Thảo luận:Tết Trung thu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trông trăng[sửa mã nguồn]

Có trông rồi sẽ có thấy, ngắm cũng thấy, nhưng ngắm là để thưởng ngoạn cả ánh trăng, cả bầu trời và cả cảnh vật đưới trăng, chứ trông chỉ có thể là để quan sát mặt trăng hoặc nhiều lắm là chú cuội trên mặt trăng. Nên đổi là Tết ngắm trăng. Với lại Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhình khe cửa ngắm nhà thơ như vậy "ngắm" trăng thông dụng hơn là "trông" trăng. Có hai cái tết ngắm trăng là Tết nguyên tiêu (rằm tháng giêng) và Tết trung thu. Nghe nói trăng nguyên tiêu thì lạnh hơn? Nghilevuong 04:58, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Hiểu được - Cụ thể[sửa mã nguồn]

Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía , bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm Có một thằng bé nhà nghèo đến dịp trung thu cố tránh mà vẫn thèm thuồng nhìn thằng bé hàng xóm ngoeo ngoẩy đang được cha mẹ dỗ dành ăn bánh trung thu. Đến khi thằng bé kia giận dỗi quẳng bánh ra vuờn thì nó nhặt lấy để ăn, cha nó vừa về nhìn thấy giận lắm, tát nó, đến tối ông lấy từ túi quần cho nó cái bánh gói trong giấy thường và cho nó cái lồng đèn làm bằng lon sửa bò. Đến già nó vẫn hiểu được sự săn sóc quý mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể.Nghilevuong 04:58, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Chú Cuội[sửa mã nguồn]

Một bài về Tết Trung Thu mà không nhắc đến chú Cuội và mấy bài hát về Trung Thu thì thật là thiếu sót. Nguyễn Hữu Dng 01:07, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Nhận xét[sửa mã nguồn]

Tôi không biết có ai còn nhớ, hay tại Việt Nam có còn làm không. Lúc tôi còn tại Việt Nam thì trong các con vật làm bằng bột (gạo?) thì phải có con thiềm thừ (một loại con cóc) không phải là con chó.

Câu "...nhưng chỉ sau khi cách mạng tháng Tám thành công thì Trung Thu mới thực sự trở thành tết của thiếu nhi Việt Nam" cần phải có nguồn dẫn chứng vì trước Cách mạng tháng Tám đã có rất nhiều trẻ em chơi đèn và rất nhiều bàn cỗ Trung Thu được làm cho trẻ em nhà giầu.

Mekong Bluesman 20:16, ngày 3 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Câu về cách mạng tháng tám và Tết Trung Thu là ở link này, đã dẫn ra trong bài theo chú thích số 2. Tết của thiếu nhi Việt Nam nghĩa là ngày Tết cho thiếu nhi cả nước, cả ở nông thôn nữa, chứ không chỉ trẻ em nhà giàu mới được hưởng và thưởng thức cái sôi động của ngày Tết Trung Thu đó.
Việc con chó bằng tép bưởi là điểm nhấn của cỗ Trung Thu được nhắc đến nhiều [1] (mà thực tế cũng đúng như vậy). Casablanca1911 08:25, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trung thu 2007[sửa mã nguồn]

Miền Bắc trời mưa to quá, tội các em nhi đồng ko đượk rước đèn ông sao. NAD 14:34, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)NAD[trả lời]

Chắc trung tướng (tướng 2 sao) NAD cũng trong đội rước đèn của khu phố :)) conbo 14:54, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mấy tuổi rồi mà còn rướk đèn hả ông anh. Ngay từ cấp II em đã ko đi rướk ông sao ông sứ nữa rồi. :D NAD 15:08, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)NAD[trả lời]

Trung thu và tham nhũng[sửa mã nguồn]

Các sự kiện tham nhũng trong việc tặng quà trong dịp tết này (như bánh nướng có vàng hay có tiền, trong hộp có rượu Cognac đắt tiền, có membership của các câu lạc bộ đắt tiền...) tại các xã hội Á Đông đã được biết nhiều -- ngay tại châu Âu và Bắc Mỹ nhiều người cũng biết các sự kiện đó. Do đó, tôi đang nghĩ là nên hay không nên cho thêm thể loại Tham nhũng vào bài này, hay viết 1, 2 câu về các sự kiện đó. Mọi người cho biết ý kiến. Mekong Bluesman 15:43, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Theo tôi là không, nó làm mất ý nghĩa đẹp đẽ của bài này, có vẻ hơi lạc đề, nếu có chỉ nên xếp vào chuyện bên lề hay chuyện liên quan chăng? Vì nếu tết trung thu có thì tết nguyên đán còn tệ hơn, nếu có đề cập theo tôi nên đề cập trong bài tham nhũng 1 2 câu, ví dụ tham nhũng được thể hiện qua các dịp lễ tết. conbo 15:49, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi không biết các nước châu Á khác, nhưng ở Việt Nam thì việc hối lộ như vậy có ở mọi dịp lễ tết, sinh nhật, đám cưới... Vì vậy nên viết vào bài Tham nhũng thì thích hợp hơn. Còn lý do bạn "làm mất ý nghĩa đẹp đẽ của bài" mà bạn conbo nêu là không thỏa đáng.--Sparrow 16:24, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thỉnh cầu bài mới[sửa mã nguồn]

E-bánh nướng tàu
E-bánh nướng ta

Mời cả nhà vào thưởng thức e-bánh nướng và thảo luận về các cách chế biến cũng như phân loại của bánh nướng, bánh dẻo luôn nhé? 222.252.8.34 (thảo luận) 04:27, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mời bổ sung luôn: sự tích, ý nghĩa bánh nướng, bánh dẻo? 222.252.8.34 (thảo luận) 04:32, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tạm:

  • Bánh nướng, nguyên nghĩa là tên dùng chung cho các loại bánh được làm bằng cách nướng trong lò. Tuy nhiên, tại VN, khi nói đến bánh nướng người ta thường chỉ đến một loại bánh nướng Trung Thu...
    • Lịch sử, sự tích
    • Phân loại
  • Bánh dẻo là loại bánh được làm từ...
    • Sự tích

118.71.171.115 (thảo luận) 17:27, ngày 18 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đến tận bây giờ sau có dễ 7 năm, hai bài bánh dẻo, bánh nướng mới tạm được hiện hữu. Việt Hà (thảo luận) 09:49, ngày 25 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nguồn gốc của Tết Trung Thu[sửa mã nguồn]

Có các quan điểm khác biệt về nguồn gốc của Tết Trung Thu, có thể thấy trong phần lịch sử của bài viết Tết Trung Thu. Mong mọi người giúp đỡ để xác định tính chính xác của thông tin. doviet (thảo luận) 10:11, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nguồn dẫn[sửa mã nguồn]

Mình thử tìm toàn bộ đoạn này Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Naml trên Google và thật thú vị khi có rất nhiều trang chép y nguyên đoạn trên cũng như một vài đoạn nữa. Không biết có phải các trang đó chép từ wiki hay wiki cũng chép từ một trang khác nhỉ? —Earth and MoonTalk 14:55, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Sửa đổi[sửa mã nguồn]

  • Tôi có 1 vài sửa đổi về bản mẫu, bản trước nó không phù hợp lắm, vì nó chỉ nêu được tên gọi.
  • Tôi chú trọng vào Tết trung thu ở VN và nhấn mạnh thời trước người ta làm gì trong ngày này, theo sách của Phan Kế Bính. Tức là theo tôi nên chú trọng vào các giá trị dân tộc. Xin quí vị đóng góp.

Nguoiachau (thảo luận) 00:48, ngày 25 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]


Tặng quà

Tôi tham khảo trong sách VN phong tục, không nói đến tục Tặng quà, như vậy đây là 1 điều mới, chứ phong tục xưa không có tặng quà. Các hình thức ăn bánh nướng, bánh dẻo gì đó, là do ảnh hưởng của người Hoa. Người VN thời trước chỉ làm cỗ cúng gia tiên, đầu cỗ là bánh mặt trăng, con gái làm đồ tự làm. Con nít thì rước đèn, nhảy múa,...

Nguoiachau (thảo luận) 01:17, ngày 25 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bài này rất nên được viết với viễn kiến hơn hiện nay. Phần "Tết trung thu tại Việt Nam" dài khiến bài dường như bị lệch về nội dung đáng kể. Việt Hà (thảo luận) 09:47, ngày 25 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Vâng, tôi chỉ có 1 cuốn sách là Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, mong các bạn đóng góp. Nguoiachau (thảo luận) 14:43, ngày 25 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 30 tháng 9 năm 2023[sửa mã nguồn]

Vui lòng thay đổi "Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình"." thành "Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng ăn bữa cơm. Chính Vì vậy ngày này còn được gọi là “Tết Đoàn Viên” giống với ý nghĩa của tên gọi. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình"." vì nội dung trên còn thiếu cách gọi khác của Tết Trung Thu. Trannguyen2806 (thảo luận) 07:35, ngày 30 tháng 9 năm 2023 (UTC)[trả lời]