Thảo luận:Nguyễn Tấn Dũng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Tuanminh01 trong đề tài Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 31 tháng 5 năm 2017


Bản tiếng Nga[sửa mã nguồn]

Hi vọng mọi thứ sẽ tốt đẹp khi ông này nắm quyền



Không hiểu cái cơ quan này-"Hội đồng kinh tế của Ban chấp hành Trung ương"-có fải là tiền thân của Ban Tài chính-Quản trị Trung ương không nhỉ? --redflowers 20:14, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hóa ra nó chính là tên cũ của Ban Kinh tế TW Đảng bây giờ.Quá to !!!
--redflowers 18:18, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

gửi IP chuyên xóa nội dung "chuyện bên lề" và "con cái'[sửa mã nguồn]

Đề nghị bạn đăng nhập và thảo luận lý do cho việc xóa các nội dung trên. Đừng tốn thời gian của bản thân và người khác với việc xóa đi hồi lại. Nếu bạn cung cấp được nguồn thông tin kiểm chứng được nói rằng các thông tin kia là sai, các thông tin đó sẽ được xóa. Tmct 08:05, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

BBC đăng nguyên văn câu nói của tổng thống Mỹ với ông Dũng: "Tôi thấy thật thú vị khi biết các con của Thủ tướng Việt Nam được học ở Mỹ. Thủ tướng Việt Nam, như tôi hiểu, thì ngày xưa thuộc lực lượng Việt Cộng, nay gửi các con ông sang nước chúng tôi học tập, và một trong các cháu đã kết hôn với một người Mỹ gốc Việt."Yeusuthat 12:20, ngày 18 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không biết lúc ấy ông Dũng có hỏi lại ông tổng thống Mỹ rằng vậy sau khi đánh nhau tóe máu với Anh, người Mỹ có sử dụng động cơ hơi nước của James Watt không? Trananh1980 (thảo luận) 23:01, ngày 25 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hai ông đều là nguyên thủ quốc gia,(Ông Dũng là "nguyên thủ quốc gia" ư?)NGUYỄN ĐÌNH KHÁM (thảo luận) 01:25, ngày 2 tháng 4 năm 2014 (UTC) tổng thống Mỹ hồ đồ hay thủ tướng Dũng nói dối ?Yeusuthat 12:24, ngày 18 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
tổng thống Mỹ giỏi tiếng Việt vậy há :D Lưu Ly

Không thấy là BBC dẫn đăng à, trang BBC tiếng việt không lễ viết tiếng anh? Xem lại trang BBC đi họ dịch ra đấyYeusuthat

Tôi cũng viết mục quan điểm khác về vị Thủ tướng này nhưng cũng thường xuyên bị xóa không biết là tại sao?? Tôi có cảm giá đề tài về thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một bài viết nhằm "lăng xê" cho ông ta, khi ông ta còn đương chức mà bài viết này chỉ ca ngợi ông ta. Khi vị thủ tướng này sắp lên nắm chức có rất nhiều người kỳ vọng vào ông ta (trong đó không có tôi), nhưng những gì ông ta làm cho đến nay khiến những người thậm chí đã từng ủng hộ ông ta rất thất vọng.thảo luận quên ký tên này là của Thanhdq73 (thảo luận • đóng góp).

Mời xem Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia#Wikipedia không phải là một diễn đàn, và đoạn bạn thêm vào[1] hoàn toàn là bình luận cá nhân + không có nguồn để kiểm chứng. Et3rnal Drag0n Trao đổi 04:07, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bản thân bài viết về Nguyễn Tấn Dũng cũng vi phạm các nguyên tắc của Wikipedia, đó là một số thông mang tính chất đánh giá của cá nhân chưa khách quan:

1. "Nguyễn Tấn Dũng để lại ấn tượng với thế giới về một lãnh tụ trẻ tuổi, điển trai, cao lớn so với người Á Châu, cương quyết lãnh đạo một nền kinh tế đang đổi mới khi tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF tại Davos": mang tính chất tuyền truyền và quảng cáo.

2. "Đối với giới quan sát quốc tế, Nguyễn Tấn Dũng dường như là một chính khách can đảm và có năng lực. Ông dám nhận chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (một chức vụ đòi hỏi chuyên môn cao, thường được đảm nhiệm bởi chuyên gia tài chính hơn là chính khách) ngay vào thời điểm tài chính nguy hiểm nhất (lúc diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính Á Châu với ảnh hưởng dây chuyền). Chính sách tài chính Nguyễn Tấn Dũng tỏ ra hiệu quả trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng này. Trong khi hoành hành tại nhiều nền kinh tế của các nước lân bang (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan...), cuộc khủng hoảng không thể vào đến Việt Nam": Nếu là người hiểu biết về kinh tế thì ai cũng biết rằng khủng hoảng tài chính năm 1997 không thể ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam vì lúc đó Việt Nam vẫn còn rất ít giằng buộc với kinh tế thế giới, đặc biệt là lĩnh vực Tài chính. Nói thật, lúc đó cho tôi làm thống đốc ngân hàng thì kết quả cũng như vậy. Nhìn cách quản lý tiền tệ của Việt nam mấy năm vừa rồi thì thấy rõ rằng thảo luận quên ký tên này là của 210.245.49.61 (thảo luận • đóng góp).

Bỏ phần viết ở trên vì vi phạm Tiểu sử người đang sống, hãy cẩn thận hơn với những phát biểu của mình. Et3rnal Drag0n Trao đổi 06:25, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý bỏ một số phần đi theo góp ý của Et3rnal Drag^o^n, tuy nhiên người viết bài viết này cũng nên bỏ những đoạn quảng cáo không cần thiết đithảo luận quên ký tên này là của Thanhdq73 (thảo luận • đóng góp).

Phân đề mục[sửa mã nguồn]

Bài đã bắt đầu dài nên tôi đề nghị chia thành các đề mục mà chưa biết gọi tên sao cho cô đọng và bao quát:

  • Đời sống cá nhân: chuyện gia đình, con cái.
  • Nhận định khen chê về thành công và thất bại trên cương vị

Xin cho cao kiến. Tân (trả lời) 00:35, ngày 15 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Con gái[sửa mã nguồn]

Con gái Nguyễn Thanh Phượng tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ. Ở tuổi 27, Nguyễn Thanh Phượng đã là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Quỹ Đầu tư Bản Việt, doanh nghiệp với số vốn khoảng 55 triệu đô la Mỹ[3].

Nguồn được dẫn không có nói chuyện con gái con zai gì của ông Dũng cả. Các Bảo quản viên nên coi lại nội dung và xem làm sao mà chuyện như vậy cũng bị nhầm lẫn được.

--redflowers (thảo luận) 09:24, ngày 2 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời


Chán nhể, lại sắp một tuần trôi qua, vẫn chửa thấy ai trả lời. Đúng là Bảo quản viên Wiki cũng nhiều sự lạ. :D
--redflowers (thảo luận) 08:13, ngày 8 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu bạn thấy thông tin có vấn đề thì cứ sửa luôn. Bạn cũng đã là thành viên kỳ cựu rồi, đâu cần đợi ai. Bảo quản viên là gì chắc bạn cũng đã biết.--203.162.3.153 (thảo luận) 08:16, ngày 8 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời


Cho gái xin cái tên đê. Bạn cũng là thành viên từ lâu roài, mà tự dưng lại khoái đối thoại không xưng danh nhỉ? :D
--redflowers (thảo luận) 08:26, ngày 8 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bond, James Bond. Don't ask again!--203.162.3.153 (thảo luận) 08:31, ngày 8 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tiêu bản?[sửa mã nguồn]

Có một hoặc nhiều hơn 1 tiêu bản đã sử dụng đã hướng nhân vật này đến Thể loại:Tiêu bản:D? Lưu Ly (thảo luận) 03:28, ngày 30 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thể loại xếp loại của tiêu bản {{chuyện bên lề}} đã không được đóng lại, tôi đã sửa và đồng thời đẩy 2 thể loại bảo quản là Thể loại:Thông tin bên lềThể loại:Có dữ liệu nhân vật thành thể loại ẩn, người đọc không cần phải đọc thấy những phân loại này. Tân (trả lời) 04:14, ngày 30 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguồn không uy tín[sửa mã nguồn]

Phần do User:VietLong đưa vào [2] có nguồn gốc không rõ ràng. Việc trang VietStudy ghi bổ sung như vậy rõ ràng là nhận xét chủ quan của tác giả Nguyễn Hữu Dũng, đó không phải là một nguồn uy tín để khẳng định thông tin TS Nghị là con của Nguyễn Tấn Dũng. Do đó, tôi đã lùi lại đoạn sửa đổi đó, xin hãy thảo luận thấu đáo vì đây là tiểu sử của người đang sống và là người nổi tiếng, hãy tuân theo Wikipedia:Tiểu sử người đang sống. Tân (trả lời) 14:34, ngày 8 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nói chung Thành viên:Vinhtantran cẩn thận hơi quá và không tìm hiểu thêm trước khi xóa cái gì đó. Thật chán hết sức! Nếu cứ làm theo kiểu này thì Wiki sẽ không có thông tin gì thú vị cho người đọc nữa. Tôi cũng xin bye-bye, nói nốt lần này nữa.

Hãy xem Thủ tướng NTD trả lời trực tuyến như sau (http://www.laodong.com.vn/Home/Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-Toi-muon-tiep-tuc-doi-thoai-voi-nhan-dan/20072/23643.laodong):

"Con trai tôi là cán bộ của Trường Đại học Kiến trúc, cháu được trường và Bộ Giáo dục - Đào tạo cử đi học tập nghiên cứu và đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học chuyên ngành về xây dựng công trình dân dụng tại một trường đại học ở Hoa Kỳ. Hiện nay, cháu đang phụ trách đào tạo sinh viên sau đại học của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM.

Cháu được kết nạp vào Đảng khi còn là sinh viên và là Bí thư Chi đoàn, Phó Bí thư Chi bộ Đảng của lưu học sinh trong thời gian học tập ở Hoa Kỳ. Kinh phí chi trả cho con tôi đi học là kinh phí của chương trình đào tạo tiến sĩ của Nhà nước ta."

Kết hợp với thông tin "con cán bộ cấp cao" họ Nguyễn tại đây(Đi lên bằng chính đôi chân mình) thì chính xác rồi còn gì.

--Nguyễn Việt Long (thảo luận) 11:31, ngày 11 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đó là việc suy đoán cá nhân của VietLong, nguồn uy tín nào khẳng định điều đó? Tôi chỉ hỏi thật đơn giản đó thôi, nếu có thì đưa vào, còn không có thì VietLong đang làm sai một trong những quy định nòng cốt của Wikipedia đó. Tân (trả lời) 12:46, ngày 11 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời


Gần đây không thấy nhóm PR cho thủ tướng Dũng bổ sung gì nhỉ!!!!!!!?

Trước đây tôi nói ông Dũng là thủ tướng đầu tiên bị kiện, nhóm PR xóa bỏ, sau đó phải tự điền vào, đến bây giờ thì có đến 2 lần bị kiện!. (có thể là Thủ tướng VN đầu tiên phải từ chức) Đây là tiểu sử người còn sống và còn đương chức, nội dung viết phải rất khách quan, nhưng không có nghĩa là chỗ để ngợi ca, PR, đánh bóng. Nguồn thông tin từ báo chí nước ngoài chưa chắc đã tin cậy, nhiều lúc họ ca ngợi để phục vụ mục đích của họ, ta lợi dụng cái khen để đánh bóng, che đậy cái chê của họ.

Trình độ học vấn[sửa mã nguồn]

Có ai biết ông Dũng tốt nghiệp đại học ở trường nào, hệ nào không? Nguoiviet979 (thảo luận) 19:38, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tuy báo chí có nói rằng ông Dũng có bằng cấp Cử nhân Luật nhưng chưa hề thấy nơi nào có viết bằng Cử nhân Luật của ông là từ trường nào ra, học khi nào. Chưa hề thấy nơi nào viết rõ ông Dũng có học hành gì, học ở đâu. Nhưng thăng cấp thì cực nhanh ! --85.183.144.15 (thảo luận) 13:48, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Future ahead đã xóa thảo luận này của Vinhtantran, 85.183.147.75,Trananh1980,Tranletuhan vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 17:53, ngày 25 tháng 12 năm 2010 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Đề nghị viết thêm phần Học vấn vào, nếu không chưa đủ--British Empire (thảo luận) 16:30, ngày 22 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cuối hộp[sửa mã nguồn]

Thể loại:Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Tấn Dũng chưa bao giờ là Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.Haiyen42 (thảo luận) 15:03, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)Haiyen42 (thảo luận) 15:05, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đúng hơn là Bí thư, Thường vụ Bộ Chính tri nửa cuối nhiệm kỳ khóa VIII (1998-2001). --Двина-C75MT 15:44, ngày 1 tháng 11 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Ý kiến về gói kích cầu kinh tế[sửa mã nguồn]

Tôi thấy các câu sau đây có phần mâu thuẫn ý, mọi người xem thế nào:

Ông Nguyễn Trần Bạt cho rằng dòng tiền chảy không đến các mục đích như được thông báo, không có khu vực kinh tế nào ở Việt Nam tỏ ra khởi sắc sau gói kích cầu ngoài thị trường chứng khoán và nâng mức thâm hụt ngân sách lên đến 8% so với 5% của năm 2008[11]. Kinh tế Việt Nam quý IV năm 2009 được đánh giá là hồi phục và tăng tốc[12], Ngân hàng phát triển châu Á đánh giá gói kích cầu của chính phủ đã có tác dụng tốt[13]

Cầu đầu là của đài RFA, câu sau là của Bloomberg. Rõ ràng Bloomberg uy tín hơn của RFA. Tôi sẽ bỏ câu đầu nếu mọi người đồng ý. --goodluck 18:25, ngày 25 tháng 4 năm 2010 (UTC)

Tôi thấy không có gì mâu thuẩn cả: Ông A nói chuyện B sẽ xảy ra, nhưng chuyện B không xảy ra, độc giả kết luận: ông A nói sai. RFA tường thuật lại lời phỏng vấn với một nhà phân tích, đâu có gì sai? NHD (thảo luận) 18:49, ngày 25 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Như vậy thì thiếu mất một tiếp từ ở đây.--goodluck 22:13, ngày 25 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Bạn đã sửa nội dung thành "Ngân hàng thế giới nói...", nhưng hai nguồn đưa ra không nhắc gì đến tổ chức này. NHD (thảo luận) 22:46, ngày 25 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hình như người viết nhầm thành Ngân hàng phát triển châu Á --goodluck 23:21, ngày 25 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Cái kiểu phát biểu của ông Trần Tấn Bạt nào đó có thể thấy ở một vài quán nước vỉa hè trên đường phố Hà Nội. Tôi từng ghé qua một vài nơi như vậy. Theo nhận xét của họ thì những người như ông Trần Tấn Bạt còn xa mới bằng họ về bình luận thế sự ở Việt Nam. :P. --Двина-C75MT 15:41, ngày 1 tháng 11 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Ông Nguyễn Trần Bạt là ai, tại sao ý kiến của ông được đưa vào? (nguồn số 11 mục Hoạt động và Chính sách) Nếu ông ấy đủ uy tín để đưa ý kiến vào thì phải ghi tên ông ấy rõ ràng, nếu không thì tôi xóa ý kiến ấy. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:08, ngày 24 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ông này cũng hay phát biểu trên báo chí, là Chủ tịch kiêm TGĐ của một DN đầu tư tại Việt Nam, ý kiến của ông cũng có thể chấp nhận tuy nhiên theo tôi không cần thiết phải đưa cả họ tên ông ấy vào. Chỉ cần có ý kiến nhận định như vậy là được và nhận định đó có nguồn đàng hoàng từ RFA là OK. Vì ông này không nổi bật nên không cần thiết đưa cả họ tên vô, nếu cỡ Nguyễn Quang A, Lê Đăng Doanh hay Phạm Chi Lan thì có thể đưa cả họ tên họ vào, nhưng vì ông Nguyễn Trần Bạt này chưa có tiếng tăm như các vị trên nên nếu đưa cả họ tên ông ấy vào thấy bài vô duyên lắm 1.53.13.245 (thảo luận) 17:20, ngày 24 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Sao lại vô duyên? Tôi nghĩ nên đưa tên ông đó vào để người đọc biết được ý kiến đó của ai, có đáng tin không. Chẳng lẽ tin vỉa hè cũng được ghi vào là "có ý kiến..." hay sao? Đã trích dẫn nhận xét thì phải nêu tên người phát biểu. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:38, ngày 24 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thừa[sửa mã nguồn]

IP 113.22.70.145 chính xác, câu này không chỉ thừa mà còn "hơi vô duyên". Tôi vẫn hay gọi cái kiểu đó là "nịnh thối". --Двина-C75MT 17:14, ngày 4 tháng 11 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Có nên đưa vào bài[sửa mã nguồn]

Có mấy bài viết rất hay về ông này. Có nên đưa vào bài.[3][4][5]

web Nhân Dân nhật báo còn bình chọn những phát biểu gây sốc như “Tuyển dụng con em lãnh đạo là nhằm ổn định đội ngũ cán bộ” (giải thích của Cục Nhân sự quận Long Loan, Ôn Châu khi bị báo chí phanh phui việc quận ưu tiên tuyển dụng con em lãnh đạo) Liệu đây có phải là sự ổn định mà VN đang cố duy trì? Cần đưa vào bài mới được

Cần có phần nhận xét về năng lực của Thủ tướng[sửa mã nguồn]

Hy vọng sau này người ta nhìn lại thấy năng lực của Thủ tướng NGuyễn Tấn Dũng thế nào Itolemma (thảo luận) 13:57, ngày 21 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

bài viết về các nhân vật ở Wikipedia thường có mục nhận định, bạn có thể tạo mục này chứ không phải mục Nhận xét năng lực thủ tướng. Nên lưu ý thông tin đưa vào phải dựa vào nguồn uy tín chứ không phải là nguồn hầm bà lằng. 113.22.70.167 (thảo luận) 13:30, ngày 25 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hình như báo chí Đức có đưa tin về TT Việt nam, khen lắm thì phải, sau một số bảo lại gỡ xuống, một số để nguyên. Nếu đúng thì nên đưa vào bài.Handyhuy (thảo luận) 16:32, ngày 22 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Web[sửa mã nguồn]

nguyentandung.org có đúng là web của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không?--Người bầu cử (thảo luận) 03:38, ngày 2 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

có ai giải thích cho tôi hiểu vì sao Thủ tướng Dũng sinh ở Cà Mau, làm việc tại Kiên Giang mà lại ứng cử đại biểu Quốc hội tại Khu vực 3 Hải Phòng ?

Những sự kiện chính xảy ra trong nhiệm kỳ[sửa mã nguồn]

Mặc dù các sự kiện nêu ra trong mục này đều có nguồn đầy đủ và tên của mục này cũng chỉ nói là "những sự kiện chính xảy ra trong nhiệm kỳ", có vẻ như mục này ngầm chỉ những sự kiện này do Nguyễn Tấn Dũng gây ra hoặc ngầm chỉ nó có liên quan nhiều đến ông. Dĩ nhiên là một thủ tướng, ông ta chịu trách nhiệm nhiều việc xảy ra của đất nước nhưng không phải là tất cả vì mỗi một việc nào đó thường có bộ phận, người chịu trách nhiệm riêng. Liệu tôi có nên đặt bảng Trung lập ở đây? Vì theo tôi đây là bài viết về Nguyễn Tấn Dũng, một sự kiện được đưa vào chỉ khi nào trong chính cái nguồn đấy có đề cập đến ông. Abcvn123 (thảo luận) 08:12, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đã đặt bản Trung lập mà vẫn không có ý kiến sau một thời gian tôi sẽ dần dần xóa các sự kiện mà trong nguồn không đề cập tới nhân vật chính của bài. Abcvn123 (thảo luận) 21:06, ngày 12 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Không phải cứ cái gì xảy ra trong nhiệm kỳ là được đưa vào bài. Không phải tất cả những việc tốt xảy ra trong nhiệm kỳ đều là công của ông ta. Không phải tất cả những việc xấu xảy ra trong nhiệm kỳ đều là tội của ông ta. Mặc dù ông ta là người đứng đầu chính phủ, ông ta không phải là người quyết định hay phải chịu trách nhiệm đối với tất cả mọi việc xảy ra với Việt Nam. Trừ khi trong nguồn có ghi đó là công/tội/có liên quan đến chính nhân vật đó trong bài thì là một câu chuyện khác. Abcvn123 (thảo luận) 09:51, ngày 19 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tôi di chuyển những sự kiện mà trong mô tả sự kiện hoặc trong nguồn không hề nhắc đến Nguyễn Tấn Dũng hoặc thủ tướng chính phủ, chủ đề của bài này:
  • Khủng hoảng tiền tệ năm 2008: Đây là khủng hoảng xảy ra ngay trước khi Khủng hoảng Tài chính thế giới nổ ra. Lạm phát của Việt Nam vào tháng 5 năm 2008 lên tới 25.2%. Suýt nữa Việt Nam lâm vào khủng hoảng tài chính. [1] [2]hãng nghiên cứu và định gía tín dụng Fitch Ratings đã hạ thấp viễn ảnh về các khoản nợ nần ngoại quốc của Việt Nam từ “ổn định” xuống mức “bi quan”.
  • Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008: ngay sau khi khủng hoảng lạm phát 2008 tại Việt Nam xảy ra, khi Chính phủ định thi hành chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ thì khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra. Khi hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới lâm vào khủng hoảng (như Mỹ, Châu Âu, các nước Châu Á (trừ Trung Quốc)), Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là về xuất khẩu. Chính phủ lập tức áp dụng 2 gói kích cầu.
  • Tháng 3/2011, Chính phủ Việt Nam bị báo chí nước ngoài đánh giá là có khả năng vỡ nợ. Việt Nam đứng trong tổng số 20 nước có khả năng vỡ nợ nhất. [3]
  • Lạm phát tăng cao kỷ lục: năm 2008 lạm phát tăng cao. Đến năm 2011, lạm phát một lần nữa quay trở lại mức kỷ lục trong suốt 20 năm qua. Lạm phát của Việt Nam đứng thứ hai thế giới, sau Venezuela.[4]
  • Đầu tư nước ngoài tụt giảm mạnh đầu năm năm 2011.[5] Nguyên nhân là do những bất cập của nền kinh tế và môi trường kinh doanh tại Việt Nam. [6]
  1. ^ http://vneconomy.vn/62083P0C6/viet-nam-va-4-dau-hieu-khung-hoang-tai-chinh.htm
  2. ^ http://dantri.com.vn/c0/s0-232758/nguy-co-khung-hoang-dang-lo-hon-lam-phat.htm
  3. ^ http://www.businessinsider.com/countries-most-likely-to-default-march-2011-3#9-vietnam-10
  4. ^ http://vietstock.vn/ChannelID/761/Tin-tuc/186991-lam-phat-cua-viet-nam-dung-thu-2-the-gioi.aspx
  5. ^ http://vietstock.vn/ChannelID/761/Tin-tuc/187479-fdi-4-thang-dau-nam-giam-478-so-voi-nam-2010.aspx
  6. ^ http://vef.vn/2011-04-25-lam-tot-nhung-viec-cu-cung-du-tao-nen-suc-hut-fdi

Một bạn nào đó lập luận rất vô lý, rằng nếu tôi đưa các "vấn đề xảy ra trong nhiệm kỳ vào" thì tại sao lại không đưa "vụ giết người của Nguyễn Đức Nghĩa", tôi thấy là hai khái niệm rất khác nhau, cho thấy vấn đề trong suy luận của bạn. Vụ NDN xay ra, có thể nguyên nhân xâu xa từ băng hoại đạo đức của xã hội, bắt nguồn từ sự thiếu quan tâm của Chính phủ, tuy nhiên, đây là tình huống xảy ra ngẫu nhiên, không thể quy trách nhiệm trực tiếp cho Thủ tướng, nhất là ở VN (ở nước ngoài thì không biết, nhiều trường hợp Cảnh sát trưởng hay Bộ trưởng từ chức vì những vụ như NDN xảy ra, khi có dấu hiệu cho thấy một phần nguyên nhân là do ông Cảnh sát trưởng hay bộ trưởng đó).

Còn các vấn đề Kinh tế, ngoài nguyên nhân như động đất, thiên tai ảnh hưởng, thì khủng hoảng kinh tế bắt nguồn trực tiếp từ chính sách quản lý của chính phủ, từ sự nuông chiều quá mức các tập đoàn kinh tế như vinashin, hay từ sự thất bại trong chống tham nhũng hiện nay. Là người quản lý trực tiếp, Thủ tướng phải có trách nhiệm trực tiếp trước các vấn đề như hiện nay, không thể đổ lỗi cho tập thể hay quá khứ. Năm 2008, 2 năm sau khi thủ tướng tiền nhiệm thôi chức, nên kinh tế VIệt Nam có lâm vào khủng hoảng, nhưng chưa đến nỗi nào, thâm hụt ngân sách không quá cao, dự trữ ngoại hối còn nhiều. Ba năm sau, tình huống lặp lại, nền kinh tế xấu hơn nhiều so với trước. Lạm phát quá cao, các tập đoàn kinh tế nợ đầm đìa, nợ nước ngoài cao, hiệu quả kinh tế quá thấp. Các ngành công nghiệp chỉ dừng ở mức gia công. Lỗi tại ai? Tại ông trời? Itolemma (thảo luận) 00:19, ngày 31 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chắc bạn nghe câu ca "được mùa thì tại thiên tai-mất mùa thì tại thiên tài..." (xin dừng ở đây vì mặc dù ai cũng nói là Đảng nhưng tôi cho rằng ko có từ gì chính xác. Ở VN lợi lộc thì cá nhân hưởng, hậu họa thì "tập thể" chiu.). Về lập luận của bạn liên quan đến ý trong bài, tôi rất đồng tình. Cần nhận thức rõ rằng đưa mục "các vấn đề xảy ra trong nhiệm kỳ" không có nghĩa là quy trách nhiệm cho nhân vật. Tuy nhiên, vì BCT đã kết luận rằng vấn đề chưa đến mức ai đó phải chịu trách nhiệm (nói thật là ở VN rất khó xảy ra vấn đề gì mà đến mức ai đó chịu trách nhiệm-may mắn lắm thì dân gian được nghe câu "thay mặt tập thể....", chỉ là thay mặt, chứ ko phải "tôi" đâu nhé) nên đưa vào bài cũng không thuyết phục được tất cả. Wiki lại càng ko cho phép suy diễn hay lập luận suy diễn rồi xóa bỏ ý trong bài. Tuy vậy, căn cứ bố cục hiện tại của bài như mục Nguyễn Tấn Dũng#Hoạt động trong nhiệm kỳ thì mục thêm vàoCác vấn đề xảy ra trong nhiệm kỳ cũng nằm trong chuỗi sự kiện. Có lẽ cách giải quyết tôi cho ổn thỏa là nhập hai mục lại với nhau.--Trần Anh (thảo luận) 00:44, ngày 31 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trả lời bạn Itolemma: Tôi không lập luận rằng vụ Nguyễn Đức Nghĩa không được đưa vào thì các sự kiện kia cũng không được đưa vào, đó chỉ là một cách nói của tôi trong tóm tắt sửa đổi để nêu bật lên việc những thứ đưa vào không liên quan đến chủ đề của bài.
Ở đây bạn nói là có liên quan đến thủ tướng, tôi không phản đối điều này, có thể là do lỗi của thủ tướng và cũng có thể là không phải. Có hay không đều cần phải có nguồn đề cập tới chính điều đó. Nếu có nguồn thì không có gì là không được đưa vào cả. Wiki không phải là tạo ra cái mới, không phải là nơi lập luận để suy ra một điều gì đó mà chỉ là nơi tổng hợp tất cả những thứ được công bố.
Đặc biệt là những thứ mà có sự tranh cãi thì phương pháp giải quyết hay nhất là để dữ kiện tự nói lên vấn đề, không suy luận gì cả. Do đó bạn đưa gì vào cũng được nhưng cần phải thỏa:
  • Dữ kiện có nguồn.
  • Dữ kiện có liên quan để chủ đề bài viết, việc liên quan này phải được đề cập trong nguồn.
Nếu bạn tìm được nguồn thỏa cả hai điều trên thì tôi rất muốn bạn đưa vào. Thậm chí nếu tôi tìm được tôi cũng tự đưa vào nhưng chưa có điều kiện đọc nhiều. Abcvn123 (thảo luận) 07:56, ngày 31 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Itolemma, sao bạn cứ thích chơi cái trò chơi này với tôi? Nguyên tắc wiki rõ rành rành, hãy để dữ kiện tự lên tiếng, sao bạn cứ thích tự kết luận là quản lý kinh tế này nọ. Nếu bạn thấy trình bày của tôi ở trên là vô lý hãy thảo luận chứ đừng hồi sửa như vậy. Hãy xem các bài về các tổng thống, thủ tướng nước ngoài khác, có ai mà đi liệt kê một loạt các việc xảy ra trong nhiệm kỳ như vậy không? Dù là vua đi chẳng nữa cũng không liệt kê như vậy, chứ đừng nói là thủ tướng. Abcvn123 (thảo luận) 10:12, ngày 1 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nói anh bạn đó nếu rảnh quá thì qua các bài George W. BushBarack Obama bổ sung các sự kiện chính trong kinh tế chính trị Mỹ ảm đạm trong nhiệm kỳ luôn đi cho đầy đủ :D:D:D:D--115.75.20.46 (thảo luận) 10:32, ngày 1 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời


Tôi thấy thế này: Vì phân cấp quyền lực của VN rắc rối lại không rõ ràng, theo kiểu Đảng chỉ đạo- Chính phủ thừa hành- Quốc hội cho ý kiến... nên theo tôi chúng ta không nên cứ sự kiện gì rùm beng là đưa vào mà không theo nguyên tắc nào cả. Cách hợp lý có lẽ là nên tập trung vào vai trò chính thức của nhân vật, thay vì bản thân sự việc. Tức là, cứ có quyết định hay chính sách nào đình đám mà có chữ ký/dấu má của chính phủ/thủ tướng thì cứ đưa vào bài. (Đã tham khảo bài viết về Obama bên wiki tiếng Anh)--Trần Anh 20:23, ngày 1 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Nếu bạn thấy ông ta ký/đóng dấu cái gì (có nguồn) thì bạn cứ việc đưa vào bài, tôi không phản đối. Còn những sự kiện mà tôi xóa ra, trong cái nguồn đó chẳng đếm xỉa gì tới ông ta hoặc thủ tướng chính phủ. Còn việc quản lí ở Việt Nam thế nào thì tranh luận tới năm sau cũng không có tác dụng giải quyết vấn đề. Abcvn123 (thảo luận) 20:41, ngày 1 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

thông tin ĐBQH khóa XI[sửa mã nguồn]

Trên trang web của Quốc hội, ghi ông có giới tính nữ. Đúng là bó tay!!!--Cheers! (thảo luận) 11:27, ngày 19 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thông tin ở đầu bài[sửa mã nguồn]

Theo tôi bảng thông tin đầu bài nên giới hạn ở những thông tin cần thiết nhất. Những chi tiết khác sẽ đọc trong bài.

  1. Thông tin ông Dũng làm thứ trưởng Bộ nội vụ nên bỏ. Nhiều lắm là đến chức vụ bộ trưởng hoặc bí thư/chủ tịch tỉnh/thành phố thuộc trung ương, mà có lẽ cũng không cần đưa vào bảng.
  2. Thông tin người kế nhiệm chức vụ "phó thủ tướng thường trực" có vẻ gượng ép vì chức phó là giúp việc cho trưởng, không phải là "kế nhiệm" ông phó trước. Hơn nữa ông Sinh Hùng được bầu cùng với cả Chính phủ nhiệm kỳ mới chứ không phải được bầu hay bổ nhiệm để "kế" vào chỗ ông Dũng để lại.

Avia (thảo luận) 08:51, ngày 20 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Quan điểm ông Dũng thân Trung hay thân Tây[sửa mã nguồn]

Bài phân tích của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cho rằng rất nhiều dự án có vị trí chiến lược có nguồn vốn Trung Quốc do thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng ký, do vậy nói rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là kháng Tàu thân Tây là không có cơ sở. Eightcirclestheorem 07:32, ngày 13 tháng 9 năm 2016 (UTC)

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 31 tháng 5 năm 2017[sửa mã nguồn]

mình muốn thêm một số thông tin thú vị , cám ơn bạn nhiều Bachkhoa1911 (thảo luận) 11:48, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lời yêu cầu phải theo hình thức “xin thay đổi X thành Y”. Tuanminh01 (thảo luận) 11:50, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời