Trần Nguyên Dục
Trần Nguyên Dục 陳元昱 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoàng tử Việt Nam | |||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | ? Thăng Long | ||||||||
Mất | 1364 Thăng Long | ||||||||
| |||||||||
Tước hiệu | Cung Túc đại vương (恭肅大王) | ||||||||
Triều đại | Nhà Trần | ||||||||
Thân phụ | Trần Minh Tông | ||||||||
Thân mẫu | Lệ Thánh hoàng hậu[1][2] |
Trần Nguyên Dục (Chữ Nho: 陳元昱; ? – 1364), là một tông thất hoàng gia Đại Việt thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Trần Nguyên Dục là hoàng tử, con trai trưởng đích của vua Trần Minh Tông và Lệ Thánh hoàng hậu. Năm Mậu Thìn (1328), vì Hoàng hậu không có con trai,[a] nên Trần Minh Tông phải lập con trưởng thứ là Trần Vượng làm Thái tử, và năm sau (1329) thì nhường ngôi (tức Trần Hiến Tông).[3] Do đó, Trần Nguyên Dục phải được sinh ra trong thời gian Trần Minh Tông làm Thái thượng hoàng (1329–1341), trước em trai cùng mẹ là Trần Hạo (sinh năm 1336).[b] Ước đoán ông sinh vào khoảng 1330–1335.
Khoảng trước năm 1341, Trần Nguyên Dục được phong tước Cung Túc đại vương.[c]
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 8 (âl) năm Tân Tỵ (1341), Trần Hiến Tông băng hà.[5] Thượng hoàng Minh Tông cho rằng Cung Túc vương là người ngông cuồng, nên không lập ông làm vua mà thay vào đó đưa Hoàng tử Trần Hạo lên ngôi, tức Trần Dụ Tông.[4]
Có một lần Cung Túc vương khi xem vở diễn Vương Mẫu hiến bàn đào, thấy người đóng Vương Mẫu (tên hiệu Vương Mẫu) xinh đẹp, bèn lấy làm vợ lẽ. Theo sử sách, Vương Mẫu khi đó đã có thai với con hát Dương Khương. Đến khi đẻ, Cung Túc vương nhận đứa trẻ đó làm con mình, tức Trần Nhật Lễ.[6]
Mùa đông, tháng 10 (âl) năm Giáp Thìn (1364), Cung Túc vương Trần Nguyên Dục chết.[7]
Chuyện về sau
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 5 (âl) năm Kỷ Dậu (1369), Trần Dụ Tông băng hà.[8] Tháng 6 (âl), Thái hậu cho người đón Nhật Lễ lên ngôi, bảo rằng:
- Dục là con đích trưởng mà không được ngôi vua, lại sớm lìa đời. Nhật Lễ chẳng phải là con của Dục ư?
Trần Nguyên Dục được con trai Trần Nhật Lễ truy phong là Hoàng thái bá.[6]
Sau khi lên ngôi, Trần Nhật Lễ thể hiện bản thân là một vị vua bất tài, còn muốn đổi sang họ Dương, khiến các tông thất cùng quan viên thất vọng.[9] Năm 1370, Nhật Lễ bị Cung Định vương Trần Phủ lật đổ.[10]
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Mậu Thìn, [Khai Thái] năm thứ 5 [1328],... Bấy giờ, vua ở ngôi đã 15 năm, tuổi đã cao mà vẫn chưa lập thái tử. Cha hoàng hậu là Quốc Chẩn giữ ý định đợi hoàng hậu có con rồi sẽ lập.
- ^ Tân Tỵ, [Khai Hựu] năm thứ 13 [1341],... Vua lúc ấy mới lên 6 tuổi.[4]
- ^ Tân Tỵ, [Khai Hựu] năm thứ 13 [1341],... [Thượng hoàng] không lập con trưởng là Cung Túc vương Dục.[4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Quốc sử quán, Ngô Sĩ Liên (chủ biên), Đại Việt sử ký toàn thư.
- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hoàng Văn Lâu (dịch và chú thích), Hà Văn Tấn (hiệu đính), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 2), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Ngô Sĩ Liên (chủ biên), Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 6, Trần kỷ.
- ^ Ngô Sĩ Liên (chủ biên), Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 7, Trần kỷ.
- ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 113–114
- ^ a b c Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 127
- ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 126
- ^ a b Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 146
- ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 143
- ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 145
- ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 148–149
- ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 151