Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết/Bổ sung quy định Chống rối

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôi thấy các quy định được đề xuất là không cần thiết. Tại Wikipedia đã có tục lệ nếu rõ ràng là rối thì cứ thẳng tay khóa, còn nếu có nghi vấn thì cứ việc đưa ra yêu cầu Checkuser. Các hành vi như bịa nguồn đều đã được nghiêm cấm và có thể khóa tài khoản nếu tiếp diễn. Tôi rất e ngại về diễn biến này vì các quy định này dường như vi phạm các cột trụ của Wikipedia như đừng cắn người mới đến, giữ thiện ý. Việc đối xử người mới đến như thế này là thiếu "trình tự công bằng" (due process) và đưa quá nhiều quyền hạn vào các quản trì viên. NHD (thảo luận) 05:03, ngày 13 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  1. Tôi thấy sự "ban phát tình thương thiện ý" với các tài khoản rối là không cần thiết. Các tài khoản tôi theo dõi phần lớn đều đưa ra checkuser do ít có thói quen cấm không qua checkuser. (phần lớn (trên 85%) tài khoản rối tôi cấm đều qua checkuser và tôi rất thích dùng checkuser để truy bắt tất cả các tài khoản rối). Tôi x°ác nhận tôi mong đợi ở công cụ checkuser khả năng bắt sạch đàn rối, hơn là đi bắt lẻ tẻ từng tài khoản cứ cấm lại mọc, đợt sau nhiều hơn trước, xanh mướt tươi tốt. Nhờ các vụ checkuser ráo riết trong thời gian vừa qua, đàn rối đã phần nào giảm bớt sự lộng hành tại dự án, góp phần giúp dự án này "bình yên" hơn.
  2. Tuy vậy, trước những diễn biến phức tạp và cũng không ai quá rảnh rỗi để theo dõi, quan sát các con rối cách liên tục, cũng như chính tôi có ngày cũng sẽ rời dự án, vì vậy tôi đưa ra các ý kiến đề xuất để hỏi ý cộng đồng, giúp các thành viên bảo trì kế nhiệm có căn cứ và cơ sở dọn dẹp nhanh các tài khoản rối quá lộng hành. Phần I là các nội dung "ai-cũng-thấy-mà-không-thừa nhận", chỉ để luật hóa tiền lệ diễn ra xưa nay và xuyên suốt qua bao đời quản trị viên. Phần II là các dấu hiệu phá hoại nghiêm trọng của rối.
  3. Có điều nghịch lý: muốn bắt rối thì phải kiên nhẫn chờ checkuser, trong thời gian chờ, có khi kéo rất dài do rối đã trở nên tinh vi, bài viết đã ra hình dạng rách rưới và bẩn thỉu, chắp vá, chép lượm từ khắp nơi đưa vào và dán nhãn "bách khoa"; tuyên truyền quan điểm cá nhân. Đặc biệt cần nhấn mạnh đến việc trong khi quan sát rối và check rối đã có kết quả chính xác, thì phiên bản không thể hồi phục nữa, do có nhiều thành viên đã thêm sửa bài, vậy cùng đích hủy sửa đổi rối thất bại, các nội dung do rối thêm vào tồn tại mãi cùng thời gian.
  4. Tôi rất hiểu các thiện ý với người mới đến, và rất quan tâm, hỗ trợ họ khi cần, tuy vậy đặc biệt với các thể loại rối, tôi thiết nghĩ không cần giữ thiện ý với người dùng đã bị cấm chỉ này (tôi đã từng cố gắng kiên nhẫn và giữ thiện ý với họ với mong muốn họ thay đổi, nhưng thất bại). Các con rối tại dự án rất dai dẳng, cả thập niên qua hàng chục thế hệ bảo trì viên, thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta bỏ hình thức "đối xử nhân đạo" với các con rối, làm mạnh để bảo vệ các bài viết của dự án này. Như việc dịch bài máy móc, một vài người dịch, tất cả thành viên Wikipedia tiếng Việt như bị trét nhọ nồi lên mặt khi có bài báo, một vài kẻ phá hoại, ăn nói tục tĩu và lên báo, mọi người buồn lòng. Vậy, các bài chính trị thao túng qua lại, chép nhặt khắp nơi, tố tụng ồn ã khiến các thành viên, thành viên quản trị không thể tập trung vào các công việc phát triển bài viết và hơn hết là phát triển dự án, các vấn nạn này cần chấm dứt. Việc giữ thiện ý với rối trong thời gian qua đã chứng tỏ ý tưởng này không là cùng đích, là nguyên căn giải quyết được vấn đề và cần suy nghĩ, cần chọn thêm các quy cách dọn dẹp ngay các con rối dai đẳng.
  5. Đó là quan điểm của tôi, thân gửi KĐV DHN. ✠ Tân-Vương  05:33, ngày 13 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cẩn thận nên xem xét lại từng quy định, việc này khiến Wikipedia mất đi tính mở vốn có. Các biểu quyết nên bỏ khung và có khung người ta lầm tưởng biểu quyết đã xong và rất rối. PS: sao chứ lấy cái khung trên trang cá nhân tui vậy chời.  A l p h a m a  Talk 01:18, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bản chất cái wiki tiếng Việt này là bản dịch của wiki Tây- thứ văn minh phương Tây, với đầy đủ tất cả ý nghĩa của từ văn minh này. Họ đã đề ra các cột trụ, các luật lệ rất rõ ràng, chi tiết.

Nay mấy tay trên wikipedia tiếng Việt lại múa may, bày vẽ ra những thứ nhố nhăng (tôi nói nhố nhăng là đúng, nếu cần tôi sẽ phân tích kĩ hơn ) làm trò hề. Các ông bao nhiêu tuổi rồi mà đi biểu quyết mấy thứ trẻ con này ? Nói thẳng đây là 1 trò PHÁ RỐI, PHÁ HOẠI WIKI chứ không mang lại cái gì cả. Việc cơ bản là VIẾT BÀI thì không làm, chỉ thấy biểu quyết, thảo luận. Wiki đã có các CỘT TRỤ, qui định rõ ràng, cứ thế mà triển khai, sao lại tự tiện bày trò biểu quyết ? Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 09:02, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC) Tôi trích dẫn lại đây, LÀM CÁI GÌ CŨNG CÓ CÁI CƠ SỞ CỦA NÓ. Những nguyên tắc mà tay kia đề ra nó nhố nhăng, vì đơn giản là không có CƠ SỞ nào cả.[trả lời]

Tất cả những nguyên tắc hoạt động cơ bản của Wikipedia đã được tóm tắt dưới hình thức năm cột trụ dưới đây:

  • Cột trụ thứ nhất Wikipedia là từ điển bách khoa toàn thư kết hợp những yếu tố của bách khoa toàn thư, từ điển địa lý, và niên giám (almanac), tổng quát hoặc chuyên ngành. Nội dung các bài viết cần phải kiểm chứng được bởi các chú dẫn từ các nguồn đáng tin cậy. Các kinh nghiệm, cách giải nghĩa, hay quan điểm cá nhân của các thành viên Wikipedia không có chỗ ở đây. Wikipedia không phải là chỗ để diễn thuyết, đăng quảng cáo, quảng bá hình ảnh cá nhân, thử nghiệm tình trạng vô chính phủ hay dân chủ, hoặc nơi chứa những mớ thông tin hỗn loạn hay danh mục Web. Wikipedia không phải là một từ điển, tờ báo, hay một tập hợp các tài liệu nguyên văn; các loại nội dung này nên được đưa vào các dự án khác của Wikimedia.
  • Cột trụ thứ hai Wikipedia giữ một thái độ trung lập, nghĩa là chúng ta luôn cố gắng viết ra những bài không chỉ nói về một chiều quan điểm. Đôi khi điều này đòi hỏi phải miêu tả các quan điểm khác nhau, mỗi quan điểm được trình bày một cách chính xác và đặt trong ngữ cảnh, không có quan điểm nào được trình bày như thể là "sự thật" hoặc "quan điểm đúng nhất". Điều đó có nghĩa cần chú dẫn từ những nguồn kiểm chứng được bất cứ khi nào có thể, đặc biệt ở các chủ đề gây tranh cãi. Mỗi khi có mâu thuẫn nảy sinh vì vấn đề trung lập, hãy thảo luận chi tiết tại trang thảo luận và làm theo quy trình giải quyết mâu thuẫn.
  • Cột trụ thứ ba Nội dung của Wikipedia có tính tự do, bất cứ ai cũng có thể chỉnh sửa và phát tán. Hãy tôn trọng luật bản quyền. Do tất cả các sửa đổi của bạn sẽ được cấp giấy phép tự do, không có thành viên nào sở hữu bài viết nào, tất cả các đóng góp của bạn có thể và sẽ bị sửa đổi không thương tiếc và phát tán lại.
  • Cột trụ thứ tư Các thành viên Wikipedia nên cư xử với nhau một cách tôn trọng và văn minh: Hãy tôn trọng và lịch sự với các thành viên Wikipedia khác, ngay cả khi bạn đang bất đồng với họ. Hãy làm theo quy tắc ứng xử của Wikipedia và tránh công kích cá nhân. Hãy tìm kiếm đồng thuận và tránh bút chiến. Hãy nhớ rằng tại Wikipedia tiếng Việt có 1.245.273 bài để viết tiếp và thảo luận. Hãy hành xử trên tinh thần thiện ý, đừng bao giờ phá rối Wikipedia nhằm chứng minh một quan điểm, hãy cho rằng người khác cũng có thiện ý như mình. Hãy cởi mở, chào đón, và bao dung.
  • Cột trụ thứ năm Wikipedia không có quy tắc cứng nhắc nào ngoài năm quy tắc tổng quát được trình bày ở đây. Hãy mạnh dạn sửa bài và viết mới, đừng lo ngại về chuyện nhầm lẫn hay sai sót. Nỗ lực của bạn không cần phải hoàn hảo, vì phiên bản cũ đã được lưu lại, và lúc nào cũng có thể sửa lại nếu bạn làm sai.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 09:06, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]


Những bạn trẻ mà ngợp trước những lời lẽ của nhóm người kia, thì cứ bình tính, tìm căn cứ, tìm cơ sở chính của wikipedia mà phản bác lại. Các bạn có cơ cở, có căn cứ chắc chắn rồi, thì mọi lý luận, đề xuất,...của những kẻ phá hoại, dù có khua môi múa mép đến đâu thì như trò trẻ con mà thôi.


Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 09:09, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ví dụ Điều 2. Tự nhận mình chính là tài khoản rối bị cấm, thông qua một hành vi chắc chắn xác định rối

Ví dụ điều này, việc đề xuất ra nó quá thừa, vớ vẩn, vì cột trụ qui định, cứ viết bài có nguồn, và không phải nơi diễn thuyết,..vv. họ đã qui định ở cột trụ I rồi. Ai đi xa khỏi điều này, thì cứ nhắc nhở, quá đáng thì khóa,...chứ có gì mà rồi, không rối ????

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 09:15, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

"Không biết thì dựa cột mà nghe", vào wiki chưa lâu nhưng làm ra vẻ như ông nội người khác, hết phê cái này xỉ vả cái nọ, đóng góp cũng ba chốp ba nháng chẳng ra đâu vào đâu mà cứ thích chê người khác (cái này gọi là "chó chê mèo lắm lông" đó). Người ta thảo luận hết cái này sang cái nọ cũng là để cho dự án này phát triển, đi vào nề nếp, không bị kẻ phá hoại lách luật. Phản đối ý kiến đề xuất thì còn có lý, lại đi bảo những người thảo luận là vớ vẫn thì có ông mới là vớ vẩn ấy. Nghĩ dự án này im im không ai nói gì thì được nước làm tới hả? Người ta ngán ông muốn tận cổ, thảo luận của ông lần nào cũng bị gạch bị xóa đi hết mà còn không chịu tỉnh ngộ biết chừng mực. Hết nói nổi. 2402:800:6344:6BE0:85A6:DAA4:44CE:7E71 (thảo luận) 09:21, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hi bạn không tên. Wiki tiếng Việt thực ra là phiên bản của wiki tiếng Anh, họ đã đề ra cả rồi, như tôi trích là các cột trụ đấy, chỉ cần tuân theo cái Cột trụ 1 là đủ rồi: Viết có nguồn uy tín. Không cần múa may, vẽ vời làm gì.

Còn cứ đề ra, cái này, cái kia, rồi thảo luận, bàn ra, bàn vào,...thì chỉ cho người ta thấy là kém, không nắm được cơ sở nào cả. Anh đưa ra luật/quy định cũng phải căn cứ vào cái gì, chứ cứ đưa ra tào lao thế, thì thời gian rảnh đâu mà người ta đi biểu quyết ? Nên làm cái gì cho chắc, cho đúng, có cơ sở vững vàng. Cái cơ bản còn chưa làm được, mà cứ đòi làm cái to hơn làm gì ? Như tay DHN là khá đấy, nắm được cột trụ của wiki, cứ theo đó mà triển khai. Làm BQV, ...thì càng phải hiểu điều này cho rõ, không thì cứ làm lăng nha lăng nhăng, tôi không thấy đâu vào đâu cả ?


Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 10:16, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thiết nghĩ bạn Xoviet nghetinh123 cũng nên tập trung vào chuyện "viết bài" chứ không nên thảo luận lôi thôi (như bạn liên tục chỉ trích các thành viên khác không chịu viết bài vậy). Thảo luận để phát triển là một phần của Wikipedia dù là phiên bản nào, nếu bạn hiểu Wikipedia tiếng Anh đến vậy, bạn sẽ thấy dự án đó đề ra hàng trăm hàng ngàn quy chuẩn từ ứng xử đến biên soạn, tất cả đều được thông qua "thảo luận đồng thuận" (và mỗi cuộc thảo luận như vậy có đến vài trăm người tham gia cho ý kiến, sôi nổi hơn Wikipedia tiếng Việt rất nhiều lần). Nếu bạn không thích thảo luận, hãy viết bài, đừng tốn thời gian thảo luận, vì đây chỉ là một vòng lẩn quẩn mãi không dứt. Tuy từ ngữ của bạn IP có hơi gay gắt, nhưng tôi phải công nhận rằng thái độ trịch thượng của bạn làm cá nhân tôi hết sức khó chịu. --minhhuy (thảo luận) 13:49, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ban cũng vậy, nói thì dài, nhưng tôi cũng ko thấy bạn nói trên cơ sở gì. Quanh đi quẩn lại là vấn đề khó chịu, yêu ghét,...có phải hẹn hò nhau đâu mà yêu với chả ghét.

Nhà nước người ta ra thông tư/nghị định,...họ cũng phải ghi là dựa trên cái gì, cái gì là có lí do của nó. Chứ không phải là làm cái gì thì làm như kiểu đề xuât của tay gì đó.

Bạn nói tiếng Anh, dự án,...thì đưa cái link ra đây ?

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 15:12, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi không có nghĩa vụ phải "đưa link" cho bạn, tự bạn đem Wikipedia tiếng Anh ra làm cớ để trách cộng đồng này chăm thảo luận quên viết bài thì tự bạn phải nhận thức khối quy định của Wikipedia tiếng Anh nó đồ sộ như thế nào (hoặc trừ phi "cố ý không nhận thức được"). Tôi nói chẳng dài, quanh đi quẩn lại chỉ một câu: "Nếu bạn cho rằng việc thảo luận làm mất thì giờ, thì đừng xen vào các cuộc thảo luận nữa, hãy tập trung vào viết bài". Xin hết. --minhhuy (thảo luận) 16:12, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng băn khoăn là wikipedia tiếng Việt giờ thành chỗ hội họp thì phải, giống một công ty. Mọi người say sưa tranh luận và bầu cử liên miên. Xovietnghetinh nói có phần có lý, nhưng cách diễn đạt của bạn thì khá chối tai. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 05:53, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng rất e ngại các quy định gần đây của chúng ta đang đưa quá nhiều quyền hạn vào các bảo quản viên, và vi phạm dần các nguyên tắc căn bản của Wikipedia nói riêng và việc xây dựng nội dung bách khoa nói chung, và những diễn biến đang có ở các bài bách khoa gần đây, như Rangaku, đang thể hiện chiều hướng này. -Trần Thế Trungthảo luận 09:38, ngày 3 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]