay văn cũ, mà là văn dùng từ ngữ quân sự miền Bắc hay miền Nam mà thôi. Nếu văn phong miền Bắc hiện đại là văn phong chuẩn của Wikipedia tiếng Việt, thì người viết bài muốn cho đăng trên Wikipedia tất nhiên là phải chịu theo quy luật và chịu văn mình bị sửa đổi thôi. Tuy nhiên, khi sửa văn phong tránh sao đừng biến đổi tư tưởng của bản gốc.

thảo luận quên ký tên này là của 68.161.219.240 (thảo luận • đóng góp).

Tôi đồng ý với thành viên vô danh bên trên. Khi tôi làm sửa đổi bài Chiến tranh Việt Nam, một bài dài hơn bài này rất nhiều, tôi đã làm rất nhiều sửa đổi nhưng luôn luôn tôn trọng "giọng văn" và "cách dùng" của người viết (văn phong có thể bị thay đổi nếu quá chủ quan, một chiều hay không rõ) bằng cách làm việc với người viết (nên nhớ văn hóa của Wikipedia là làm việc chung với nhau, văn hóa của Wikipedia không phải là đưa ra lối nhìn của mình và mọi người phải theo). Có một số người tự động đổi các từ "cấp bậc" sang "hàm", từ "điều động" sang "bổ nhiệm", ... (hay ngược lại) là những người không hiểu về ngôn ngữ, tôi không thấy bên English Wikipedia có các người tự động đổi các từ "colour" thành "color", hay "centre" thành "center", ... vì họ không thích hay không biết về cách viết khác của một từ đồng nghĩa đó.
Mekong Bluesman 14:09, ngày 2 tháng 8 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi thích từ "lảy cò" nói "trại qua", tôi nghĩ nó cũng khá là dễ hiểu, xin các thành viên khác đừng sửa, nó đâu đã xưa cũ gì lắm mà cũng không phải là từ địa phương, có thể có một số ít không hiểu thì mở ngoặc giải thích cũng được. Nghe nó mộc mạc, vui tai.222.253.86.33 07:38, 4 tháng 8 2006 (UTC)

"Lảy cò" để nguyên thì cũng được. Nhưng "lảy cò" mang tính chủ động, không ai dùng "bị lảy cò" cả. "Cướp cò" thì mang tính bị động. Khi viên đạn ra khỏi nòng súng ngoài ý muốn (tầm kiểm soát) của người sử dụng thì đó là do "bị động". Casablanca1911 08:12, 4 tháng 8 2006 (UTC)

"Cướp cò" đã mang tính bị động thì tại sao lại phải chua thêm "bị cướp cò"?! 68.161.219.240 21:01, 4 tháng 8 2006 (UTC)
Cho thêm vào để rõ nghĩa hơn thôi, "súng bị cướp cò" thì rõ nghĩa hơn là "súng cướp cò", vì "súng" là danh từ chỉ đồ vật, không thể "cướp" được. Các từ như "ốm", "thương" (thương với nghĩa trong từ "vết thương", chứ không phải nói về cảm xúc) thông thường người ta vẫn dùng là " tôi bị ốm", "tôi bị thương trong chiến dịch..." Cả từ "ốm" và "thương" ở đây không mang tính chủ động. 05:52, 5 tháng 8 2006 (UTC)
Câu sửa của bạn Casablanca sau đây đâm ra tối nghĩa: ba là phải chăng Tổng thống Thiệu, sau khi Dinh Độc Lập bị oanh tạc buổi sáng, nghi ông âm mưu đảo chánh lật đổ ông, nên sai tướng Toàn giết ông. Trong ba chữ ông, chữ nào chỉ ông Thiệu, chữ nào chỉ tướng Hiếu? Yêu cầu phục hồi nguyên bản. 68.161.219.240 01:54, 5 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi đã sửa lại lỗi sai trên thành:ba là phải chăng Tổng thống Thiệu, sau khi Dinh Độc Lập bị oanh tạc buổi sáng, nghi ông âm mưu đảo chánh lật Tổng thống, nên sai tướng Toàn giết ông. Casablanca1911 05:52, 5 tháng 8 2006 (UTC)

Sửa đổi thêm bớt[sửa mã nguồn]

Có ai đó đưa thêm hai câu bỏ lửng sau đây vào phần Quyết Thắng 202 (Đỗ Xá), 1964 và Thần Phong II:

:Theo nguồn tin của quân Giải phóng ...

:Nhưng theo thông tin của quân Giải phóng thì cuộc Hành quân Thần Phong II đã bị bẻ gãy như sau: ...

Xin yêu cầu tác giả hai câu trên bổ túc phần bỏ lửng. Nếu không thực hiện được ngay thì xin xóa bỏ và đưa vào lại khi thực hiện xong xuôi. Nếu mục đích của sự bỏ lửng là để gợi ý hay cậy nhờ người khác viết quan điểm của phía quân Giải phóng (nên dùng từ khác: Quân đội Nhân dân, Cộng quân, Việt Cộng, Bắc quân, chứ người miền Nam không mấy ưa danh từ quân giải phóng), xin chuyển qua phần thảo luận (xin xem mục qui luật sửa bài của Wikipedia ở phần dưới).

thảo luận quên ký tên này là của 68.161.219.240 (thảo luận • đóng góp).

Tôi nghĩ là hai câu đó được mang vào để khuyến khích các người khác cho thêm thông tin theo cách nhìn từ phái "bên kia của tướng Nguyễn Văn Hiếu". Sau một thời gian, nếu không ai tìm được tài liệu để viết thì chúng sẽ được bỏ. Làm như vậy là mọi cố gắng để đi đến sự trung lập theo kiểu Wikipedia đã được thực hiện, các người không đồng ý kiến đã được cho thời gian viết thêm vào bài nhưng đã không tìm được nguồn.
Tuy nhiên "quân Giải phóng" là một từ thật sự hiện hữu và sự hiện hữu đó đứng ngoài các sự kiện nó được thích bởi một nhóm và không được thích bởi một nhóm khác. Thí dụ, có rất nhiều người không thích Idi Amin, Adolf Hitler, Pol Pot, Stalin và Tần Thủy Hoàng, nhưng đó không có nghĩa là Wikipedia không nên dùng các tên đó.
Mekong Bluesman 01:58, 4 tháng 8 2006 (UTC)

Như vậy có người trong ban quản lý Wikipedia đảm trách việc theo dõi và xóa bỏ nếu không ai tìm được nguồn. Thói thường thì gia hạn đến bao lâu?

Danh từ quân Giải phóng chỉ có người thân Cộng sản miền Bắc dùng, trong khi các danh từ đồng nghĩa phồ thông hơn gồm có Quân đội Nhân dân, Cộng quân, Việt Cộng, Bắc quân; thôi thì ít ra dùng Quân đội Nhân dân đi. Trong khi đó Idi Amin, Adolf Hitler, Pol Pot, Stalin và Tần Thủy Hoàng là tên riêng đâu có chữ đồng nghĩa khác thay thế được.

thảo luận quên ký tên này là của 68.161.219.240 (thảo luận • đóng góp).

Hai câu đó được mang vào ngày 28 tháng 7 (xem tại đâytại đây). Như vậy là chưa 1 tuần và 1 tuần, to be fair, không đủ thời gian tìm tài liệu. Theo tôi nghĩ thời gian tìm tài liệu phải là 2 tuần.
Thành viên:68.161.219.240 có vẻ không hiểu cách làm việc của Wikipedia. Wikipedia không có "ban quản lỷ" theo nghĩa cổ điển của nó; các "người quản lý" tại đây chỉ là các người làm việc thay mặt cho cộng đồng sau khi cộng đồng đã có quyết định (thí dụ, khóa bài, mở khóa bài, xóa bài, phục hồi bài... sau khi cộng đồng đã biểu quyết hay khi vi phạm quy luật của cộng đồng). "Ban quản lý", do đó, chính là mọi người; trong trường hợp này là mọi người chú trọng đến bài này, dù là người quản lý hay thành viên thường -- Thành viên:68.161.219.240 và tôi (không là người quản lý cả hai chúng ta) chính là những người trong "ban quản lý" của bài này vì chúng ta để ý đến nó.
Tôi không muốn tranh cãi semantic với Thành viên:68.161.219.240 về các cái tên và các đồng nghĩa của chúng vì việc đó không giúp ích gì cho sự viết bài này. Tôi chỉ đưa ra các thí dụ để nói rằng một nhóm A thích từ X và một nhóm B không thích từ X không có nghĩa là từ X không hiện hữu và, do đó, Wikipedia không được dùng nó. Wikipedia chỉ khuyến khích không dùng các từ thô lỗ, chửi thề, có tính chất gây chia rẽ, vi phạm quyền cá nhân... Wikipedia không nói không dùng các từ vì chúng không được một số người không thích.
Cuối cùng, tôi muốn nhắc Thành viên:68.161.219.240 nên ký tên sau thảo luận của mình (bằng cách gõ 4 dấu ~ liên tiếp),
Mekong Bluesman 03:32, 4 tháng 8 2006 (UTC)

Góp ý thành viên 68.161.219.240[sửa mã nguồn]

Tôi là người đã thêm vào các câu bỏ lửng mà bạn hỏi. Tôi làm vậy là vì các từ do bạn viết ra không trung lập, không chắc bảo đảm tính chính xác của sự kiện, mà tôi lại muốn giữ nguyên cách hành văn và các từ ngữ đó (do bạn phân biệt 2 loại lính, khi thì Bắc Việt có nghĩa là lính chính quy miền bắc, khi thì Việt Cộng, nên không biết đường nào mà sửa, ý Việt Cộng của bạn là chỉ đối tượng nào? Bắc Việt có được xem là Việt Cộng hay không?). Đúng như thành viên Mekong góp ý và giải thích ở bên trên, phần bỏ lửng để cho người khác có thể tìm ra tư liệu của bên kia và bác bỏ vai trò của "Đại tá Hiếu", nguyên tắc là phải để bên kia viết đúng từ ngữ, văn phong như nó vốn có. Bạn sẽ gặp phải các từ như lính ngụy, lính Mỹ... đó là chuyện bình thường và dễ hiểu, đừng nên dị ứng làm gì.

Tôi đã đọc, không hiểu Bộ quốc phòng là Bộ quốc phòng nào, và phát hiện ra là bạn đã dùng tài liệu mà quân Việt Nam Cộng hòa thu được của Mặt trận Giải phóng để chứng minh đó là quan điểm chính thức của quân Giải phóng. Ai dám chắc hồi đó người ta không giả mạo tài liệu của cộng sản để cho rằng mình thắng, đúng không? Cần tôn trọng quan điểm của các bên, nếu không người ta lại xóa mất bài của bạn.

Vuonglenghi 06:17, 4 tháng 8 2006 (UTC)

Theo ý kiến tôi, bài viết này có thể giữ lại. Tuy nhiên, chúng ta nên treo biển Có tranh luận về tính trung lập để khuyến cáo ng đọc lưu ý, cũng như khuyến khích mọi ng tìm thêm thông tin đối lập. Tôi nghĩ Wikipedia ko cần thiết phải viết lại những thông tin đã public trên trang web của tướng Hiếu. Nếu mọi ng ko ai phản đối tôi sẽ treo biển sau 24h. Vietbio 09:14, 4 tháng 8 2006 (UTC)
Bài này chỉ mới có sợ không trung lập, nghi là không trung lập chứ chưa có tranh luận về một ý, một câu không trung lập.Tôi đồng ý Vietbio "cần" khuyến cáo người đọc lưu ý, cũng như khuyến khích mọi người tìm thêm thông tin đối lập, nhưng không đồng ý biện pháp treo biển đang có tranh luận về tính trung lập. Nếu muốn bạn hãy chỉ ra vấn đề đang tranh luận.Vuonglenghi 05:05, 7 tháng 8 2006 (UTC)
Trong thời kỳ chiến tranh Bắc Nam, vì phía Bắc không muốn cho dư luận quốc tế biết là mình xua quân xâm chiếm miền Nam, nên tạo dựng đạo quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và được mang danh là Việt Cộng. Sau ba mươi năm, không ai cần phân biệt như vậy nữa, nên cái gì thuộc về Cộng sản Việt Nam thì gọi tắt là Việt Cộng. Do đó quân Việt Cộng chỉ cho cả lính chính qui miền Bắc và lính Giải phóng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Tài liệu chú thích trong phần Pleime 1965 của Cục Tác Chiến, BQP không phải do QLVNCH tịch thu được mà là do tướng Nguyễn đình Ước, QĐNDVN, đi phó hội khóa hội thảo về Chiến Dịch Pleime do Vietnam Center tổ chức tại Hoa Thịnh Đốn ngày 12/11/2005, trao cho ông James Reckner, Giám Đốc Vietnam Center, để dẫn chứng luận cứ của mình. Mà đã là Cục Tác Chiến, tất nhiên phải là BQP của CHXHCNVN; chứ nếu là của VNCH thì gọi là Nha Chiến Thuật. Thành thử xin bạn Vuonglenghi vui lòng phục hồi bản văn cũ bị bạn sửa đổi sai. Đây là lý do điển hình chỉ nên sửa văn thôi, chứ đừng đi xa hơn sửa tư tưởng khi không nắm vững vấn đề: thay vì đạt chính xác hơn lại đi xa sự thật hơn.
Nhân tiện, xin thông báo chung là nguyên bản còn bị sửa tư tưởng sai đi tương tự như vậy ở một vài chỗ khác. Yêu cầu những thành viên đã nhúng tay sửa đổi bài tướng Hiếu tự kiểm điểm xem có phạm lỗi này không?
68.161.219.240 20:54, 4 tháng 8 2006 (UTC)
Theo tôi thì nên để đúng tên gọi thời kỳ đó. Theo tài liệu thì tướng Hiếu công tác chủ yếu ở phòng 3 (phụ trách hành quân tác chiến). Và khi sửa đổi văn phong thì tập trung chú ý về tính trung lập thay vì về cách dùng từ.www.gophatdat.com 04:04, 5 tháng 8 2006 (UTC)

Sửa đổi sai đoạn Phụ tá Đặc trách Ủy ban chống Tham nhũng[sửa mã nguồn]

Bản gốc:

Tướng Hiếu giữ chức Đặc trách viên chống Tham nhũng từ ngày 10 tháng 2 năm 1972 đến ngày 29 tháng 10 năm 1973. Ông nhận lãnh trách nhiệm này vì ý thức được sở dĩ Quân đội Trung hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch thua Hồng quân của Mao Trạch Đông vì nạn tham nhũng hoành hành trong giới lãnh đạo quân đội - tỉ như buôn súng cho địch quân; và QLVNCH cũng sẽ chịu chung số phận đó nếu không trừ khử được nạn này, tỉ như bán xăng qua bên Campuchia cho phe địch.

Bản sửa:

Theo sự đề nghị của Phó tổng thống Trần Văn Hương, tướng Hiếu đã nhận chức Phụ tá Đặc trách của Ủy ban Chống tham nhũng của Phủ Phó tổng thống, hàm tương đương Thứ trưởng, từ ngày 10 tháng 2 năm 1972. Ông giữ chức vụ này đến ngày 29 tháng 10 năm 1973. Đây là giai đoạn mà nạn tham những hoành hành trong giới lãnh đạo quân đội Việt Nam Cộng hòa. Những tai tiếng về buôn lậu, ăn cắp quân nhu và tiền viện trợ quân sự, thậm chí bán lương thực, vũ khí, kể cả các vũ khí hạng nặng, thậm chí bán cả xăng dầu cho đối phương thông qua nước trung lập Campuchia, thậm chí, bán trực tiếp!

Bản sửa loại bỏ sự kiện kinh nghiệm cá nhân thúc đẩy tướng Hiếu can đảm nhận lãnh trọng trách chống tham nhũng: khi sinh sống bên Tàu, trước khi về Việt Nam, tướng Hiếu đã chứng kiến các sĩ quan quân đội Trung hoa Dân quốc bán súng cho Hồng quân khiến Tưởng Giới Thạch thua Mao Trạch Đông chạy qua Đài Loan.

Đồng thời bản gốc nói là quan Tàu bán súng địch chứ không phải quân VNCH, nhất là vũ khí hạng nặng, như bản sửa xác quyết khi không có bằng chứng.

Yêu cầu bạn Thái Nhi điều chỉnh lại để tôn trọng hai ý kiến không sai lầm của bản gốc.

68.161.219.240 17:30, 5 tháng 8 2006 (UTC)

Ở đây tôi nghĩ bạn [[Thành viên:68.161.219.240|68.161.219.240] đã có sự nhầm lẫn giữa ghi nhận sự kiện thực tế với lại ý kiến chủ quan. Tôi và bạn không thể biết được tướng Hiếu nhận công việc này là do "can đảm" hay do ý gì khác, nhưng thực tế chính xác nhất là ông đã "nhận" công việc đó.
Về việc bán vũ khí cho đối phương thì hồi ký các cựu tướng lĩnh VNCH ghi nhiều lắm rồi bạn à. Không phải chỉ bán vài khẩu, mà là cả xe, cả kho, đặc biệt là vào giai đoạn 1973-1974, khi quân Mỹ triệt thoái (tài liệu của Tòa Đại sứ Mỹ còn chỉ đích danh tướng Nguyễn Vĩnh Nghi!). Ngay cả trong một hồi ký mà tôi đã đọc cách đây khá lâu của đại tá QĐND Hoàng Phương còn ghi nhận trường hợp VC còn mua của VNCH hàng xe vũ khí. Lý do mua là vì ở các chiến trường xa không thể chờ được chi viện vũ khí từ Bắc, mà mua luôn cho gọn. Số hàng hóa đặc biệt này mua bằng vàng và dollar. Các đoàn xe chở vũ khí này đến nơi chỉ việc thay đổi lái xe của VNCH bằng lái xe của VC là xong.
Để tôi tìm lại nguồn tư liệu rồi bổ sung cho bạn xem nhé.
www.gophatdat.com 00:51, 6 tháng 8 2006 (UTC)

Bạn lầm khi cho là tôi không thể biết được tướng Hiếu nhận công việc này là do "can đảm". Tôi xin dẫn chứng:

  1. Trong [điện tín ngày 19/7/1972] đại sứ Bunker trình là Phó tổng thống Trần Văn Hướng "nêu lên sự khó khăn tìm ra sĩ quan thanh liêm và mạnh dạn (bold) để làm việc trong lãnh vực này" và nhấc lại ý kiến của tướng Hiếu [điện tín ngày 17/8/1972 (đoạn 6)] về vụ tham nhũng bên Tàu: "nguyên do Trung Quốc rơi vào tay Cộng Sản là tình trạng tham nhũng lan tràn của chế độ Tưởng Giới Thạch. Ông tin là ngoại trừ áp dụng những biện pháp mạnh mẽ và khẩn cấp tại Nam Việt Nam, Nam Việt Nam cũng sẽ hứng chịu cùng số phận đó."
  2. Trong [điện tín ngày 14/9/1972] đại sứ Bunker trình là: "Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu nói với viên chức sứ quán ngày 14/09 là có dấu chỉ là xăng ăn cắp từ kho Shell tại Nhà Bè có thể đã được chuyên chở qua Cam Bốt và bán cho Bắc Quân."
  3. Trong [điện tín ngày 15/7/1972] đại sứ Bunker trình là chính tướng Hiếu nói có sự hăm dọa các thành viên trong ủy ban điễu tra QTKQĐ: "Tướng Hiếu nói là một số áp lực xuất phát từ nhiều phía chống lại các điều tra viên vụ QTKQĐ. Một số sĩ quan thuộc Sở An Ninh Quân Đội làm việc trong vụ này được các nhân vật của Bộ Quốc Phòng nhắc khéo là sau cuộc điều tra kết thúc họ vẫn nằm trong phạm vi kỷ luật của Bộ Quốc Phòng. Các sĩ quan thuộc Sở An Ninh Quân Đội liên hệ cho đây là một sự hăm dọa. Tướng Hiếu nói các lời hăm dọa này không cản trở công cuộc điều tra."
  4. Ai cũng biết là một trong lý do tướng Hiếu bị ám hại là do vai trò chống tham nhũng của ông.

Tôi rất mong bạn cung cấp tư liệu của Tòa Đại Sứ Mỹ và hồi ký đại tá QĐND Hoàng Phương. Tuy nhiên, viêc tẩu tán vật liệu khi quân đội VNCH tiếp thu các trại lính Mỹ thì ai cũng biết nhưng vũ khí nhất là vũ khí hạng nặng thì chưa bao giờ tôi nghe nói đến. Do đó rất mong bạn chưng bằng cớ. Trong khi chờ đợi tôi xin phép sửa đoạn văn tổng hợp hai ý kiến như sau:

Theo sự đề nghị của Phó tổng thống Trần Văn Hương, tướng Hiếu đã can đảm nhận chức Phụ tá Đặc trách của Ủy ban Chống tham nhũng của Phủ Phó tổng thống, với quyền hạn Thứ trưởng, từ ngày 10 tháng 2 năm 1972. Ông nhận lãnh trách nhiệm này vì ý thức được sở dĩ Quân đội Trung hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch thua Hồng quân của Mao Trạch Đông vì nạn tham nhũng hoành hành trong giới lãnh đạo quân đội - tỉ như buôn súng cho địch quân; và QLVNCH cũng sẽ chịu chung số phận đó nếu không trừ khử được nạn này, tỉ như bán xăng qua bên Campuchia cho phe địch. Ông giữ chức vụ này đến ngày 29 tháng 10 năm 1973. Đây là giai đoạn mà nạn tham những hoành hành trong giới lãnh đạo quân đội Việt Nam Cộng hòa. Những tai tiếng về buôn lậu, ăn cắp quân nhu và tiền viện trợ quân sự.

68.161.219.240 14:53, 6 tháng 8 2006 (UTC)

Thêm thắt sai về trận Snoul[sửa mã nguồn]

Ḅạn Vuonglenghi thêm thắt sai như sau:

Như vậy đến nay vẫn chưa thể nói là bên nào đã có ưu thế trong chiến dịch này cũng như vai trò rõ ràng của ông trong trận này, tuy nhiên ông cũng được đánh giá cao và được thưởng một số huân huy chương sau trận đánh.

Sau trận đánh Snoul, cấp trên của tướng Hiếu, tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân đoàn III, người phá hỏng kế hoạch của Hành quân Snoul, đổ lỗi lên đầu tướng Hiếu bằng cách cách chức tướng Hiếu.

Phần kết luận nên để độc giả thẩm định. Do đó yêu cầu bạn Vuonglenghi rút lại câu này.

Một lần nữa tôi khẩn trương yêu cầu các thành viên đừng sửa nội dung bài khi không nắm vững đề tài!!!

68.161.219.240 22:35, 5 tháng 8 2006 (UTC)

Nhận định cá nhân, suy đoán...những đoạn như vậy nên xóa bỏ, chỉ đưa vào sự kiện đã xảy ra (ngày tháng...có nguồn để kiểm chứng) và cũng không nên bình luận vì thiên về bên nào đó sẽ mất tính trung lập của bài.--duongdttt 04:33, 6 tháng 8 2006 (UTC)

Người ta sửa cho dễ hiểu mà lại yêu cầu "đừng sửa", buồn cười. Nếu mình thấy người khác sửa mà mình cho là sai ý của mình thì hãy giải thích và sửa lại cho đúng ý. Một bài được nhiều người quan tâm là một bài "may mắn", trên này nhiều bài lắm mà. Khi bài được nhiều người quan tâm và sửa chữa chẳng mấy chốc nó sẽ hoàn thiện và được đưa vào "bài chọn lọc", bạn có muốn như vậy không? Tôi làm sao biết được thế nào là "Nha chiến thuật" thế nào là "Cục tác chiến", bạn phải tự thêm vào để giải thích chứ ai mà ngờ đó là của BQP QĐNDVN. Phần các trận đánh và hành quân tiêu biểu chỉ kể sự kiện, tất nhiên là kể từ một phía, nhưng đâu có liến kết gì tới ông Hiếu, bạn hãy tự chỉ ra cái hay của ông Hiếu trong các trận mà bạn cho là tiêu biểu ấy, chứ đâu ai hiểu là bạn đang nói cái gì, tôi cứ tưởng ông ấy đánh hay và được cấp trên khen nên viết thêm mấy ý để bạn có tư liệu thì bổ sung còn như cấp trên của ông ấy không đánh giá đúng mức theo ý bạn thì cũng phải có lời cho rõ chứ, nếu không tiêu biểu chỗ nào? Luôn tiện nói luôn, tôi có mở ra bài "lính Quốc gia", "lính Giải phóng", "lính Mỹ" và tắc tị mời bạn đọc cho biết, hy vọng người rành lính như bạn đóng góp, sửa chữa.Vuonglenghi 05:00, 7 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi yêu cầu đừng sửa nội dung bài khi không nắm vững đề tài, chứ đâu có bảo là đừng sửa không đâu. Xin nói rõ hơn: xin đừng sửa tầm bậy khi không biết gì cả. Chứ sửa đúng thì xin biết ơn ngàn lần chứ. Đàng này người ta đâu có sửa cho "dễ hiểu" mà sửa sai đi, mới có chuyện nói...
Tôi khách quan đưa cả trận mà người ta cho là "thắng" (tương đối, tùy quan điểm) lẫn "thua" (tương đối, tùy quan điểm), nghĩ là nếu chỉ nêu "thắng" còn dấu nhẹm "thua" sẽ bị khiễn trách là một chiều, ai dè cũng không được tha. Thật là khó chiều hết cả mọi người!
Cái hớ của bạn là cứ tưởng và nhất là bịa đặt chuyện tướng Hiếu được thưởng một số huân huy chương sau trận đánh.
Bài chưng ra hai quan điểm trái nghịch - QLVNCH và QĐNDVN - về cùng một trận đánh mà không phê bình ai đúng ai sai. Phần đó để tùy trí phán đoán của người đọc.
Tôi chỉ yêu cầu các thành viên vâng theo qui luật Wikipedia khi sửa bài mà thôi, không hơn không kém. Wikipedia rất khôn ngoan khi qui đính: Nếu bạn chỉ muốn bàn luận, nêu ý kiến về một chi tiết trong bài, xin dùng trang thảo luận của bài; đừng viết ý kiến vào bài.
Đoạn HQ Snoul là cô đong của bài "Trận Snoul và những hậu quả" (có liên kết ở mục ghi chú) và nhiều tư liệu liên hệ khác cũng như bài Nguyễn Văn Hiếu là cô đọng của trang nhà Tướng Hiếu - nếu in thành sách sẽ trên 1.000 trang - thì làm sao mà đầy đủ chi tiết được. Tóm tắt nhiều hay ít, thật là khó cho vừa phải, cho đúng mức vì trình độ hiểu biết của các độc già rất chênh lệch - tiểu học, trung học hay đại học; hay kiến thức về xã hội và quân sự miền Nam. Nếu bạn thật sự quan tâm đến đề tài này xin mời bạn vào đọc trọn trang nhà tướng Hiếu. Tôi cam đoan bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích, không phải vì tôi nói vậy mà là ý kiến của các độc giả được ghi chép lại trong trang nhà.
68.161.219.240 03:45, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Xin lưu ý qui luật sửa đổi bài của Wikipedia[sửa mã nguồn]

Những sửa đổi của bạn không được vi phạm quyền tác giả của ai và phải dựa trên nguồn gốc kiểm chứng được. Tất cả những đóng góp của bạn sẽ được phát hành dưới giấy phép GFDL. Nếu bạn chỉ muốn bàn luận, nêu ý kiến về một chi tiết trong bài, xin dùng trang thảo luận của bài; đừng viết ý kiến vào bài.

68.161.219.240 03:04, 6 tháng 8 2006 (UTC)

Trung lập[sửa mã nguồn]

"Giới quân sự" nghi ngay tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh QĐ III, vì ông mang tiếng "tham nhũng hạng gộc", trong khi đó "ông rất thanh liêm" và, hơn nữa, đã từng giữ chức Đặc trách chống tham nhũng thuộc phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương

Câu này có hai từ ông, ông đầu là Nguyễn văn Toàn, ông sau là ông Hiếu, khó hiểu. Tôi tin câu này có nguồn nhưng cách viết rất dễ dẫn đến khẳng định là mọi người đều nghi ông Toàn và ông Toàn được mọi người cho là tham nhũng hạng gộc. Không trung lập chút nào, con cháu ông Toàn nếu biết sẽ hỏi chứng cứ đâu lập tức.

Giới quân sự là giới nào, lời của ai đủ đại diện giới quân sự. mang tiếng là mang tiếng hồi nào, kẻ nào xấu miệng nói càn là tham nhũng gộc đây, ai nói ông Hiếu thanh liêm, nhà cả đống vàng mà đâu ai hay

Vuonglenghi 05:13, 7 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi đã sửa lại phần tôi sửa bị nhầm lần trước. "..Giới quân sự nghi ngay tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh QĐ III, vì ông Toàn mang tiếng tham nhũng hạng gộc, trong khi đó ông Hiếu rất thanh liêm và hơn nữa, đã từng giữ chức Đặc trách chống tham nhũng thuộc phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương". Casablanca1911 05:39, 7 tháng 8 2006 (UTC)

Xin trả lời bạn Vuonglenghi:

  1. Giới quân sự là giới nào: toàn thể QLVNCH.
  2. lời của ai đủ đại diện giới quân sự: trung tá chỉ huy trưởng đơn ví quân cảnh QĐIII. Ông tuyên bố, "Đ. Mẹ, thằng Toàn nó tham nhũng. Nó vừa bắn chết ông Hiếu rồi. Mình phải lên ngay Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn bắt thằng Toàn mới được!" (xem Cái Chết Đầy Bí Ẩn Của Tướng Hiếu)
  3. mang tiếng là mang tiếng hồi nào: tướng Toàn, tướng Phạm Quốc Thuần, tướng Nguyễn Vỉnh Nghi, ba tư lệnh QĐ II, III và IV, bị cách chức cùng một lúc vào tháng 10 năm 1974 vì bị tố tham nhũng. Tuy nhiên ông Toàn đã bị mang tiếng từ hồi làm tư lệnh sư đoàn 2 với danh nghĩa "quế tướng công".
  4. kẻ nào xấu miệng nói càn là tham nhũng gộc đây: Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Ông nói với đại sứ Mỹ Bunker: "Tôi thưa là đương nhiên điều ưu tiên là đánh bại địch và nhất thiết phải dùng tới các sĩ quan tài giỏi và can đảm mặc dù một số mang tiếng là tham nhũng. Chẳng hạn việc bổ nhiệm Tướng Toàn vào chức Tư Lệnh Quân Ðoàn II" (xem điện tín ngày 19/7/1972)
  5. ai nói ông Hiếu thanh liêm: đại tá Lê Khắc Lý, tham mưu trưởng sư đoàn 22. Ông nói, "Tướng Hiếu mới là tướng sạch đích thực, tôi nói như vậy với giới báo chí, có nhiều tướng tá chỉ có vẻ sạch bề ngoài mà thôi. Những điều tôi minh chứng cho họ, khiến khi trở về Sài Gòn, họ mới đưa thêm tên Tướng Hiếu ra như là tướng sạch thứ năm sau danh sách bốn tướng sạch (Nhất Thắng, nhì Thanh, tam Chinh, tứ Trưởng)." (xem Lê Khắc Lý)

Bây giờ xin bạn Vuonglenghi chưng tư liệu chứng minh cho câu tuyên bố xanh rờn của bạn: nhà cả đống vàng mà đâu ai hay.

68.161.219.240 06:43, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Xin bàn tiếp tính trung lập của bài Nguyễn Văn Hiếu. Vì bài này là tóm tắt cô đọng của trang nhà tướng Hiếu trình bày cho phù hợp với khuôn thước hạn hẹp của bách khoa toàn thư, nên có nhiều yếu tố bất khả kháng khiến cho có vẻ thiếu trung lập. Muốn xét nó có hay không trung lập cần xét tính trung lập của trang nhà tướng Hiếu. Xin trích dẫn sau đây đôi lời phê bình cho thấy nó hết sức cố gắng trung lập:

  1. Tập hợp các bài văn này mà các cây viết là những anh em, bạn bè và chiến hữu. Tuy không tự cho là thấu đáo và đầy đủ trong công việc sưu tầm 8 năm trời (1998-2006), tác giả đã thâu thập được một số những mẩu giai thoại cá nhân, những chứng từ của những nhân chứng hiện còn sống, những tài liệu đã được giải mật từ Văn Khố Quốc Gia Hoa Kỳ, những lá thư của các cựu sinh viên sĩ quan đồng khóa, những cuộc phỏng vấn qua điện thoại, những trích dẫn từ sách báo, vân vân.
  2. Đây là một cuốn quân-sử mà trong đó tác-giả đi tìm sự lên tiếng phân minh về tất cả những cái hay cái dở của chính cá-nhân tướng Hiếu cũng như của nhiều nhân-vật khác trong quân-sử Việt-nam và trong lịch-sử cả Việt Nam Cộng-hòa, đặc-biệt của nền Đệ nhị Cộng-hòa.
  3. Ưu-điểm số một, khó chối cãi, là tác-giả đã dùng một Website để cho nhiều người được tham gia -- một kiểu viết sách rất hiện-đại, rất mới, và rất đáng khuyến khích vì nó có tương-tác qua lại giữa người viết và người đọc. Đây đúng nghĩa là một lối viết sử “nghìn người viết” (tuy “nghìn” đây là nói một cách tượng trưng).
  4. Tác giả không ngại trích dẫn nguyên văn tài liệu của phía Việt cộng, dù các tư liệu này trình bày một quan điểm hoàn toàn đối nghịch, để người đọc có dịp phán đoán lấy sự kiện. Chỉ tiếc là các tư liệu quân sự "gốc" lưu trữ tại các văn khố CHXHCHVN chưa được "giải mật" như các văn khố Hoa kỳ nên rất hiếm có đối với tác giả.

68.161.219.240 21:52, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Hình tướng Hiếu[sửa mã nguồn]

Wikepedia English đã có hình tướng Hiếu. Có thành viên nào lồng hình này vào bài tướng Hiếu trong Wikipedia Việt được không?

Tập tin:Gen.NguyenVanHieu.JPG

141.157.248.220 19:28, 10 tháng 8 2006 (UTC)

Nới rộng hay thu hẹp[sửa mã nguồn]

@ Thái Nhi. Wikipedia khuyến khích đóng góp nới rộng chứ đâu thu hẹp bài. Đã một lần thành viên Thái Nhi đã đục bỏ rất nhiều đoạn khiến bài mang bộ mặt khác hẳn. Lần này cũng vậy, nại cớ là không nên nói nhiều về người quen biết. Nếu chi tiết quan trọng dù do người quen hay không quen cung cấp miễn là chính xác và có thể kiểm chứng thì đâu thiếu trung lập. Nếu cần thì yêu cầu cho biết nguồn trước khi xóa bỏ. Hơn nữa xin đừng thưà cơ xóa bỏ nhiều chỗ khác. Tnguyen4321 (thảo luận) 20:16, ngày 1 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nới rộng không có nghĩ là bơm thêm nước vào. Nới rộng nghĩa là bổ sung những nội dung quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chủ thể. Vườn hoa muốn đẹp, thì phải tỉa cây, mé nhánh, nhổ cỏ, huống chi đây đâu phải riêng vườn nhà ai. Những gì đáng giữ, sẽ được giữ. Bác Tín muốn vinh danh anh mình, điều đó không xấu, nhưng cũng phải chọn cái đáng để đưa lên, đừng để người khác bình phẩm "củ ấu cũng tròn". Thái Nhi (thảo luận) 09:44, ngày 2 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Coi bộ bác Thái Nhi chỉ thích có tỉa cây, mé nhánh, nhổ cỏ, chứ không thấy bác vun xới thêm. Thế bác là người quyết định cái gì đáng giữ, sẽ được giữ phỏng? Xin bác nêu ra cái gì "méo" mà tôi nói thành "tròn" xem nào.Tnguyen4321 (thảo luận) 17:37, ngày 3 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Vườn nhà Wikipedia đấy bác ạ. Vườn hoa đã được nhiều người chung sức vun trồng đang đẹp đẽ, bác vung tay tỉa cây, mé nhánh, nhổ cỏ trụi lụi mất hết hoa lá - tỉ như chỉ vọn vẹn còn lại tựa Pleime, Liên kết 66, Đại bàng 800 và Snoul - mà bác cho là hay ho à?Tnguyen4321 (thảo luận) 20:34, ngày 4 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
1. Chỉ riêng đối với loạt bài tướng lĩnh VNCH, tôi tỉa cây, mé nhánh, nhổ cỏ không ít. Với họ, tôi dành sự tôn trọng như nhau chứ không chăm chút đặc biệt một ai (tính trung lập). Vậy góp ý với bác Tín, không khó để biết "méo" chỗ nào, nhất là khi nội dung bài viết lại tập trung mô tả thiên lệch vào một khía cạnh. Trong tài liệu "Biographic Data on MG Nguyen Van Hieu, Department of State, AIRGRAM, A-231, November 7, 1974" cũng có những nhận định ngược lại; bác cũng nên mô tả để hình thành cái nhìn khách quan hơn. Nếu được, bác Tín bổ sung tên của các cố vấn Mỹ đã phát biểu mà "Biographic Data on MG Nguyen Van Hieu, Department of State, AIRGRAM, A-231, November 7, 1974" dẫn lại (tất nhiên nếu có).
2. Khi trình bày nội dung, nếu như một nhân vật có vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đối với một sự kiện, cần phải được mô tả sao cho thể hiện vai trò nổi bật của họ, thay vì chỉ vài dòng sơ sài. Tôi tạm lấy ví dụ: "Thời gian làm Tham mưu trưởng Quân đoàn II, ông điều nghiên và phối hợp với Sư đoàn 1 Không kỵ Mỹ điều khiển chiến dịch Pleime từ 19 tháng 10 đến 26 tháng 11 năm 1965". Cụ thể là tướng Hiếu đã làm gì nổi bật để được ghi nhận trong sự kiện này? Việc đấy có tác động quyết định như thế nào đối với kết qủa của trận chiến? Đấy chính là cái tôi cho rằng bác cần thể hiện rõ thay vị viết sơ sài. Có thể thấy, phần nội dung về Chống tham nhũng được thể hiện khá tốt nên tôi hầu như không thay đổi gì.
Cuối cùng, với tất cả sự tôn trọng của mình đối với tuổi tác, công sức sưu tầm tài liệu cũng sự ngưỡng mộ của bác với anh trai mình, tôi mong bác cần nhìn thêm, hoàn thiện thêm. Những phần nào bác biên tập, bổ sung có chất lượng tốt, tất nhiên nó xứng đáng được giữ lại. Những phần bị xoá, đừng vội phản ứng tiêu cực làm gì. Thái Nhi (thảo luận) 01:26, ngày 5 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
1. Tôi không thấy bác tỉa cây, mé nhánh, nhổ cỏ trong bài Tướng Hoàng Văn Thái như bác làm trong bài này. Tôi đã chưa kịp mô tả nhận định ngược lại trong tài liệu "Biographic Data on MG Nguyen Van Hieu" đấy thôi. Tôi bổ túc rồi đấy. Xin lưu ý bác là nhận định đối nghịch này nặng phần chủ quan do bị Tướng Hiếu "công khai và tự do" chỉ trích họ. Tôi bổ sung tên của các cố vấn Mỹ đã phát biểu trong tài liệu sứ quán Mỹ với footnotes trong www.generalhieu.com sau khi điều tra tên với các tài liệu khác, chứ sứ quán Mỹ không nêu lên đích danh. Tôi không đưa sang đây, phần vì thấy không cần thiết, phần vì sẽ rườm rà phải ghi chú các nguồn - mà chắc chắn bác sẽ hạch hỏi, phần vì không muốn nói nhiều về người nhà như bác căn dặn. Ai muốn biết thì tra khảo thẳng www.generalhieu.com, như bác đã làm. Nhân tiện xin báo bác biết là sở dĩ tôi không cho link dẫn tới www.generalhieu.com, ngại bác từng cáo buộc là nguồn toàn phát xuất từ www.generalhieu.com, chứ không ý thức được là tôi thu lượm các tài liệu in và đăng lên mạng để các "internmaute" tiện tham khảo.
2. Chắc bác để ý thấy tôi đổi "các lượt tham chiến" thành "các trận đánh" vì Tướng Hiếu không chỉ tham chiến mà là tác gỉa của các trận đánh này. Thành ra lời khuyên của bác không phù hợp. Đáng lẽ ra bác không nên xóa tuốt luốt mà thay vì bổ túc, nới rộng ra mới phải lẽ, nhất là bác bảo tôi là không nên nói nhiều về người nhà. Bác làm hộ tôi việc đó đi. Nếu bác cần tài liệu thì có khối trong www.generalhieu.com. Đây là dịp bác tỏ thiện ý không chỉ tỉa cây, mé nhánh, nhổ cỏ mà còn vun xới thêm cho vườn hoa chung.
Cuối cùng, xin cám ơn sự tôn trọng của bác đối với tôi, tuy nhiên bác nhận xét sai khi cho là tôi "vội phản ứng tiêu cực" đối với những phần bị xóa. Tôi vẫn từ tốn và vẫn khôi hài đấy chứ.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:36, ngày 5 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Sửa đổi vặt vãnh[sửa mã nguồn]

Sao bác Thái Nhi chỉ chăm lo sửa đổi vặt vãnh vậy. "Bắc Việt" có khác nghĩa với "miền Bắc Việt Nam" đâu mà còn gọn gàng hơn; cớ gì bác cứ phải nhất tâm sửa như vậy? "Tướng Hiếu " hay "tướng Hiếu", "Thiếu Tướng Hiếu" hay "Thiếu tướng Hiếu" hay "thiếu tướng Hiếu", T hoa hay t thường đều được cả mà. Thay vì nhổ cỏ lặt vặt như vậy, sao không thấy bác vun xới cho phần "trận đánh nổi bật" như tôi đã yêu cầu bác nhiều lần rồi.Tnguyen4321 (thảo luận) 16:54, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Ngoài "miền Bắc Việt Nam", "Bắc Việt" còn có thể gọi là "Bắc Bộ", "Bắc Phần".Tnguyen4321 (thảo luận) 13:49, ngày 8 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Wikipedia cần viết văn phong chuẩn, từ ngữ thông dụng, và làm cho độc giả dễ nắm bắt. Bạn không thể tùy ý thích viết gì thì viết, người ta sửa không cảm ơn đi trách ngược lại. Ít nhất cũng nên hỏi lý do để thảo luận. Giáo dục VNCH nghe nói cũng dạy con người viết văn, trình bày in hoa, in nghiêng, viết hoa, ... chuẩn mực lắm.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 10:35, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Sửa sai mà bạn bắt tôi cảm ơn à? Tôi đã thảo luận với bác Thái Nhi về điểm này rồi chứ đấy thôi. Bác chửi xéo tôi đấy hả, là tôi thiếu Giáo dục VNCH?Tnguyen4321 (thảo luận) 13:45, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn suy nghĩ ra thôi, cảm ơn hay không tùy bạn nhưng ng ta chỉ rõ nên thống nhất một cách viết nào đó mà độc giả dễ nắm bắt, hình như cái vụ viết hoa cũng có quy cách (tôi không nhớ ở thảo luận nào nữa). Còn việc xéo là do bạn nghĩ ra đấy chứ?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:25, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tên bài nên gọn hơn, chỉ đề Nguyễn Văn Hiếu (trung tướng) là được. Theo tôi là vậy.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 10:33, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Các trận đánh nổi bật[sửa mã nguồn]

Hình như phần này chẳng liên quan nhiều lắm đến chủ thể bài, nếu có chỉ là một đoạn ngắn gọn về trận đánh ông tham gia mà thôi. Tôi dự định chỉ viết lại một đoạn ngắn, cắt phần không liên quan đi hoặc bỏ vào bài khác tương ứng nếu có nguồn đầy đủ.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 07:41, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi không đồng ý với bạn. Trước hết những trận đánh này không những liên quan đến chủ thể là Tướng Hiếu và là những trận đánh ông tham gia mà còn là người điều nghiên và thực hiện nữa. Những đoạn viết ngắn về các trận đánh, chủ yếu là nêu tính cánh nối bật của trận đánh. Vì bạn không nắm vững vấn đề nên xin bạn thảo luận trước khi viết một đoạn ngắn khác.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:20, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Dạo này tôi thấy bạn chú tâm chiếu cố đặc biệt đến bài Nguyễn Văn Hiếu. Mong bạn giữa được thái độ vô tư và trung lập.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:48, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Có liên quan nhưng bạn trình bày về chi tiết trận đánh là không được, chỉ là trận đánh tướng Hiếu tham gia mà thôi, nó không liên quan tới nội dung bài đến mức phải trình bày chi tiết. Bạn mới là ng xem lại thái độ đó. Không lẽ bất kỳ ai chỉ cần không theo quan điểm của bạn thì bạn cho người ta là không trung lập? Tôi là người chiếu cố gần như tất cả các bài ở Wikipedia nếu tôi có thời gian và sức lực (bạn không tin hỏi bà con đây sẽ rõ).  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:02, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Thôi thì bỏ chi tiết vậy, chỉ tóm tắt nêu phần nổi bất thôi. Tôi hiểu "trung lập" theo đúng nghĩa của Wikipedia chứ: không phải là vắng mặt đối nghịch mà là hai quan điểm điểm đối nghịch đều được phép hiện diện. Tôi nói là "dạo này". Bác có thấy là bài đang bị nhiều người đánh phá không? Nếu bạn thật sự quan tâm thì bạn ngăn chận các hành vi phá hoại đó không?Tnguyen4321 (thảo luận) 21:32, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn viết trung lập tôi bảo đảm bảo với bạn chẳng ai rảnh tới mức vào chỉnh sửa, chỉ khi nào bạn viết sao đó ng ta không chịu được mới vào sửa, làm ở Wikipedia là không công và dựa vào sự tự nguyện và yêu thích, cho nên không phải ai cũng thích vào sửa bài như vậy.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 03:40, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Ng ta không chịu được mới vào sửa, người ta đây chắc là bạn, chứ có thấy mấy ai đâu? Tôi có nhờ bác Thái Nhi giúp (sao không thấy bác vun xới cho phần "trận đánh nổi bật" như tôi đã yêu cầu bác nhiều lần rồi.16:54, ngày 7 tháng 6 năm 2015), nhưng bác ấy vẫn cứ từ chối. Tôi không tin vào cái "bảo đảm" của bạn một tị nào.Tnguyen4321 (thảo luận) 14:29, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Liêm khiết[sửa mã nguồn]

The Vice President stated that he continued to believe that the problem of corruption was the major flaw in South Vietnam today ... He pointed out that it was hard to find incorruptible and bold officers to work in this field and that the corruptibility of magistrates made it very difficult to get convictions ... The Vice President agreed that an intensive campaign was desirable but pointed out that at the present time President Thieu had to make use of competent and brave officers even if they were not entirely clean. When the military situation permitted it, such officers should be relieved. In this context the Vice President stated that it was in part thanks to his efforts that Generals Lam and Dzu had been replaced. He also drew attention to the recent removal of the Vinh Long Province Chief on charges of corruption'

Đoạn này không thấy thông tin bạn bảo tướng Hiếu là liêm khiết, ý bạn là suy luận ra?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:22, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Có chứ bạn: it was hard to find incorruptible and bold officers to work in this field.Tnguyen4321 (thảo luận) 21:22, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Không thể suy luận từ đó ra chữ liêm khiết, bạn dịch cả đoạn xem. Ý bạn định vặn nguồn?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 03:38, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nếu tôi dịch thì bạn sẽ không tin tưởng và cho là "lách dịch". Để tôi dùng Google Translate cho nó vô tư. Tuy nhiên tôi phải lưu ý bạn trước là Google Translate từ tiếng Anh sang tiếng Việt còn yếu kém lắm lắm, may mà nó dịch đúng incorruptible=>liêm khiết, ngoài ra thì đầy lỗi dịch sai, chẳng hạn bold=>đậm thì có chết người không : Phó Tổng thống nói rằng ông vẫn tin rằng vấn đề tham nhũng là lỗ hổng lớn ở Nam Việt Nam hiện nay ... Ông chỉ ra rằng thật khó để tìm cán bộ liêm khiết và đậm để làm việc trong lĩnh vực này và tham nhũng của các quan tòa làm nó rất khó khăn để có được niềm tin ... Phó Chủ tịch đồng ý rằng một chiến dịch thâm canh là mong muốn nhưng chỉ ra rằng ở thời điểm hiện tại Tổng thống Thiệu bị buộc phải sử dụng các cán bộ có thẩm quyền và dũng cảm, ngay cả khi họ không phải là hoàn toàn sạch sẽ. Khi tình hình quân sự cho phép nó, viên chức như vậy nên được thuyên giảm. Trong bối cảnh này, Phó Tổng thống nói rằng đó là một phần nhờ vào nỗ lực của ông là Tướng Lam và Dzu đã được thay thế. Ông cũng đã thu hút sự chú ý đến việc loại bỏ gần đây của Chánh Vĩnh Long Tỉnh về tội tham nhũng. Tôi thấy bạn có sẵn định kiến đối với đấy. Đáng lý ra nếu bạn thấy mình kém Anh ngữ, cần kiểm ra xem tôi có "lách dịch" không thì đi hỏi một BQV nào giỏi Anh ngữ trước khi vặn hỏi tôi thì mới phải chứ.Tnguyen4321 (thảo luận) 11:01, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đoạn đó có nói gì đến tướng Hiếu một cách trực tiếp? Có phải bạn đang nghĩ tôi ở VN và là 1 người không biết về tiếng Anh, trình độ thì dở? =)) Tôi không ngại nói với bạn nếu vặn nguồn cố tình thật là tài khoản bị cấm trực tiếp. Tuy nhiên, nếu lỗi sơ ý thì cũng không thành vấn đề.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:57, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Phó Tổng thống Hương đang nói với Đại sứ Bunker là không tìm ra được một sĩ quan liêm khiết và can đảm ngoài Tướng Hiếu ra đó bạn à. Bác dọa ghế quá.Tnguyen4321 (thảo luận) 16:38, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Xin nhắc nhở bạn: Đừng làm tổn thương người mới đến

 Hãy hiểu rằng người mới đến là cần thiết và có giá trị đối với cộng đồng. Bằng cách hỗ trợ người mới đến chúng ta có thể phát triển độ phong phú của kiến thức, quan điểm và ý tưởng trên Wikipedia, nâng cao giá trị của nó và bảo tồn tính trung lập và tính trọn vẹn như là một tài nguyên.
 Hãy nhớ rằng phương châm của chúng ta—và lời kêu mời đối với người mới đến—là hãy can đảm. Chúng ta có một bộ các quy tắc, tiêu chuẩn và truyền thống, nhưng chúng ta không áp dụng nó theo cách để chắn lối người mới đến khi họ đáp ứng với lời mời đó như giá trị câu chữ của nó. Người mới đến hoàn toàn có thể mang đến Wikipedia nguồn kinh nghiệm dồi dào từ những nơi khác, cùng với ý tưởng và năng lực sáng tạo, có thể phát triển cộng đồng và sản phẩm cuối cùng của chúng ta dù đã có những quy tắc và tiêu chuẩn hiện hành. Các quy tắc và tiêu chuẩn vẫn cần được tu sửa và mở rộng; một số điều người mới đến dường như làm "sai" lúc đầu lại thực chất cải tiến Wikipedia. Hãy để thời gian quan sát, và nếu cần thiết, hãy hỏi người mới đến định làm gì trước khi xác định người đó "sai" hay "dưới tiêu chuẩn".
 Nếu bạn đã xác định, hoặc tin thật, là người mới đến đã mắc lỗi, như quên đặt tựa đậm, không làm tạo liên kết hữu ích, bạn hãy cố gắng tự sửa các lỗi đó. Đừng phê bình gay gắt người mới đến; hãy nhớ rằng đây là nơi mọi người có thể sửa đổi, và trong nghĩa rất thực, sửa đổi chính là trách nhiệm của mỗi người, chứ không phải phê bình hay giám sát người khác.
 Nếu bạn thực sự cảm thấy phải nói điều gì đó với người mới đến về một lỗi, hãy làm điều đó trong tinh thần giúp đỡ. Bằng cách giới thiệu chính mình với lời chào trên trang thảo luận của họ để họ biết rằng họ được hoan nghênh ở đây, bình tĩnh trình bày những sửa chữa của bạn ở vị trí ngang hàng với người đóng góp đó, và có thể cũng chỉ ra những gì họ đã làm bạn thích.Nếu bạn không thể làm những điều đó thì tốt hơn hết đừng nên nói gì cả.
 Một số người mới đến có thể do dự khi thực hiện thay đổi, nhất là những thay đổi lớn như di chuyển bài hoặc sửa bài viết cho trung lập, do sợ làm hỏng Wikipedia (hoặc do sợ xúc phạm thành viên khác, hoặc bị công kích). Hãy bảo họ can đảm, và đừng khó chịu vì tính "rụt rè" của họ.
 Khi đưa ra lời khuyên cho người mới đến, hãy giảm nhẹ lối nói khoa trương. Hãy làm cho người mới đến cảm thấy được hoan nghênh thực sự, chứ không phải họ phải giành được sự chấp thuận của bạn để trở thành thành viên của một câu lạc bộ.
 Trước hết hãy giả sử những đóng góp của người mới đến là đúng. Họ rất có thể muốn giúp đỡ Wikipedia. Hãy cho họ cơ hội!
 Hãy nhớ rằng bạn cũng từng là người mới đến. Hãy đối xử với những người khác như (nếu có thể, tốt hơn) những gì bạn muốn được đối xử khi bạn vừa mới đến với Wikipedia.

Tnguyen4321 (thảo luận) 16:51, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đoạn đó không có thông tin nào như vậy. Ông chỉ nói khó tìm những sĩ quan như thế chứ không phải nói về tướng Hiếu. Tôi chỉ nhắc trước vì tôi nghĩ bạn không hiểu quy định, bạn ở Wikipedia 9 tháng không thể bảo bạn là thành viên mới.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:54, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Phó Tổng thống Hương đang nói là thỏa mãn với công cuộc điều tra quỹ tiết kiệm quân đội do Tướng Hiếu trong vai trò Đặc trách bài trừ tham nhũng, rồi nhấn mạnh là khó tìm ra sĩ quan liêm khiết và can đảm làm việc trong lãnh vực này: 3. The Vice President was obviously pleased with the investigation which has been conducted on the SMASF (Servicemen’s Mutual Aid and Savings Fund) scandal. In reply to a question with regard to the actions which would be taken against the guilty officers, the Vice President stated that he was submitting a 50-page analysis to President Thieu in the next few days which recommended the legal and disciplinary actions which should be taken against the persons involved in the SMASF scandal.4. The Vice President repeatedly stressed the difficulty of the task with which he has been charged. Although he gets some financial support from President Thieu’s secret funds, he is greatly handicapped by lack of staff and lack of funds. He pointed out that it was hard to find incorruptible and bold officers to work in this field and that the corruptibility of magistrates made it very difficult to get convictions. Như vậy không phải là nói Tướng Hiếu mà ông đã trọn để làm việc chống tham nhũng là một sĩ quan liêm khiết và can đảm sao?Tnguyen4321 (thảo luận) 20:05, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nhưng mà thôi, để tránh tranh chấp, tôi đã sửa nguồn nói gián tiếp với nguồn nói trực tiếp Tướng Hiếu liêm khiết: "Hieu has an excellent reputation and has never been accused of corruption".Tnguyen4321 (thảo luận) 20:50, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tuy tôi vậy, nhưng tôi mới hoạt động thường xuyên mới đây mà thôi và không rành với các quy luật của wikipedia thì vẫn là ma mới bác ạ, rất cần bàn tay tế nhị của bác chỉ dẫn, chứ không thì tôi sẽ nản mà bỏ đi. Thú thật với bác tôi đã bỏ đi một lần rồi. Lần này trở lại không được bao lâu thì đã bị một nhóm thành viên am tường luật chơi wiki chửi bới, bắt nạt, dọa nạt lung tung, bác không thấy à? Tnguyen4321 (thảo luận) 20:14, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
  1. Xin thưa với bác Tín là văn phong của bác không thể gọi là trung lập được. Và khi tôi sửa vài đoạn để nó trung lập hơn thì bác đã kết lên đầu tôi đủ thứ mũ rồi. Bác viện dẫn thái độ văn minh, nhưng xem lại các phát ngôn của bác với các thành viên góp ý thì đầy tính tiêu cực.
  2. Còn điều mà Alphama góp ý với bác, là dẫn chứng phải trực tiếp, không suy diễn. Trừ khi trong nguồn dẫn có ghi rõ là "tướng Hiếu là người liêm khiết", còn lại các diễn giải mơ hồ sẽ không được chấp nhận, thậm chí có thể bị xem là động thái vặn nguồn.
  3. Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm là phần các trận đánh, có thể tướng Hiếu giữ vai trò quan trọng, nhưng bác không thể hiện được vai trò quyết định.
  4. Về nguồn dẫn, có thể thấy bác dùng rất nhiều nguồn sơ cấp đương thời. Mặc dù điều này không vi phạm quy định, nhưng cộng đồng cũng khuyến cáo "Có thể sử dụng nguồn sơ cấp như chỉ nên giới hạn trong các nội dung thuần túy miêu tả về chủ đề hoặc các khái niệm cốt lõi của chủ đề. Không nên dùng nguồn sơ cấp cho các giải thích hoặc đánh giá; thay vào đó, hãy dùng các giải thích và đánh giá từ các nguồn thứ cấp đáng tin cậy.". Thái Nhi (thảo luận) 17:31, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
  1. Tôi không hiểu rõ bác muốn nói gì khi nói "văn phong của bác không thể không trung lập". Bác có thể lấy một vài ví dụ cụ thể được không?
  2. Xin xem phần trên tôi trả lới Alphma.
  3. Đích thân điều nghiên và thực hiện không thể hiện được "vai trò quyết định" sao bác? Ở trong bài này tôi đâu có muốn luận về vai trò quyết định đâu, mà có muốn thì sẽ dài dòng lê thê lắm, chắc bác không muốn vậy rồi. Phải tạo một bài riêng thôi.
  4. Về nguồn, bác khắt khe giữ. Nhưng bác có đồng ý với tôi là còn hơn là "không cung cấp được nguồn"? và nguồn nhà-nước-xuất không đáng tin cậy không? Chẳng hạn: Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi. Do hoàn cảnh thời chiến, để tránh trùng với ngày Quốc khánh, ngày mất của ông ban đầu được Ban Lãnh đạo Đảng công bố là ngày 3 tháng 9, đến năm 1989 mới công bố lại là ngày 2 tháng 9. Thông tin về cái chết của Hồ Chí Minh, giữa nguồn ỉntenet lá cải và nguồn nhà-nước-tự xuất một chiều, bác tin chọn bên nào? hay là bác sẽ quyết tâm buộc phải trưng ra một nguồn đáng tin cậy nào khác?

Tnguyen4321 (thảo luận) 21:13, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn muốn thảo luận về bài nào thì vào bài đó mà thảo luận sẽ thích hợp. Như vậy bạn có đồng ý không nên suy diễn thế không, nhất là các nguồn chính trị chính em. Một chữ đã là khác. Bạn viết lại hoặc bỏ đoạn đó hoặc dịch đúng nguyên bản giùm cái. Tôi chẳng dám dọa nạt ai cả, nhưng quy định vẫn là quy định, luật vẫn là luật, nhiệm vụ của tôi là giải thích quy định, luật của Wikipedia chứ tôi không dùng cái đó để khiến ai đó bị cấm hay nhục chí. Nếu để hạ ai đó thì quá dễ, tôi cứ im im cho bạn phạm lỗi rồi báo lên Tin nhắn Bảo Quản viên, nhưng bạn có thấy tôi làm thế chưa?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 04:52, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Trên tôi đang thảo luận với bác Thái Nhi mà bạn. Giá mà bạn nói thẳng tôi đang suy diễn thì tôi đã chỉnh sửa ngay với một nguồn trích đích xác. Chứ cách bạn làm khiến tôi hiểu lầm bạn dốt tiếng Anh. Xin lỗi bạn nhé. Mà này, trình độ tiếng Anh của bạn có ngang tầm với tiếng Nga không?Tnguyen4321 (thảo luận) 12:24, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy trích nguồn ở bài này phần lớn là từ http://www.generalhieu.com/general_Hieu_bio-2.htm, cần kiểm chứng xem có đúng hay không? Trên mạng thì chỉ có nguồn đấy thôi, còn nguồn giấy hay mail hay email cần xem lại. Tôi không thích nguồn thế này, cá nhân tôi hay dùng nguồn hàn lâm cho chắc ăn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 04:52, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bác nhận xét sai rồi. Các nguồn tài liệu Mỹ mà tôi trích dẫn đều lấy từ National Archive, President Library, War College Library, vân vân. Để giúp cho các độc giả không có phương tiện đi đến những nơi đó khi muốn kiểm chứng, tôi đã hoặc sao lại hoặc đánh máy chữ lại, đăng lên mạng www.general.com để có thể kiểm tra chỉ cần có một máy computer. Chứ đâu phải là nguồn là trang nhà đó. Xin bác định nghĩa nguồn hàn lâm là nguồn thế nào. Bác có dẫn nghĩa là nguồn đáng tin cậy. Nhưng thế nào là nguồn đáng tin cậy. Tôi biết Wikipedia có quy định về nguồn rồi. Nhưng tôi thấy mỗi người hiểu và giải thích một cách. Thêm một điều nữa, tôi không thấy Wikipedia đề cập tới nguồn phát xuất từ một quốc gia không có tự do thông tin, mọi thông tin phải bị kiểm duyết khắt khe rồi mới được loan báo ra cho quần chúng.Tnguyen4321 (thảo luận) 12:40, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Nguồn này chỉ cần nói là cần kiểm chứng thôi chứ có nói nó không uy tín đâu? Nguồn chính phủ Mỹ thì nói xấu Nga, nguồn Nga nói xấu Mỹ, ... nguồn loan báo như vậy là chuyện khá bình thường, không riêng gì VN, bạn chắc biết chứ?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:48, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Thì nguồn này kiểm chứng được đấy thôi. Ngoài ra tôi nói tới trường hợp khác biệt giữ nguồn phát xuất từ một nước không và có tự do thông tin thôi. Giữa thông tin một chiều và thông tin đa chiều, đàng nào có độ tin cậy cao hơn?Tnguyen4321 (thảo luận) 18:55, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Câu chuyện của bạn ngày càng xa không đi lạc đề, tôi không ngại nói với bạn chính phủ nào cũng có thể vấn đề hết, không phải mình cứ sống ở đâu thì mình bênh nơi đó vì mình quen ở và thích ở đó, Edward Snowden là 1 điển hình nếu bạn cứ thích so sánh. Một bên ra mặt kiểm soát thông tin, một bên ngấm ngầm kiểm soát thông tin, bạn thấy ai nguy hiểm hơn. Bạn nên quay lại chủ đề ở bài này.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 02:57, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn so sánh không chuẩn rồi. Nhưng thôi, nghe lời bạn, tôi xin trở lại chủ đề ở bài này với chủ đề thảo luận mới tiếp sau.Tnguyen4321 (thảo luận) 06:07, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Chữ hoa hay chữ thường[sửa mã nguồn]

Wikipedia tiếng Việt quy định: "Văn phạm tiếng Việt. Wikipedia tiếng Việt sử dụng ngôn ngữ phổ thông mang tính toàn dân để truyền đạt thông tin. Hãy cố gắng tuân theo các quy tắc sau đây khi chỉnh sửa một bài viết bách khoa: một, Đừng sửa một trang chỉ với mục đích đơn giản là muốn chỉnh lại câu từ theo phương ngữ của nơi bạn sinh sống; hai, Viết hoa các chức vụ đặt trước tên một nhân vật (ví dụ: Vua Trần Nhân Tông). Tôi hơi thắc mắc về điểm hai: như vậy phải viết Vua Trần Nhân Tông hay vua Trần Nhân Tông? Xin bác Thái Nhi và Alphama xác định giùm cho tôi hiểu và viết cho đúng: Tướng Hiếu hay tướng Hiếu? Tôi thấy cả hai bác đều viết chữ t thường, "tướng Hiếu".Tnguyen4321 (thảo luận) 16:19, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Không có quy tắc chung, tôi thì ưa viết chữ thường, ví dụ chủ tịch Hồ Chí Minh hay tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Én bạc (thảo luận) 12:31, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bác nói vậy đâu có được, vi phạm quy luật Wikipedia tiếng Việt, "Hãy cố gắng tuân theo các quy tắc sau đây ... Viết hoa các chức vụ đặt trước tên một nhân vật (ví dụ: Vua Trần Nhân Tông)" đấy. Tôi đã từng nghĩ như bác; tôi nói với bác Thái Nhi: "Tướng Hiếu hay tướng Hiếu, Thiếu Tướng Hiếu hay Thiếu tướng Hiếu hay thiếu tướng Hiếu, T hoa hay t thường đều được cả mà", thì bị bác Alphama chỉnh: "cái vụ viết hoa cũng có quy cách" (xem đề mục Sửa đổi vặt vãnh ở trên). Mà này, bác để hai BQV Thái Nhi và Alphama có dịp trả lời tôi chứ, họ am tường quy luật Wikipedia tiếng Việt hơn tôi và bác.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:13, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi tìm thấy hướng dẫn đó ở Wikipedia:Sách hướng dẫn/Điều cần nhớ. Được, để hai BQV đó trả lời xem thế nào. Én bạc (thảo luận) 13:30, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

  1. Alphama là một Điều phối viên. Bảo quản viên nôm na chỉ khác Điều phối viên ở công cụ cấm thành viên. Tuy nhiên, trên tinh thần Wikipedia thì tất cả thành viên đều có trách nhiệm và vai trò như nhau. Alphama là một thành viên trung lập và thẳng thắn có tiếng.
  2. Bác Tín mâu thuẫn rồi. Ngay ở trên bác đã phát biểu: "Tướng Hiếu " hay "tướng Hiếu", "Thiếu Tướng Hiếu" hay "Thiếu tướng Hiếu" hay "thiếu tướng Hiếu", T hoa hay t thường đều được cả mà.. Quan điểm các nhân tôi là viết hoa theo quy chuẩn: tức là "Thiếu tướng Hiếu" (ở đây là "Thiếu tướng" là một danh từ cụ thể) thay cho "thiếu tướng Hiếu", nhưng là "tướng Hiếu" (vì "tướng" là một danh từ chung) thay cho "Tướng Hiếu".
  3. Ở trên tôi viết là "văn phong của bác không thể gọi là trung lập được", bác lại chép thành "văn phong của bác không thể không trung lập" thì nó tối nghĩa là đúng. Vì để tránh xung đột biên tập, quy ước văn phong trung lập là dùng ngôn ngữ phổ thông chính thức. Dùng danh xưng chính thức "Quân đội Nhân dân Việt Nam" thay vì "Bắc quân", "Quân Giải phóng miền Nam" thay cho "Việt Cộng", "chính quyền Việt Nam Cộng hòa" thay cho "Ngụy quyền", cũng như "Quân lực Việt Nam Cộng hòa" thay cho "Ngụy quân". Văn phong trung lập là thế đấy.
  4. Đích thân điều nghiên và thực hiện không thể hiện được "vai trò quyết định" sao bác?. Tôi khẳng định là Không!. Bởi vì trên thực tế đây chỉ là vai trò thừa hành. Nếu bác muốn gọi là nổi bật, thì bác phải nêu được "điều nghiên" nổi bật hơn các tướng khác thế nào (VD đi bộ trong khi người khác đi máy bay...), hay "thực hiện" làm thay đổi cục diện ra sao (VD thay đổi kế hoặc tác chiến, điều chỉnh hướng hoặc binh lực...)
  5. Về nguồn, bác hiểu sai hoàn toàn về ý nghĩa nguồn tự xuất bản. Wikipedia không phân biệt nguồn trong hay ngoài nước, mà đặt trong tâm vào nội dung đã được xuất bản bởi một nguồn đáng tin cậy, chứ không phải chúng ta cho rằng nội dung đó là đúng hay không. Nguồn đáng tin cậy nhất là các tạp chí có phản biện (peer review) và các cuốn sách xuất bản tại các nhà xuất bản đại học; sách giáo khoa đại học; tạp chí, tập san, và sách xuất bản tại các nhà xuất bản được kính trọng; và các tờ báo chính thống (mainstream newspaper). Và trong trường hợp đó, thông tin do nhà nước xuất bản được xem là nguồn đáng tin cậy, bất chấp nội dung đó là đúng hay không. Ngược lại, các cuốn sách tự xuất bản, newsletter, website cá nhân, các dự án wiki mở, blog, các bài đăng trên diễn đàn (forum), và các nguồn tương tự hầu như không phải là các nguồn chấp nhận được. Chính vì vậy, ngay cả Wikipedia cũng tự xem mình là một dạng nguồn tự xuất bản, và nghiêm cấm thông tin bài viết dùng chính Wikipedia để dẫn nguồn.
  6. Kể cả trong vấn đề sử dụng nguồn, cũng được phân bổ thứ tự ưu tiên. Wikipedia khuyến cáo Chỉ đưa ra các khẳng định mang tính miêu tả về thông tin tìm thấy trong nguồn chínhKhông đưa ra các khẳng định có tính chất phân tích, tổng hợp, diễn giải, giải thích, hay đánh giá về thông tin tìm thấy trong nguồn sơ cấp.. Hầu hết thông tin bác dẫn nguồn trong bài đều trích từ nguồn sơ cấp (biên bản của việc giám sát, điều trần công khai, xử án, hay phỏng vấn; bảng kết quả của các cuộc điều tra, thăm dò ý kiến). Thay vào đó, bác cần dùng các nguồn thứ cấp. Wikipedia khuyến cáo: Tất cả các khẳng định mang tính diễn giải, các phân tích, hay tổng hợp về nguồn sơ cấp cần phải trích dẫn từ nguồn thứ cấp, chứ không phải là phân tích do thành viên Wikipedia tự làm dựa trên nguồn thứ cấp.. Như trường hợp "liêm khiết" ở trên là một VD phân tích tự làm.
  7. Cuối cùng, bác nên bỏ qua tác động của thuyết "âm mưu". Không phải khác ý bác là "âm mưu" tiêu diệt bài viết của bác. Các thành viên bảo quản (gồm KĐV, BQV, ĐPV, TTV và các thành viên tích cực khác) thường không có thời gian để khiêu khích hay đá đểu. Với họ, Wikipedia không phải là nơi để troll nhau. Thái Nhi (thảo luận) 14:22, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bác dồn một đống đề mục thảo luận khác nhau vào đề mục đề mục T hoa hay t thường, khiếp quá. Tôi chỉ xin thảo luận đề mục chính và văn phong thôi. Còn các đề mục kia thì phức tạp lắm lắm, thảo luận sẽ đi đến bút chiến, xin tạm gác sang một bên. Tôi làm theo lời khuyên của Wikipedia đấy, xin bác thông cảm.
  1. Cám ơn bác đã cho biết Alphama là ĐPV chứ không phải BQV. Bác ấy "thẳng thắn" thì tôi trải nghiệm thấy rồi, còn "trung lập" đối với tôi thì không.
  2. Khi tôi phát biểu "T hoa hay t thường đều được cả mà" là khi tôi chưa được biết quy luật "Viết hoa các chức vụ đặt trước tên một nhân vật (ví dụ: Vua Trần Nhân Tông)". Như vậy, theo bác hiểu và giải thích thì quy luật cho phép viết "vua Trần Nhân Tông"?
  3. Tôi đã nói với bác là "ngôn ngữ thông thường" trong thời đại toàn cầu hóa biến hóa rất mau, các phương ngữ quốc nội và hải ngoại va chạm lẫn nhau rồi đi đến chung cục lúc thì phương ngữ quốc nội lúc thì phương ngữ quốc ngoại trở thành "ngôn ngữ thông thường", chẳng hạn trực thăng/máy bay lên thẳng, thủy quân lục chiến/lính thủy đánh bộ, Sư đoàn 1 Không Kỵ Mỹ/Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 Mỹ, hội hồng thập tự/hội chữ thập đỏ, đăng ký/ghi danh, khẩn trương/cấp bách, vân vân. Nhưng có rất nhiều từ ngữ còn trong thời kỳ chưa ngã ngũ, chẳng hạn Mỹ/Hoa kỳ, quân hàm/cấp bậc, bổ nhiệm/điều về, cán bộ/sĩ quan, thân phụ/cha, thân mẫu/mẹ, Bắc Việt/miền Bắc Việt Nam, vân vân. Tôi thiết nghĩ Wikipedia tiếng Việt chưa có một hàn lâm viện hoàn chỉnh để quy định "ngôn ngữ thông thường", phải không bác? Nếu bắc đồng ý như vậy, thì như tôi đã thưa với bác, xin bác đừng quá câu nệ cố chấp đến "văn phong trung lập", miễn là độc giả quần chúng không khó khăn hiểu tác giả nói gì.
  4. Tôi có khi nào nói tới thuyết "âm mưu" đâu, chỉ trộm nghĩ tới thuyết "toa rập" khôn khéo kiểu "good cop, bad cop" vì phải chống đỡ các cuộc tấn công, chửi bới, đánh phá, dọa nạt túi bụi cùng một lúc và cùng địa điểm. Thú thật với bác, những đòn giáng xuống cá nhân tôi khiến tôi chẳng thấy được Welcome như khi không gian Wikipedia tiếng Việt mở trang cá nhân chào đón tôi. Tôi đâu có bị đối xử tệ như vậy bên en.Wikipedia. Để khi nào rảnh rỗi và có thêm kinh nghiệm về các kỹ thuật biên tập Wikipedia, tôi sẽ kiểm tra rồi liệt kê các quá trình đánh phá tôi. Tnguyen4321 (thảo luận) 18:33, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Đây là quy định rõ ràng về Viết chư Hoa hay viết chữ thường: "Những chức vụ như chủ tịch, vua, hay tổng thống bình thường không viết hoa, nhưng nếu đặt trước một tên nhân vật cụ thể thì phải viết hoa chữ đầu, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ "Chủ tịch nước Trương Tấn Sang" chứ không phải "chủ tịch nước Trương Tấn Sang".Tnguyen4321 (thảo luận) 19:08, ngày 2 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Phong cách[sửa mã nguồn]

Có một số thành viên muốn sửa đổi từ ngữ, tỉ như "bà quả phụ" ->"bà vợ X", "thân phụ" -> "cha", "thân mẫu" -> "mẹ". Xin lưu ý những thành viên này quy định của Wikipedia tiếng Việt: Sự ổn định về phong cách: Các biên tập viên nên tránh sửa đổi từ một phong cách này sang phong cách khác và gây ra mâu thuẫn phong cách mà không có một lý do chính đáng nào khác ngoài ý thích riêng của biên tập viên đó về phong cách. Trong trường hợp có mâu thuẫn phong cách giữa các biên tập viên, thì phong cách do người đóng góp quan trọng đầu tiên được lựa chọn.Tnguyen4321 (thảo luận) 21:36, ngày 2 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hình như ở Wikipedia số đông bài viết theo kiểu dễ hiểu như mẹ, vợ, ... và sự phổ biến.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 22:50, ngày 2 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Chính vì để tránh tình trạng số đông chèn ép thiểu số mà Wikipedia tiếng Việt mới quy định như vậy đấy bác ạ. Đối với một nhân vật cao cấp, để tỏ lòng kính trọng, thói tục Việt Nam chọn dùng thân phụ, thân mẫu hơn là cha, mẹ, một phần để tránh trường hợp dễ dàng thóa mạ: "cha mày, mẹ mày, tổ sư nhà mày".Tnguyen4321 (thảo luận) 13:03, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Qua mấy lần trải nghiệm với bác Alphama tôi có cảm nghĩ bác không mấy thành thạo thông suốt với các quy luật của Wikipedia tiếng Việt, tuy là bác đã được cất nhắc lên chức vụ điều phối viên.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:28, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Wikipedia là trung lập, không có chuyện tôn kính ai. Đó là cảm nghĩ của bạn, tôi không quan tâm lắm.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 14:33, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Kính trọng khác tôn vinh đấy nhé bác. Ăn nói lịch sự là thiếu trung lập hở bác? Tnguyen4321 (thảo luận) 21:06, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bác còn nguyên cuốn sách chưa đưa vào nè [1], bài này nếu đưa chắc cũng chừng 700 trang.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 14:49, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bác muốn đưa vào giúp tôi đấy phỏng? Mà hình như link bác cho không chuẩn. Bộ bác muốn tôi phạm quy luật quảng cáo, sao bác? Tnguyen4321 (thảo luận) 21:06, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Xin lưu ý bác Alphama, coi bộ bác vi phạm quy luật Wikipedia khi công bố địa chỉ điện thư của cá nhân tôi: Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt. Những dạng tấn công cá nhân nghiêm trọng nhất, chẳng hạn như cố ý để lộ thông tin cá nhân không được công bố về các thành viên Wikipedia, vượt ra ngoài mức độ của sự công kích thông thường. https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Kh%C3%B4ng_t%E1%BA%A5n_c%C3%B4ng_c%C3%A1_nh%C3%A2n#T.E1.BA.A5n_c.C3.B4ng_l.E1.BA.B7p_.C4.91i_l.E1.BA.B7p_l.E1.BA.A1i/Tnguyen4321 (thảo luận) 13:46, ngày 4 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tiểu sử theo Quân Sử Hà Nội:[sửa mã nguồn]

Khoàng năm 2010, tác giả Nguyễn Hùng Kiệt, tự coi mình là một quân sử gia, khi muốn viết về Tướng Nguyễn Văn Hiếu, QLVNCH, đã vào Wikipedia tiếng Việt tham khảo và sao chép tiểu sử của Tướng Hiếu với tựa đề: "Tiểu sử theo Quân Sử Hà Nội". Xem http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=9082 . Đó là kết quả của các sửa đổi về mặt văn phong với đầy dãy các phương ngữ quốc nội mà các thành viên quốc nội áp đặt vào bài. Tnguyen4321 (thảo luận) 22:00, ngày 19 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]