Thảo luận Thành viên:Avia/2007

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Mekong Bluesman trong đề tài Trả tiền cho phỏng vấn

Chúc mừng giáng sinh và năm mới 2007

Chúc Avia cùng gia đình một giáng sinh thật là vui vẻ, một năm mới bình an, hạnh phúc

MERRY CHIRSTMAS and HAPPY NEW YEAR 2007

。° 。 ° ˛ ˚ ˛ ˚ ˛ ·˚ · 。 ° · 。 · ˚ ˚ ˛ ˚ ˛ 。° 。 ° 。˚ ˛ · ˚ ˚ ˛

  • ★MERRY★* 。 · ˚ ˚ ˛ ˚ ˛ · ·

。CHRISTMAS 。* 。° 。 ° ˛ ˚ ˛

  • _Π____*。*˚ ˚ ˛ ˚ ˛ ·˛ ·˚
  • /_____/~\。˚ ˚ ˛ ˚ ˛ ·˛ ·˚

| 田田 |門| ˚ An Apple of Newton thảo luận 17:11, ngày 22 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

I'm back

I am definitely back but, unfortunately, won't be able to spend as much time as I used to. Mekong Bluesman 21:25, ngày 24 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Năm mới

Chúc Avia một năm mới nhiều sức khỏe. (I haven't see you here for a while.) Mekong Bluesman 04:40, ngày 17 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thể loại:Diễn viên Anh

Hi, what means in English this category? English acteurs or British acteurs? I'm correcting interwiki by bot. Only 2-3 language I can't understand. Greg.

I think it should be understood as English actors. Avia (thảo luận) 07:12, ngày 7 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Good, so Polish interwiki is incorrect. Thanks. Did you really know Russian or only you have an account? I'm working on Russian Wikipedia, but I'm Polish user and admin. Greg.
I have been in Moscow for five years studying. Avia (thảo luận) 07:22, ngày 7 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lỗi Operation aborted

Máy Avia có bao giờ bị lỗi "Operation aborted" không. Máy tôi dạo này bị hoài, cả 2 máy, máy sạch, không cài đặt lung tung. Lỗi do virut có thể bỏ qua vi ngay cả khi mới cài lại cũng bị. Xảy ra chỉ khi vào wikipedi hoặc các diễn đàn khác (diễn đàn cuasotinhoc chẳng hạn). Tôi nghi ngờ do đường truyền.

Dùng cả hai trình duyệt IE và MF đều bị vậy, nó tự đóng tất cả các cửa sổ trình duyệt lại. Các chương trình khác vẫn chạy bình thường.

Lưu Ly 03:27, ngày 19 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi cũng bị nè, có hôm đang sửa một mục từ mất bao nhiêu thời gian, save lại thì báo lỗi, tiêu sạch, quay trở lại bản chưa sửa. Rút kinh nghiệm bây giờ tôi toàn copy nội dung trong trang SỬA ĐỔI ra word và sửa trên đó rồi mới copy ngược vào WikiKhương Việt Hà

Mục từ Trương Đăng Dung

Rất tiếc đề nghị của bạn bổ sung mục từ này đã bất thành do chậm trễ từ nơi tôi. Mục từ đã bị xóa. Cũng bởi có lúc tôi thỉnh cầu Trương Đăng Dung thêm thông tin về tiểu sử, thì ông lại bận. Còn tôi, sau một thời gian lang thang trên không gian wiki, thấy có nhiều thứ cần bắt tay vào viết hơn nhiều, ko còn hứng thú mấy với những tác gia, nhân vật.Khương Việt Hà 08:40, ngày 22 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các thảo luận hiện nay

Mời anh tham gia các thảo luận về việc thay đổi số hít của Google trong tiêu chuẩn đưa vàocấm truyền hình ảnh lên Wikipedia tiếng Việt. An Apple of Newton thảo luận 14:39, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xấu xí mà còn thích gây chú ý

Làm sao tạo được 1 trang giới thiệu như của Avia?

Mình ko biết làm sao tạo, giúp mình với? Mình muốn gởi hình lên, làm sao biết bản quyền của hình? Avia kiểm tra giúp mình trang hinhxua.free.fr được ko?222.254.185.197 04:40, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

  1. Muốn tạo trang giới thiệu, trước hết bạn cần đăng ký để có tài khoản riêng.
  2. Nếu bạn lấy hình trên các trang web thì cần xem cuối trang xem người ta có giữ bản quyền không. Nói chung chỉ nên đăng lại hình với một trong ba trường hợp sau:
    Tác giả đã qua đời 50 năm trở lên.
    Tác giả ghi rõ (trên trang web, sách, báo...) là cho phép sử dụng lại (có thể với điều kiện gì đó).
    Bạn đã xin phép sử dụng, và tác giả có văn bản (có thể bằng email) đồng ý.
  3. Đối với site hinhxua.free.fr, phần VN hình ảnh xưa thì hầu hết dùng được vì chủ nhân site cho biết:
    Những tấm hình nầy phần lớn đã thuộc về lịch sử, không còn bản quyền (trừ những hình của ông Pierre DIEULEFILS mà bản quyền còn đến năm 2007), phần đông các tấm hình nầy đã được chụp từ cuối thế kỷ thứ 19 hay đầu thế kỷ thứ 20, vào thời này vấn đề bản quyền chưa được coi trọng, (theo luật pháp hiện nay thì bản quyền hết hạn 50 năm sau khi tác giả mất).
  4. Phần VN hình ảnh nay do chủ nhân chụp, đăng lại được vì có ghi:
    Các bạn có thể sử dụng tự nhiên những tấm ảnh của tôi. Mục đích của tôi là truyền bá những hình ảnh và tài liệu của VN ra càng nhiều càng tốt.

Avia (thảo luận) 09:39, ngày 28 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Việt Nam trong tháng 5 năm 2007

Vì gần đây có các thành viên làm sửa đổi với văn phong không wiki, thiếu dẫn chứng, bút chiến và quá khích một chiều ... tôi đề nghị revert bài Chiến tranh Việt Nam trở lại trước các sửa đổi của AE, Khangkhang... (phiên bản http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chiến_tranh_Việt_Nam&oldid=579755) và khóa hoàn toàn bài này.

Và các bài khác cùng đề tài.

Ah... cái trang thảo luận này cũng dài rồi, mang vào trang lưu đi.

Mekong Bluesman 18:20, ngày 1 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Pls. pay attention...

... to Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý#Yêu cầu khóa tài khoản. Mekong Bluesman 19:04, ngày 5 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

CHÚ THÍCH NGUỒN GỐC THEO YÊU CẦU Ở BÀI "KIẾN PHÚC" TRÊN WIKIPEDIA

Bản giám định của Hội đồng Tư vấn, Phản biện & Giám định [khoa học] xã hội thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, được nhà sử học Dương Trung Quốc (tổng thư kí Hội) thay mặt Hội đồng, viết và đóng dấu, kí tên.

Xuất xứ (chi tiết chỉ dẫn nguồn gốc) tư liệu dẫn chứng (bản giám định nêu trên) trong bài "Kiến Phúc" trên Wikipedia:

1. Sách xuất bản chính thức:

Bản giám định trên không in trong bộ "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886)", Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004, nhưng lại được in trong 2 cuốn biên khảo và khảo luận cùng đề tài sau đây:

1a. Trần Xuân An, "Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886), kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp", Nxb. Thanh Niên, 2006, tr. 418-421.

1b. Trần Xuân An, "Nguyễn Văn Tường (1824-1886), một người trung nghĩa", Nxb. Thanh Niên, 2006, tr. 312-315.

2. Sách điện tử trên "Web Tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/phu_cdtnvtuong_tep1.htm


Dưới đây là nguyên văn bản giám định:

HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM

25 Tông Đản, Hà Nội

ĐT. / Fax.: 04.8256588


Ý KIẾN GIÁM ĐỊNH BẢN THẢO SÁCH:

“PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG”

của tác giả Trần Xuân An


Kính gửi: Nhà Xuất bản Văn Nghệ TP. HCM.


Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (H.KHLS.VN.) đã nhận được công văn của quý Nhà Xuất bản (NXB.), đề nghị Hội đồng Giám định của Hội chúng tôi đánh giá nội dung lịch sử và khả năng xuất bản bản thảo của tác giả Trần Xuân An (TXA.) – bản thảo viết về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường.

Do Hội KHLS.VN. đã tham gia, tổ chức một số cuộc hội thảo về nhân vật lịch sử này, và tác giả TXA. đã tặng bản thảo này cho một số đồng nghiệp của Hội, nên xin được có một số ý kiến thẩm định như sau:

- Về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường:

Đây là một nhân vật đóng một vai trò chủ chốt của một giai đoạn lịch sử rất phức tạp; tính phức tạp của tình hình giai đoạn lịch sử này gắn liền với sự phân hoá giữa nội bộ các tầng lớp quan lại triều đình Huế, trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược và từng bước áp đặt ách thống trị lên đất nước ta. Đã có một thời gian, nhân vật phụ chính Nguyễn Văn Tường bị đánh giá như người đứng đầu phe “chủ hoà”, có xu hướng cộng tác với chế độ thực dân xâm lược. Nhưng cùng với sự đổi mới nhận thức, đặc biệt là nhờ những phát hiện mới về tư liệu của giới chuyên môn, trong đó có nỗ lực của các hậu duệ nhân vật lịch sử này, nên sau nhiều cuộc hội thảo được tổ chức bởi nhiều trung tâm nghiên cứu và giảng dạy lịch sử (Đại học Sư phạm TP. HCM., Viện Đại học Huế, Hội Sử học Thừa Thiên – Huế, Hội KHLS.VN….), giới sử học đã đạt tới sự đồng thuận cao trong quan điểm đánh giá: Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường là một người yêu nước, hoạt động trong phong trào Cần vương vũ trang chống Pháp. Giải thích việc phụ chính Nguyễn Văn Tường không ra sơn phòng cùng vua Hàm Nghi và các văn thân chủ trương kháng chiến chống Pháp, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, đã được nhiều sử gia cho rằng, đó là sự phối hợp hành động vì mục tiêu chung. Qua nhiều tài liệu của thực dân, giới nghiên cứu sử học thấy rõ: thực dân Pháp từ chỗ tỏ ý nghi ngờ đến phê phán quyết liệt thái độ của vị phụ chính đại thần này, và chung cục lịch sử là phụ chính Nguyễn Văn Tường đã bị thực dân Pháp bắt đày ra đảo Tahiti, rồi qua đời ở đấy. Đó là bằng chứng có giá trị thuyết phục để làm cơ sở đánh giá nhân vật lịch sử này.

- Về thể loại sáng tác:

Tác giả đã xác định rõ là “truyện kí – khảo cứu tư liệu lịch sử”. Đó là một loại hình mới mẻ. Tác giả tỏ ra rất nghiêm túc trong việc bám sát những sử liệu, đặc biệt là chính sử của triều Nguyễn, để dựng lại kết cấu và các chi tiết của truyện kí. Đây là nét độc đáo của tác phẩm, tỏ rõ thái độ nghiêm túc, công sức đầu tư của tác giả. Nguồn tư liệu phong phú do công sức sưu tầm, việc khai thác triệt để các kết quả nghiên cứu của giới sử học qua các cuộc hội thảo về nhân vật Nguyễn Văn Tường mà tác giả tham gia, đã tạo nên độ tin cậy về lịch sử trong khuôn khổ một sáng tác mang cả yếu tố văn học vào sử học. Điều đó có nghĩa là, trong phần sáng tác – hư cấu của một truyện kí về một nhân vật lịch sử, tác giả luôn có ý thức bám sát những sử liệu có được để kết cấu sao cho lô-gic. Đương nhiên với một sáng tác có tính chất văn học, những hư cấu nằm ở khoảng trống giữa những sự thực đã được sử liệu minh chứng là thuộc về quyền và năng lực sáng tạo của tác giả; sự kết đính ấy luôn cần thiết cho mọi sáng tác.

- Một vài ý kiến góp thêm:

Tác giả không sai khi phản ánh một tình hình rất phức tạp ở nước ta vào nửa sau thế kỉ XIX. Tình hình ấy tồn tại một sự xung đột quyết liệt giữa những người truyền giáo Phương Tây với triều đình nhà Nguyễn, và nguyên nhân cùng hệ quả của nó tạo nên sự mâu thuẫn lương – giáo trong nội bộ nhân dân ta. Thực dân Pháp luôn nhấn mạnh đến chính sách đàn áp Thiên Chúa giáo của triều đình Việt Nam bấy giờ để làm áp lực, tạo lí do can thiệp quân sự, dẫn đến việc chiếm đóng Việt Nam. Và trong chính sách cai trị thuộc địa, chúng luôn luôn khai thác mối mâu thuẫn này để áp dụng chính sách “chia để trị”. Giới sử học Việt Nam đã phân tích đến mặt sai lầm trong chính sách của triều đình Huế, những sai lầm khiến bị thực dân lợi dụng, và vạch trần bản chất xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân là không vì lí do tôn giáo. Đối với nhân dân, vì yêu cầu chung luôn đặt ra là mục tiêu đoàn kết dân tộc, nhất là trong bối cảnh hiện nay, nên khi đề cập tới những vấn đề lịch sử, ta vẫn nêu rõ sự thật nhưng hạn chế tối đa những yếu tố gợi lại một cách không cần thiết sự xung đột dẫn đến hận thù. Do vậy, mặc dầu tác giả rất có ý thức đối với vấn đề này, và ngay trong phần cuối sách, cũng nhắc lại sự tế nhị, nhưng theo chúng tôi nên giảm bớt về số lần và về tình tiết liên quan đến những hành vi của triều đình Huế đối với Thiên Chúa giáo (nhà truyền giáo và giáo dân).

Trên đây là một số ý kiến đóng góp cho một bản thảo mà chúng tôi đánh giá cao về công sức, thái độ nghiêm túc của tác giả. Công sức, thái độ nghiêm túc ấy thể hiện trong một tác phẩm viết về một nhân vật và một thời đại mà sự đánh giá lịch sử chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp, tế nhị, nhưng đã và đang được giới sử học làm sáng tỏ. Bản thảo này nếu được xuất bản sẽ có tác động tích cực vào quá trình làm sáng tỏ đó. Mong tác giả cũng chỉnh sửa trên sự góp ý của chúng tôi .

Xin gửi tới quý NXB. lời chào trân trọng.

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2004

TM. Hội KHLS.VN.

Tổng Thư kí,

(đã đóng dấu và đã kí tên)
   DƯƠNG TRUNG QUỐC
Tôi nghĩ rằng cần có thêm mục: theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và tài liệu của sử học Việt Nam vào trong bài Kiến Phúc và Nguyễn Văn Tường, anh có thể bổ xung vì nó là tài liệu cần thiết.--203.160.1.52 07:31, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Xô viết

Mời xem Thảo luận:Xô viết Newone 00:00, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trả lời thành viên Luuly thay nhà nghiên cứu Trần Xuân An

Tôi nhờ thành viên Avia vui lòng chuyển đến trang "Kiến Phúc" trên Wikipedia:

Thành viên Luuly quý mến,

Tôi cảm thấy cần nói ngay với thành viên Luuly:

1. Mấy hôm rồi, tôi có ý chờ xem có bậc thức giả nào đưa ra nhận xét về các khía cạnh mà thành viên Luuly nêu ra một cách thiếu nhã nhặn hay không, nhưng chưa được thấy. Có lẽ rất nhiều bậc thức giả đã cảm thấy thành viên Luuly đọc sách của nhà nghiên cứu Trần Xuân An nhưng thiếu căn bản lí luận văn học nên Luuly không hiểu thấu đáo, do đó họ chẳng biết góp ý ra sao với thành viên Luuly chăng. Xin xem trích dẫn bên dưới (1)

2. Tôi thuộc loại người nhẫn nại, nên cũng vì Luuly một phần nào đó, còn phần lớn khác là vì độc giả, nên phải trả lời thay. Tôi cũng chỉ nói vắn tắt thế này: Khi người viết đã thưa trước với người đọc là trong bộ sách của ông ta có sử dụng thủ pháp hư cấu để làm nổi rõ sự thật lịch sử, thì rất khác với những người viết khác là cố tình lừa dối người đọc bằng cách viết những tình tiết hư cấu mà cứ cho rằng đó là sự thật lịch sử. Thành viên Luuly không hiểu được điều sơ đẳng ấy sao?

Thiết tưởng cũng cần nói thêm để Luuly hiểu: Nhà nghiên cứu Trần Xuân An đã viết:

"Phụ chính đại thần NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886)", Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004, "bộ sách này là kết quả của một quá trình khảo cứu tư liệu lịch sử với những công đoạn điều nghiên và những thao tác khoa học nghiêm túc, cẩn trọng, được diễn đạt bằng ngôn ngữ truyện kí".

http://tranxuananpcdtnvt1a.blogspot.com

Nói cụ thể hơn, để viết bộ truyện - sử kí - khảo cứu tư liệu lịch sử (4 tập) trên, nhà nghiên cứu Trần Xuân An đã viết 2 cuốn sách thuần túy sử học, Nxb. Thanh Niên ấn hành năm 2006 (xem phần trả lời bên trên, cách đây khoảng 5 ngày) và cuốn đầu tiên là khảo cứu về thơ ca Nguyễn Văn Tường (e-book).

Nói vậy, để thành viên Luuly hiểu rằng, "ngôn ngữ truyện kí" của nhà nghiên cứu (cũng là nhà văn) Trần Xuân An vẫn rất khoa học, và những chi tiết hư cấu của ông chỉ là tái hiện lịch sử trên cơ sơ nghiên cứu, chứ không phải là hư cấu tùy tiện.

3. "Tư duy thực nghiệm" có nghĩa là gì, xin mời Luuly tra từ điển, vận dụng vào ngữ cảnh cụ thể trong bài viết để hiểu cụm từ ấy. Còn dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn đằng sau, có thể do thành viên nào đó thêm vào để bày tỏ sự dè dặt hoặc nghi vấn khả năng tư duy thực nghiệm của người đời... Ở ngữ cảnh cụ thể ấy, nên hiểu "tư duy thực nghiệm" là một nếp suy xét, phán đoán sự việc căn cứ trên những chứng minh thực tế (bối cảnh lịch sử, 1884; nội quy cung đình triều Nguyễn; tình trạng bệnh lí của Kiến Phúc là kéo dài nhiều tháng, chợt khỏi rồi ốm lại, và mất; bà Học Phi còn sống đến đầu thế kỉ XX với tư cách đàng hoàng của một bà thứ phi; Nguyễn Văn Tường bị lưu đày vì chống Pháp và các quan lại, hoàng thân cơ hội chứ không vì lí do "hình sự" ...). Tôi nhấn mạnh, phải hiểu nghĩa của từ trong ngữ cảnh cụ thể. Và ai bảo nhà nghiên cứu Trần Xuân An không ngầm đề nghị người đọc hướng đến phương pháp thực nghiệm trong luận giải vấn đề?

4. Nếu có thắc mắc nào khác, Luuly nên lễ độ gửi điện thư cho nhà nghiên cứu Trần Xuân An. Tôi tin chắc ông ấy sẽ trả lời cho Luuly, tất nhiên với thái độ vốn có của ông ấy là rất tôn trọng người hỏi. Đây là địa chỉ điện thư Luuly cần nhớ:

tranxuanan.writer@gmail.com hoặc tranxuanan_vn@yahoo.com

Các thông tin khác về nhà nghiên cứu Trần Xuân An, xin xem: http://tranxuanan.writer.googlepages.com

____________________

(1) --- Trích dẫn 1: "(**) Đây là một luận điểm quan trọng trong ngành lí luận văn học: Việc hư cấu nghệ thuật một cách chân thật trên cơ sở nghiên cứu sử học, tiếp thu những thành tựu của khoa học lịch sử sẽ làm cho sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trở nên sinh động hơn, và do đó, thật hơn cả sự thật lịch sử trong sử học. Luận điểm quan trọng đó được đa số nhà văn, nhà nghiên cứu văn chương, nhà lí luận văn học trên thế giới nhất trí tán thành, bởi lẽ, sách sử kí trong tủ sách tư liệu cổ hầu hết đều ở dạng tinh giản hoá (giản lược bớt, chỉ lấy phần tinh chất – chi tiết tiêu biểu), còn sách sử học được biên soạn trong thời hiện đại lại thường thiên về khái quát hóa, ý niệm hoá (đúc kết quy luật, nhận định, mô tả bằng ngôn ngữ trừu tượng). (TXA. chú thích).".

--- Trích dẫn 2: "Khác với các bộ sử kí và các công trình nghiên cứu sử học, vốn lấy tính khoa học, minh xác (minh bạch và xác thực) làm tiêu chí quan trọng bậc nhất, tác phẩm văn chương nghệ thuật bao giờ cũng biểu hiện bằng hình tượng, mời gọi người đọc đồng sáng tạo. Tuy nhiên, đó là đặc trưng của những loại hình văn chương hoàn toàn hư cấu (fiction). Ở đây, mặc dù vẫn thuộc lĩnh vực văn nghệ, nhưng truyện kí về đề tài lịch sử (sự kiện và nhân vật lịch sử) vẫn phải được sự bảo chứng của khoa học lịch sử. Vì thế, theo quan niệm riêng của tác giả, truyện kí lịch sử phải hết sức gần gũi với thể loại kí (non-fiction), đậm đặc chất kí hơn bất kì loại hình văn nghệ nào khác. Chất kí (ghi chép đúng với sự thật lịch sử), sử liệu (quan trọng nhất là tư liệu gốc), ấy chính là nền tảng, rường cột, phên vách, mái lợp trong ngôi nhà cổ, là sàn móng, khung bê tông và gạch trong ngôi nhà hiện đại, còn yếu tố văn chương chỉ là các vật liệu phụ gia, trang trí, làm tăng thêm phần sinh động, lôi cuốn, khắc sâu ấn tượng vào cảm thức của tâm hồn và trí tuệ. Bởi yêu cầu nghiêm ngặt về tính khoa học, minh xác như thế trong việc tái hiện lịch sử qua hình tượng nghệ thuật, nên tác giả xin mạn phép được thưa ngỏ vài lời trước khi đi vào cuốn truyện – sử kí này.

Về nội dung, tôi lấy Đại Nam thực lục (1) làm chuẩn cứ (đã biên soạn cuốn Tiểu sử biên niên Kì Vĩ phụ chính đại thần, “kẻ thù lớn nhất của chủ nghĩa thực dân Pháp” (2), dạng sách dẫn, niên biểu). Trên cơ sở đó và với sự đãi lọc chất liệu ở nhiều tư liệu khác, tôi đã hư cấu thêm để thành truyện kí. Nếu Tiểu sử biên niên Kì vĩ phụ chính đại thần hoàn toàn tuân theo nguyên tắc sử học với tính khoa học nghiêm ngặt, thì đây chỉ là truyện kí lịch sử. Và mặc dù có yếu tố hư cấu, nhưng không phải là hư cấu tuỳ tiện, do đó bộ truyện kí này vẫn cố gắng hết sức đảm bảo tính chân thực văn học nghiêm túc: “thật hơn sự thật sử kí”, theo quan điểm lịch sử – cụ thể (không phi lịch sử), bởi những hình tượng nhân vật sống động với các nét tính cách thật sự là cá tính, đặc biệt là tâm trạng riêng. Nói một cách cụ thể và giản dị hơn, tôi chỉ dám chọn nhặt chất liệu ngoài sử kí xét thấy là đúng hay ít ra cũng gần đúng với tư liệu chuẩn cứ, và mặt khác, tự bản thân tôi hư cấu thêm những chi tiết theo nguyên tắc bám sát tư liệu chuẩn cứ, không bôi đen, làm tổn hại đến thanh danh các nhân vật lịch sử, nhưng cũng không tô hồng họ, để các hình tượng nhân vật truyện kí gắn liền với không gian, thời gian nhất định, vừa sống động vừa chân thật, “thật hơn sự thật sử kí” chứ không phải trái ngược với sự thật sử kí.

Tôi cũng có ý định mạn phép gọi đây là truyện kí – tư liệu lịch sử hoặc truyện kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, hay ngắn gọn hơn, là truyện kí – khảo cứu lịch sử. Gọi tên thể loại như vậy, thứ nhất, là bởi lẽ dung lượng tư liệu được sử dụng rất nhiều, đồng thời các thao tác, quy trình nghiên cứu khoa học lịch sử được thực hiện và thể hiện một cách nghiêm túc; thứ hai, là với ý nghĩa chữ “truyện” trong cụm từ “Đại Nam liệt truyện” (a)(đây là loại tiểu truyện, hay thường gọi là tiểu sử, không hư cấu) (3) và ý nghĩa chữ “kí” trong danh từ “sử kí”, hay nói rõ hơn là sử kí biên niên (Đại Nam thực lục) vẫn là sử kí biên niên nhưng viết lại cho thành truyện (tiểu sử). Dẫu thế, cũng khác với “sử kí” và “liệt truyện” ở chỗ tôi có sử dụng yếu tố hư cấu theo nguyên tắc đã trình bày bên trên.

Cũng xin khu biệt rõ hai loại kí, hai loại truyện: kí lịch sử và kí văn chương, truyện lịch sử và truyện văn chương. Kí văn chương, truyện văn chương về đề tài lịch sử vẫn thuộc về văn học!

Tôi cũng muốn được nhấn mạnh:

1. Sử kí biên niên, liệt truyện nhân vật lịch sử (như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện chẳng hạn) không thể có một mảy may hư cấu.

2. Trong bộ truyện kí – khảo cứu tư liệu lịch sử này, tôi có hư cấu, nhưng không dám hư cấu với liều lượng nhiều (chỉ khoảng 5%), cũng không hư cấu sai nguyên tắc như đã trình bày, và ngay cả văn phong cũng tự hạn chế tính bay bướm, để bảo đảm tính minh xác sử học. Tất cả những chỗ hư cấu, tôi đều có chú thích kĩ lưỡng, một cách trung thực.".

Nguồn: http://tranxuanan.writer.googlepages.com/phu_cdtnvtuong_tep1.htm

Người trả lời thay: Lê Văn Mười


Xin lỗi, tôi không thể nói chuyện theo kiểu này. Tôi đang đọc cái này (hình như nó đã bị xoá nhưng tôi vẫn đọc được) và hiểu rất nhiều về Trần Xuân An. Anh là ai?. Lưu Ly 03:27, ngày 22 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thưa thành viên Luuly, tôi là Lê Văn Mười, hiện thường trú tại 71B Phạm Văn Hai, P.3, quận Tân Bình, TP.HCM. Thành viên:58.186.16.28

Vâng, cùng nhà với Trần Xuân An. Lưu Ly 04:13, ngày 22 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi biết chắc đến 100% là ông Lê Văn Mười chưa bao giờ quen biết hay đến thăm ông Trần Xuân An tại nhà riêng của ông ấy. Địa chỉ 71B Phạm Văn Hai, P. 3, Tân Bình, TP.HCM. không có người nào thường trú hay tạm trú tên là Lê Văn Mười cả. Chỉ có một trường hợp, nhà 69B có một thời gian chiếm dụng số nhà 71B của ông Trần Xuân An, một cách trắng trợn (thành ra có 2 số nhà 71B !!!); từ tháng 2-2007 đến nay, do sự phản đối mạnh mẽ của ông Trần Xuân An, nhà 69B đã lấy lại số cũ là 69B.

Ồ. Vậy là Lê Văn Mười nói dối. Vậy mà tôi cứ tưởng những lời viết trên đây là của người nói thật. Vậy tôi dừng thảo luận với người nói dối đây. Lưu Ly 01:32, ngày 23 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi phải nói lung tung về đia chỉ như vậy để khỏi bị những kẻ xấu bụng "tấn công", không ngờ lại rơi vào trường hợp "chiếm dụng", mạo địa chỉ, như nhà 69B nào đó. Tôi nói vu vơ thế này: Người biết tự trọng, nên suy nghĩ và tự lượng sức mình, Luuly à.

Lê Văn Mười thành thật xin lỗi nhà nghiên cứu Trần Xuân An.

---

Tôi đọc thảo luận này và càng ngày càng thêm câu hỏi:
  • Có một người vô danh (nói là Lê Văn Mười) dùng 2, 3 IP và không ký tên → làm sao tôi biết đó là một người?
  • Người đó (hay nhóm người đó) nói là "trả lời thay nhà nghiên cứu Trần Xuân An". Tại sao Trần Xuân An cần các người trả lời thay? Ông ta đã viết hàng ngàn chữ tại đây trong các tranh luận dài vô tận và nhiều ngàn chữ trong cái blog của ông ta → ông ta có cần người "trả lời thay" không?
  • Nói là Lưu Ly "nêu ra một cách thiếu nhã nhặn" ... nhưng "nêu ra một cách thiếu nhã nhặn" tại chỗ nào?
  • Nói lung tung về địa chỉ nhưng khi bị khám phá là nói dối thì xin lỗi Trần Xuân An. Tại sao lại không xin lỗi cộng đồng? Vì cộng đồng bị người (hay nhóm người) vô danh đó nói dối, còn Trần Xuân An không có tại đây để nghe các lời nói dối đó. Hay là người (hay nhóm người) nói dối đó là Trần Xuân An dùng các IP vô danh để viết vào bài Kiến Phúc?
Mekong Bluesman 08:02, ngày 23 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thank you

Cảm ơn vì đã phục hồi nội dung bài "Harry Potter and the Deathly Hallow" một cách hợp lý. --Anti kiasu 09:10, ngày 19 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài viết chọn lọc

Tôi đã đề cử bài đầu tiên là bài tiếng Nhật. Mời Avia cho ý kiến tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc/Ứng cử viên#Tiếng Nhật Bản. Nguyễn Hữu Dng 02:35, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu bản: Infobox Bắc Mariana

Trả lời bạn về vấn đề này. Khi tôi dịch bài "Bắc Mariana" tôi thấy có bản tóm tắc cho nó nhưng khi vào bản tóm tắc thì đã có người dùng trước mà tôi muốn sửa chửa cho gọn đẹp theo ý tôi nhưng sợ có ảnh hưởng đến các bài khác trước đây nên tôi đã sửa chửa riêng cho bài Bắc Mariana thôi và tạo tiêu bản riêng cho chính nó. Nếu ai xóa tiêu bản đó thì bài Bắc Mariana sẽ mất bản tóm tắc. Lê Sơn Vũ 14:18, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re: Tên gọi chính thức của Tây Ban Nha

Bài đó tôi nghĩ OK rồi. Tôi đợi khi Tower viết xong thì sẽ sửa thêm nữa. Mekong Bluesman 17:40, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bình chọn bài viết chọn lọc

Mời Avia tham gia đóng góp ý kiến về một số bài viết được các thành viên đưa vào danh sách ứng cử bài viết chọn lọc tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc/Ứng cử viên. Mong bạn theo dõi trang thường xuyên để góp ý cho các bài viết được cho là tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt. Tôi cũng đã đưa đường dẫn đến nó vào Các trang thay đổi gần đây. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 08:55, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lữ đoàn Nam

Cám ơn Avia phát giác sự sai sót từ chữ "Lữ" biến thành "Lữu". Thực tình thì tôi đánh sai một chữ trước khi tiếp tục đánh sai các chữ kế tiếp, nó giống như là phản xạ tự nhiên của bản năng, có lúc là phản xạ tốt nhưng có lúc cũng thật là tai hại, hihi. Lê Sơn Vũ 21:07, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu bản:PVCC-Liên Xô

Avia xóa cái tiêu bản đó thì làm sao biết là hình nào đang dùng nó? Mekong Bluesman 03:47, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cám ơn bạn,

Cám ơn bạn đã hỏi thăm và chào mừng trở lại.Từ nãy giờ,mình cứ ngồi tha thẩn xem lại mấy bài cũ và cả loạt bài về ông Trần Xuân An nữa.Chuyện cũ của ổng,thôi thì cũng chả muốn nhắc lại làm chi,chỉ có điều,đột nhiên mình lại vừa ngồi thừ người mà "à" ra là:mới vậy mà đã hơn một năm rồi.Thời gian trôi nhanh quá phải không Avia?Xin lỗi nếu mấy dòng linh tinh này làm phiền tới bạn nhé.Chúc bạn 1 ngày làm việc vui vẻ. --redflowers 21:28, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Avia thân,hóa ra mình lầm lẫn,định vô trang của Thaisk để cám ơn bạn ấy đã hỏi thăm,nhưng lại vô nhầm trang của bạn mà vieetslung viết tung ra,đúng là tệ quá.mình xin lỗi bạn vì nhầm lẫn này nhé,mong bạn thông cảm cho.
Thân,
--redflowers 21:40, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bot hoan nghênh thành viên mới

Hiện nay chúng ta đã có một con bot thực hiện việc hoan nghênh thành viên mới với chữ ký ngẫu nhiên theo một danh sách. Ban đầu tôi đưa tên anh và các quản lý khác vào danh sách này nhưng tôi biết cần sự đồng ý của anh trước. Anh có thể cho phép tôi đưa chữ ký của anh vào danh sách hoặc anh tự thêm chữ ký của anh vào đó? An Apple of Newton thảo luận 09:41, ngày 19 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re :Thảo luận:Danh sách lãnh tụ quốc gia

Tuy nhiên, nếu phân chia theo các hình thái nhà nước đã và đang tồn tại thì CHXHCN Việt Nam là chính thể Cộng hòa Nghị viện vẫn là hợp lý nhất. Còn Nhà nước độc đảng thì tôi chưa thấy đề câpj nhiều. 1. Nguyên thủ theo quy định có khá nhiều quyền lực, tuy nhiên, trên thực tế một lượng không ít cũng mang tính hình thức. 2. Đảng Cộng sản là Đảng đa số,nhưng khi biểu quyết ai biết được chắc chắn rằng tất cả Đảng viên đều cùng quan điểm. Mặt khác bên cạnh đó có nhiều đại diện của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội cũng có người trong Quốc hội đó thôi ! Bùi Đình Thiêm 09:02, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dòng họ

Nếu theo quan niệm dòng họ này thì không đúng.Lưu Ly 03:48, ngày 27 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phục hồi cái này giúp tôi, nếu có thời gian tôi sẽ cải tạo lại nó. Cám ơn.

Cảm ơn lời nhắc nhở rất hợp lý của bạn. Tôi sẽ thực hiện. Tieu ngao giang ho1970 09:07, ngày 28 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về bản dịch tiếng Việt của Sông Đông êm đềm, tôi đã chụp hình 2 quyển do NXB Văn học in năm 2007 (gộp 4 phần thành 2 quyển), tôi mới tham gia Wikipedia tiếng Việt nên không biết cách gửi e-mail hình chụp này cho anh, anh có thể cho biết được không? Trân trọng Tieu ngao giang ho1970 03:54, ngày 29 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phái vs. phái

Tôi đồng ý với bạn về danh từ phái, nhưng vì tôi dịch các tài liệu tiếng Anh thấy người Trung Hoa viết là Wutang PaiEmei Pai nên quen viết như thế trong tiếng Việt, mà tôi nghĩ cũng chẳng sao, vì chẳng lẽ tôi lại phải mất công tìm lại sửa chữa trong khi tôi viết rất nhiều bài như vậy. Bạn có thể kiểm tra lại những chữ trên kia trong google bản tiếng Anh. Trong khi tôi rất bận nhưng vẫn cố gắng viết và cũng có hạn chế về thời gian để lướt web nữa.Cám ơn bạn đã trả lời. Lê Long - Shaolin Kungfu 04:53, ngày 29 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã bấm thử vào rồi nhưng nó lại ra trang định hướng, bạn thử làm xem từ Võ Đang Quyền, từ Võ Đang thì ok vì tôi đã di chuyển link. Lê Long - Shaolin Kungfu 07:10, ngày 30 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mời Avia có ý kiến về :Số hit trên google. Lê Thy 10:17, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Từ Huy

Nếu bạn là quản lý viên, bạn thay đổi tiêu đề "Tạ Từ Huy" thành "Từ Huy" luôn đi. Tôi đồng ý với ý kiến của bạn trong phần thảo luận về nhạc sĩ Từ Huy.Thienlynhan 15:24, ngày 9 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mời Avia xem Dẫn chứng biên giới Hoa Kỳ. Lê Thy 07:53, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thỉnh cầu

Nghe G.G nói anh có thể thay từ "hậu thân" bằng một từ khác hay hơn rất rất nhiều. Xin thỉnh giáo.Lưu Ly 08:58, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vậy tôi sẽ gửi mấy cái cốc đầu cho G.G theo bưu điện mới được,Lưu Ly 09:59, ngày 13 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xóa bài sau 7 ngày không cần biểu quyết

Mời Avia cho ý kiến về tính khả thi và hiệu quả của việc xóa bài sau 7 ngày không cần biểu quyết. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:27, ngày 16 tháng 9 năm 2007 (Utao6nt

Chào Avia

Tôi cũng không biết tại sao có sự không hợp lý như vậy trong trang web nên mới "đoán" như vậy cho đỡ phải suy nghĩ nhiều. Vì nếu theo tiêu chuẩn như vậy thì ngay cả TP.HCM và Hà Nội cũng chỉ là những... thị trấn mà thôi. Với lại trang web này không phải của Chính Phủ nên mình cũng không tin lắm, vì thực tế nó đã không đúng rồi mà. Tôi nghĩ chỉ có lỗi đánh máy mà thôi, chứ chẳng lẽ Nghị Định không còn phù hợp ?? Cảm ơn bạn tham gia thảo luận và chúc bạn nhiều sức khoẻ. Thân chào. --A.Thai 16:12, ngày 17 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trịnh hay Trình

Bạn Avia, nhờ bạn đổi lại tên bài Trịnh Minh Thế thành Trình Minh Thế. Tôi thực sự không rõ là Trịnh hay Trình, vì tiếng miền Nam hai từ đọc gần giống nhau, nhưng trong sách Honest mistakes thì là Trình, và lý giải vì sao, tôi đã thêm vào bài, theo nguyên tắc wikipedia thì cứ theo sách là được, nếu sau này có nguồn nào khác phản biện thì sửa sau. Cảm ơn bạn Rotceh 03:23, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Moài anh trở lại Thảo luận:Trình Minh Thế#Họ Trịnh hay Trình và tham gia chỗ Thảo luận Wikipedia:Họp mặt#Góp vui: Đoán màu áo. Mình ở xa chỉ góp vậy thôi. Lưu Ly 10:35, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mục liên kết ngoài ở cuối cùng chỉ có mỗi một link lại chính là tác phẩm

Bài viết nói về TDT và tác phẩm, ông TDT chỉ có mỗi tác phẩm này,các nguồn dẫn khác thì trực tiếp còn tác phẩm là trọng tâm của bài lại đứng riêng một mục ở cuối cùng bài viết, để như thế thì người đọc nếu không đọc đến muc LKN thì sẽ kjhông biết rằng có link dẫn đến tác phẩm. Do đó là điêu tôi thấy không hợp lý. Tôi không hiểu có phải gọi là liên kết trực tiếp và liên kết ngoài là gián tiếp phải không?Dpwiki 08:47, ngày 20 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi là người mới vào đọc ở đây, liên kết ngoài đặt ở cuối tôi đã bỏ qua vì liên kết ngoài không có đường dẫn từ nội dung xuống, tôi nghĩ rằng đến phần chú thích là hết. Sách in có thể còn đọc đi đọc lại, nhưng ở mạng người đọc có thể chỉ đến đọc xong rồi chuyển trang khác khônhg biết rằng còn có mục liên kết ngoài còn cần hơn cả phần chú thích. không cứ phải giống theo sách viết, ở đây mục liên kết ngoài nên đặt lên trên mục chú thích, người đọc sẽ biết có mục liên kết ngoài trước khi đọc chú thích, sẽ tiện cho người mới vào đọc hơn, số người này chắc đông hơn số thành viên nhiều, các bạn viết ra để cho nhiều người đọc mà.Dpwiki 02:25, ngày 22 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trần Vàng Sao

Avia thân mến, tôi đang theo dõi biểu quyết xóa bài Trần Vàng Sao và có vẻ như bài sẽ được giữ. Xin Avia cho biết bây giờ có thể bổ sung, sửa đổi bài viết được không hay phải chờ kết quả biểu quyết? Ngoài ra, một số trang web nói Trần Vàng Sao đã có một tập thơ xuất bản ở hải ngoại, nếu viết như vậy và chú thích đến một trong những trang web đó thì liệu có được không vì tôi cũng không rõ họ in bao nhiêu bản, có đủ phổ biến không. Tóm lại, thực tình tôi đang tìm cách cải thiện để giữ bài này vì thậm chí chỉ cần một "Bài thơ của một người yêu nước mình" thì tôi nghĩ Trần Vàng Sao cũng xứng đáng có mặt trên wiki rồi. Chúc vui vẻ. tieu_ngao_giang_ho1970 11:22, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Huế đang mưa

G.G chỉ giáo tôi nhiều thứ. Cái chữ đó là do học G.G 70%. Hi hi. Lưu Ly 04:04, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đại Thống tướng

Cám ơn Avia đã gợi ý và tôi có trả lời cho Avia tại đây.Lê Sơn Vũ 12:36, ngày 1 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re: Sửa đổi thiên lệch

Tôi không có nhiều thông tin về nhân vật đó nên nếu Avia thấy tôi sửa đổi sai thì nên sửa thêm. Mekong Bluesman 15:06, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không gian Portal

Bạn đã bỏ phiếu chọn Không gian Portal chưa? Nếu chưa thì có thể nào bạn ủng hộ cho "Cổng kiến thức" mà tôi đề nghi không? Xin đọc ý kiến của tôi về tại sao tôi chọn tên gọi này ở trang Thảo luận và bỏ phiếu chọn cho Không gian Portal. Cám ơn bạn. Lê Sơn Vũ 15:26, ngày 17 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dẫn chứng cụ thể.

Chào Avia, em thấy anh/chị vừa mới sửa bài Bộ trưởng. Chi tiết anh chị vừa thêm vào em cũng có nghe nên em sẽ không nghi ngờ; nhưng người đọc bình thường có thể họ sẽ thắc mắc, vì vậy nên một dẫn chứng cụ thể bổ sung vào nó sẽ làm đạon đó có sứ thuyết phục hơn. Kick:MetoΜαγντφτερ 11:29, ngày 1 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không chỉ cần 1 bài báo nói việc Quốc hỗi không phề chuẩn đề cử thôi, việc này chắc không khó đâu nhỉ?

Kick:MetoΜαγντφτερ 03:47, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thời "Pháp thuộc" đã kết thúc năm 1940 rồi. Lúc đó quân Trục đã tràn vào và VN trở thành thuộc địa của Trục. 96.229.179.106 04:49, ngày 3 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguyễn Thiện Nhân

Hôm nay, 4-11-2007. Em vừa đề cử bài viết Nguyễn Thiện Nhân cho sao chọn lọc tuần lễ 18-11 đến 24-11. Rất mong anh/chị đọc qua bài và nêu ý kiến của mình, em xin thành thật cảm ơn. Kick:MetoΜαγντφτερ 17:44, ngày 3 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sửa chữ kí

Đề nghị anh thêm 2 thẻ đóng </sup></font> trong chữ kí, nếu không những gì viết sau chữ kí của anh sẽ bị biến thành màu xanh nhỏ tí teo. conbo 09:23, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hey da, cái này thì tôi không nhầm, vì hôm qua Lưu Ly và tôi bị dính ở đây, nhưng xem lại thì không phải do anh mà do con bot của Quả Táo. Do vậy có lẽ tôi sang đề nghị Quả Táo sửa con bot xem sao. conbo 02:14, ngày 30 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Anh Quả Táo đã sửa. conbo 02:29, ngày 30 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trả tiền cho phỏng vấn

"...những người nổi tiếng đều được trả tiền phỏng vấn cả, chứ có phải riêng bà này đâu nhỉ". Tôi không biết tại Việt Nam, nhưng tại rất nhiều nước tại châu Âu, châu Mỹ, châu Úc... các cơ quan truyền thông như báo, TV, radio... thường không trả tiền cho cuộc phỏng vấn (có thể là vì họ nghĩ là họ đã cho người được phỏng vấn một phương tiện để tự quảng cáo); chỉ có các báo "lá cải", các chương trình TV nhắm vào văn hóa phổ thông đương đại nói về các diễn viên, ca sĩ, người mẫu... hạng B và hạng C (nghĩa là các người có ít tài năng nhưng có nhiều fan hâm mộ cuồng nhiệt) thì có trả tiền cho các loại "ngôi sao" này vì họ nhận được nhiều tiền (trực tiếp như mua báo hay gián tiếp qua quảng cáo) từ các fan hâm mộ cuồng nhiệt này.

Hơn nữa, việc trả tiền để được một người cho phép mình phỏng vấn họ là đi ngược lại tinh thần độc lập của báo chí và ngôn luận. Các cơ quan ngôn luận nổi tiếng trên thế giới không trả tiền cho một ai. BBC có thể mang cái máy bay sang Việt Nam để Avia có thể sang London cho cuộc phỏng vấn (thời đại điện tử và vệ tinh nhân tạo thì không cần làm như vậy nữa) hay họ có thể trả tiền cho một nhà báo mua vé máy bay sang Việt Nam để phỏng vấn Avia, nhưng họ sẽ không trả tiền cho Avia.

Mekong Bluesman (thảo luận) 03:40, ngày 10 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời