Bước tới nội dung

Tân Quang, Văn Lâm

Tân Quang
Xã Tân Quang
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
HuyệnVăn Lâm
Địa lý
Tọa độ: 20°58′29″B 105°58′25″Đ / 20,97472°B 105,97361°Đ / 20.97472; 105.97361
Tân Quang trên bản đồ Việt Nam
Tân Quang
Tân Quang
Vị trí xã Tân Quang trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,02 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng13.309 người[1]
Mật độ2.210 người/km²
Khác
Mã hành chính12001[2]

Tân Quang là một thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Tân Quang nằm ở phía tây huyện Văn Lâm, có vị trí địa lý:

Xã Tân Quang có diện tích 6,02 km², dân số năm 2019 là 13.309 người[1], mật độ dân số đạt 2.210 người/km².

Địa giới phần lớn nằm về phía bờ bắc của sông Bắc Hưng Hải. Chỉ có thôn Cự Dũng (làng Rổ) nằm về phía nam con sông này và đây cũng là thôn duy nhất của huyện Văn Lâm nằm về phía nam con sông thủy lợi này.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Tân Quang có 10 tổ dân phố, thôn được chia thành 8 thôn Cự Dũng (làng Rổ), Bình Lương, Ngọc Đà (làng Đìa), Thọ Khang, Nghĩa Trai, Ngọc Loan (làng Son), Tăng Bảo (làng Gạo), Chí Trung và 2 khu phố Dầu, khu Địa Chất (Tài Chính).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Tân Quang là một xã thuộc huyện Mỹ Văn.

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 60/1999/NĐ-CP[3] về việc chia huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm và Yên Mỹ. Xã Tân Quang trực thuộc huyện Văn Lâm.

Ngày 31 tháng 7 năm 2020, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1005/QĐ-BXD công nhận khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm (gồm thị trấn Như Quỳnh và 5 xã: Đình Dù, Lạc Đạo, Lạc Hồng, Tân Quang, Trưng Trắc) được công nhận là đô thị loại IV.[4]

Xã Tân Quang có khu công nghiệp Tân Quang. Ngoài ra xã cũng phát triển mạnh ở lĩnh vực như thương mại, tiểu thủ công nghiệp, nghề phụ của địa phương. Các nghề như: trồng hoa (Ngọc Đà), trước đây thôn Ngọc Loan có nghề may da, làm nem chua bóng bì (Bình Lương), thương mại dịch vụ (Phố Dầu), dịch vụ theo dân số cơ học (Chí Trung, phố Dầu, Tài chính, Địa chất, Ngọc Đà, Ngọc Loan, Đình Loan,...). Trong xã đa dạng về các dịch vụ phục vụ dân sinh với một số lượng không nhỏ dân số cơ học.

Chùa Ông hay còn gọi là Bản Tịch Tự thờ Phật và thiền sư Từ Đạo Hạnh được xây dựng từ đầu thế kỷ XII (cách đây gần 1000 năm). Di tích được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp quốc gia.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có tuyến đường 5 cũ nay là tỉnh lộ 385 và tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng là ranh giới với thị trấn Như Quỳnh.

Hệ thống xe buýt: HY01, 69 (xã có hơn 60m tỉnh lộ 179 đoạn trường lái xe).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang để tái lập các huyện : Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu và Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 24 tháng 7 năm 1999.
  4. ^ “Công nhận khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm (thị trấn Như Quỳnh và khu vực phát triển mở rộng) tỉnh Hưng Yên đạt tiêu chí đô thị loại IV”. Bộ Xây dựng. 31 tháng 7 năm 2020.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]