Wikipedia:Cách để vận hành một edit-a-thon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một sự kiện edit-a-thon Tháng lịch sử phụ nữ
Ảnh nhóm phiên khai mạc Wiki4Climate - sự kiện edit-a-thon trực tuyến kéo dài một tuần vào tháng 11 năm 2020.
Các edit-a-thon cũng có thể diễn ra trực tuyến: Ảnh chụp màn hình phòng làm việc ảo của sự kiện edit-a-thon trực tuyến về chủ đề SDG vào tháng 9 năm 2020.

Đây là hướng dẫn cách thức (và lý do) vận hành một "edit-a-thon" của Wikipedia. Một edit-a-thon có thể là:

  1. Mốc thời gian đã lên lịch để mọi người cùng nhau biên tập Wikipedia, cả mặt ngoại tuyến và/hoặc trực tuyến;
  2. thường chú trọng vào một chủ đề cụ thể, chẳng hạn như khoa học hoặc lịch sử của phụ nữ;
  3. một cách để mang đến cho những người mới tham gia một cái nhìn sâu sắc về cách thức hoạt động của Wikipedia.

Các edit-a-thon cải thiện bách khoa toàn thư và có thể là một cách tuyệt vời để giúp các thành viên Wikipedia mới học cách biên tập. Điều này hoàn toàn khác với các hội thảo lớn như Wikimania, nơi thường có nhiều diễn giả hoặc hội thảo về rất nhiều chủ đề. Một buổi edit-a-thon cũng không như một buổi họp mặt thông thường, có xu hướng không có một mục tiêu duy nhất và/hoặc để giao lưu. Nói cách khác: một edit-a-thon giống như một hackathon dành cho các thành viên Wikipedia (và chắc chắn không giống như telethon).

Bạn có thể tham gia một phiên đào tạo cách để phát triển các editathon và những sự kiện biên tập khác trên Programs and Events Dashboard.

Vì sao vận hành một edit-a-thon?[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh chụp những người khổng lồ trong mảng phụ nữ trong nhóm nghệ thuật
Một sự kết hợp ăn ý giữa đối tượng, thức ăn và tâm trạng đã tạo nên một edit-a-thon tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại do Đại học New York đồng tài trợ, trở thành một sự kiện rất làm hài lòng người tham dự
  1. Nó giúp xây dựng bách khoa toàn thư
  2. Nó cung cấp quyền truy cập vào các chuyên gia về chủ đề và những nguồn tài liệu ngoại tuyến
  3. Nó xây dựng các mối quan hệ trong cộng đồng
  4. Nó khuyến khích các biên tập viên học hỏi lẫn nhau và bằng hành động
  5. Nó lôi kéo mọi người trở thành thành viên Wikipedia mới
  6. Nó giúp các thành viên Wikipedia mới đóng góp
  7. Nó vui!

Sự kiện edit-a-thon có thể mang đến những lợi ích khác, chẳng hạn như quảng bá Wikipedia trong những tổ chức văn hóa như thư viện hoặc viện bảo tàng, nhưng nó không cần phải phức tạp hơn những lý do trên.

Quan trọng: Bạn nên nhận thức hướng dẫn xung đột lợi ích (COI) của Wikipedia, kể cả các nhân viên thuộc một tổ chức biên tập bài viết của tổ chức đó. Ngoài ra, vui lòng kiểm tra trang tiểu luận Wikipedia:Biện hộ; mặc dù bản thân nó không phải là một chính sách hay hướng dẫn của Wikipedia, nhưng mục đích của nó là bổ sung cho các trang WP:SOAPWP:NPOV.

Những gì bạn nên chuẩn bị trước[sửa | sửa mã nguồn]

Một edit-a-thon tại Thư Viện Anh.

Mục tiêu rõ ràng[sửa | sửa mã nguồn]

Hãy xác định mục tiêu rõ ràng cho đối tượng dự kiến của bạn, chẳng hạn như một nhóm chung các bài viết mà bạn muốn thực hiện. Đây có thể là một chủ đề rộng, chẳng hạn như lịch sử phụ nữ hay các vật phẩm trong bộ sưu tập của bảo tàng, hoặc bạn có thể nhắm mục tiêu một việc tồn đọng cụ thể. Những người mới đến thường cảm thấy thoải mái nhất với một chủ đề mà họ có mức độ quan tâm nhất định và một hoạt động rất đơn giản, chẳng hạn như hiệu đính hoặc wiki hóa.

Hãy chuẩn bị sẵn một danh sách những việc cần làm hoặc cần chú ý. Nó có thể là một danh sách các đối tượng mà một bài viết nên có. Ngay cả khi không có gì trong danh sách được thực hiện, nó có thể giúp bạn tạo ra ý tưởng.

Xác định hậu cần[sửa | sửa mã nguồn]

Khi xác định ngày, giờ và địa điểm cho một edit-a-thon, hãy ghi nhớ những điều sau.

Quy mô[sửa | sửa mã nguồn]

Tìm hiểu xem nơi tổ chức của bạn có thể chứa bao nhiêu người và giới hạn số lượng người đăng ký ở con số đó. Ngoài ra, hãy đoán xem bạn sẽ có bao nhiêu người tham dự và cố gắng tìm một nơi tổ chức có thể chứa được đông người như vậy. Chuyện thật đơn giản với nửa tá người tham gia, trong khi chuyện mời hàng trăm người có thể thành công nếu có kế hoạch phù hợp.

Truy cập Internet[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại; những chiếc máy tính xách tay dễ dàng biên tập hơn, song vẫn có thể làm ở các màn hình nhỏ hơn.

Những người tham dự phải có quyền truy cập internet đáng tin cậy, tốt nhất là wifi mạnh. Điều này rất quan trọng, vì các kỹ năng Wikipedia được tiếp thu tốt nhất bằng cách chỉnh sửa trực tiếp. Thông thường những nơi tổ chức được chọn có thể cung cấp quyền truy cập, nhưng một số chi hội có điểm truy cập wifi di động để đảm bảo kết nối ở mọi nơi.

Máy tính[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu nơi tổ chức có máy tính, hãy xem xét những điều sau đây khi quyết định cách đưa chúng vào sự kiện của bạn:

  • Những người tham dự cần những tài khoản/mật khẩu nào để truy cập vào máy tính? Có cần phải làm gì trước không?
  • Trình duyệt nào được sử dụng và nó có hoạt động tốt với Wikipedia không?
  • Mọi người có kết nối được camera và đầu đọc thẻ nhớ không? Máy tính có phần mềm chỉnh sửa hình ảnh không?

Nếu người tham gia đồng ý mang theo thiết bị, hãy cân nhắc:

  • Liệu nơi tổ chức có wifi không? Nó có thể đối phó với số lượng người dùng dự kiến không?
  • Bạn cần những tài khoản hoặc mật khẩu nào để truy cập wifi?
    • Nếu wifi có một mật khẩu duy nhất, hãy đăng một biển báo ghi thông tin chi tiết và kiểm tra xem bạn có thể nhìn thấy biển báo từ điểm xa nhất của căn phòng không.
    • Nếu wifi yêu cầu bạn phải có tài khoản cá nhân, hãy chuẩn bị sẵn các tờ giấy và phát cho từng người khi họ đến.
  • Mọi người có thể sử dụng ổ cắm điện? Bạn có cần đường dây nối?

Giải khát[sửa | sửa mã nguồn]

Đồ uống và thức ăn sẽ khích lệ mọi người gắn bó lâu hơn bình thường và tạo cơ hội để nghỉ ngơi và nói chuyện với các biên tập viên khác. Hãy đảm bảo rằng có chuẩn bị nước sẵn.

Truy cập[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc biệt khi các edit-a-thon được tổ chức ở những tổ chức văn hóa, việc tham dự sự kiện có thể không đơn giản chỉ là đến tham dự. Hãy tìm hiểu những khâu chuẩn bị truy cập cho nơi tổ chức. Lý tưởng nhất là bạn muốn mọi người đến đúng giờ và có thể tham gia mà không làm gián đoạn sự kiện của bạn. Nhưng sẽ có người đến muộn. Nếu nơi tổ chức có nhân viên lễ tân, hãy giới thiệu bản thân và đảm bảo rằng họ biết phải nói gì với những người đề nghị tham gia sự kiện Wikipedia (nếu sự kiện có tặng quà thì hãy cứ biếu nhân viên lễ tân một suất). Nếu người ta phải gọi điện thoại cho bạn để được vào thì:

  1. Nếu cách duy nhất là nhắn tin hoặc gọi điện cho bạn, hãy báo họ mang theo điện thoại di động và đặt một tấm biển Wikipedia bên ngoài có ghi số điện thoại .
  2. Chỉ định một bạn không phải người dẫn để trả lời điện thoại và cho phép người ta vào.
  3. Tìm hiểu xem nơi tổ chức của bạn có thể sử dụng xe lăn hoặc mang thiết bị vòng từ không và đưa những thông tin chi tiết đó lên trang sự kiện của bạn.

Đời thực hay trực tuyến?[sửa | sửa mã nguồn]

Liệu việc vận hành edit-a-thon trực tuyến có dễ/an toàn/rẻ hơn so với ngoài đời thực không? Ở thời hậu Covid, ngày càng có nhiều edit-a-thon được trình bày qua Zoom hoặc những nền tảng họp mặt tương tự. Hãy cân nhắc xem cách mà bạn sẽ gửi lời mời, quản lý nền tảng trong khi đang tập luyện. Bạn có thể cần chỉ định đồng nghiệp để quản lý nền tảng trình bày và xử lý các câu hỏi trò chuyện, những người tham gia ngoài dự kiến, v.v. Kiểm tra xem có cần đăng ký để tổ chức các cuộc họp với thời lượng phù hợp hay không. Đảm bảo rằng bạn đã tự làm quen tốt với tính thiết thực của nền tảng họp mặt trực tuyến trước sự kiện của mình.

Tuyển mộ các biên tập viên tích cực của Wikipedia và các chuyên gia nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Những edit-a-thon diễn ra suôn sẻ nhất khi các biên tập viên giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng trợ giúp các biên tập viên mới. Việc chỉ dạy trực tiếp là lý tưởng và mỗi thành viên Wikipedia lâu năm dạy 10 người tham dự là mức tối thiểu. Các thành viên tham gia hướng dẫn cũng nên đăng ký trước để nhận quyền miễn cấm Wikipedia:IPWikipedia:Điều phối viên sự kiện, nhằm sẵn sàng cho những vấn đề có thể phát sinh. Hãy kết nối với một chi hội của Wikimedia tại địa phương cung cấp quyền truy cập hỗ trợ, kiến thức chuyên môn và quảng bá.

Edit-a-thon cũng có thể hữu ích nếu tuyển mộ những người chưa có kinh nghiệm với Wikipedia, nhưng giỏi dạy kiến thức thông tin. Ví dụ, các thủ thư có thể dạy cách tìm các nguồn đáng tin cậy giúp xây dựng trải nghiệm Wikipedia tại các thư viện.

Xác định cách tạo tài khoản người dùng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khoảng 24 giờ, chỉ có thể tạo 6 tài khoản Wikipedia thông qua một địa chỉ IP duy nhất. Nếu bạn có thể có 6 biên tập viên mới trở lên tại buổi edit-a-thon của mình, bạn sẽ muốn lên một kế hoạch về cách họ mà tạo tài khoản. Kể từ năm 2019, giới hạn này không áp dụng cho việc tạo tài khoản sự kiện thông qua Bảng điều khiển chương trình và sự kiện, trừ khi bạn là người gắn cờ thủ công "đã xác nhận" cho những người tham dự của mình.

Bạn có thể làm một hoặc nhiều thao tác sau:

  1. Khuyến khích các biên tập viên mới tạo tài khoản của họ trước khi họ đến;
  2. Tuyển mộ một điều phối viên sự kiện để hỗ trợ (từ xa hoặc trực tiếp) tại sự kiện của bạn; hoặc
  3. Đề xuất ngoại lệ dành cho giới hạn địa chỉ IP của bạn trước ít nhất một tuần.
  4. Hãy nhớ giới hạn áp dụng cho từng wiki, vì vậy nếu bạn có 6 thành viên mới trở lên, hãy để một vài người trong số họ thử nghiệm tại Commons; điểm thưởng cho việc vận hành các edit-a-thon đa ngôn ngữ và khuyến khích mọi người tạo một tài khoản trên bản ngôn ngữ của Wikipedia, nơi họ sẽ tiến hành biên tập.
  5. Mặc dù khâu biên tập có thể gặp khó trên trang web dành cho thiết bị di động, nhưng những người nhận được tín hiệu có thể tạo tài khoản trên thiết bị di động của họ; rồi sử dụng nó trên PC.

Chuẩn bị phương thức để tìm thông tin chi tiết và đăng ký[sửa | sửa mã nguồn]

Hãy viết một trang về sự kiện. Thao tác này đặc biệt hữu ích trong khâu tuyển mộ những người trong cuộc để hỗ trợ. Tạo một trang con của Wikipedia:Họp mặt là cách làm dễ nhất nhưng còn có các lựa chọn khác tùy theo địa điểm và chủ đề sự kiện của bạn. Đối với một tổ chức như phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ hoặc viện bảo tàng, một trang con của WP:GLAM có thể phù hợp với bạn. Nếu bạn nhắm tới những người mới, đừng gây nhầm lẫn khi đòi hỏi họ đăng ký trên wiki khác chẳng hạn như chi hội wiki, đặc biệt nếu trang đó yêu cầu tạo một tài khoản khác.

Chuẩn bị phương thức dành cho mọi người để cho việc đăng ký bên ngoài Wikipedia sẽ hấp dẫn hơn đối với các biên tập viên mới. Nếu đòi hỏi một người chưa có kinh nghiệm sửa đổi wiki mà phải dùng wiki để ghi danh sẽ gây khó khăn cho họ, vì họ phải biên tập một trang đầy mã wiki để tìm hiểu cách biên tập mã wiki. Những lựa chọn thứ cấp tốt khác là các công cụ miễn phí như Eventbrite, Meetup.com hoặc thậm chí là sự kiện trên Facebook.

Chuẩn bị biểu mẫu phù hợp để thu thập dữ liệu hậu sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là bước quan trọng nếu bạn định báo cáo số liệu thống kê về hoạt động của của những người tham gia. Có hai cách chính để thực hiện như sau:

  • Sử dụng Wikimetrics – để sử dụng công cụ này, bạn cần ghi lại tên người dùng của những người tham gia và sử dụng các biểu mẫu thích hợp để được họ đồng ý cho phép bạn thu thập dữ liệu về hoạt động của họ.
  • Sử dụng Bảng điều khiển chương trình và sự kiện – những người đóng góp tham gia các sự kiện và thông qua việc tham gia các sự kiện đó, bạn có thể được theo dõi những đóng góp của họ trong một khoảng thời gian.

Bạn có thể khuyến khích người tham gia tạo trang thành viên, kèm theo thông báo rằng họ đang làm theo hướng dẫn của bạn, để giúp các biên tập viên khác nắm rõ hơn.

Cách để quảng bá một edit-a-thon[sửa | sửa mã nguồn]

Với đủ người hỗ trợ và đủ không gian, bạn có thể sở hữu các "trạm" hoạt động khác nhau, như truy cập Wifi và tạo tài khoản. Ở những không gian nhỏ hơn, tốt hơn là nên chỉ định những công việc của tình nguyện viên và nhờ họ đến gặp những người tham gia.

Mặc dù mọi người thường được chào đón tại một edit-a-thon, nhưng những lời mời và quảng bá sẽ giúp khuyến khích họ tham gia. Hãy cân nhắc xem ai sẽ là người quan tâm nhất đến việc tham dự (sự kiện này có dành cho hầu hết các thành viên Wikipedia giàu kinh nghiệm không? Các chuyên gia y tế? Phụ nữ chưa từng biên tập trước đây? Hay sự kết hợp nào đó?), và họ có nhiều khả năng ở đâu nhất. Sau đó, hãy điều chỉnh cách tiếp cận của bạn tới (các) đối tượng mà bạn đang cố gắng tiếp cận.

Theo thứ tự sơ bộ về tính hiệu quả:

  • Thông báo phần mềm theo vị trí địa lý cụ thể; những thông báo này sẽ mời các biên tập viên hiện có thông qua danh sách theo dõi của họ. Nhắm tới những người nằm có thể đến sự kiện trong vòng hai tiếng đồng hồ.
  • Lên lịch cho một edit-a-thon kết hợp với một sự kiện nổi tiếng—chẳng hạn như chủ đề Người Mỹ gốc Phi trong Tháng Lịch sử Người da đen (tháng 2) hoặc về phụ nữ trong Tháng Lịch sử Phụ nữ (tháng 3)—có thể đưa số người tham dự lên mức tối đa. Đề xuất mọi người giúp quảng bá nó tới bạn bè và đồng nghiệp của họ. Các kết nối xã hội là bạn của bạn.
  • Gửi các danh sách liên quan bằng email (có thể không phải lúc nào cũng là danh sách Wikimedia! Các khoa ở trường đại học, hiệp hội nghề nghiệp và những nhóm khác có thể là nơi tốt để tiếp cận các biên tập viên tiềm năng) (Hãy nhớ rằng việc cung cấp danh sách email không chỉ hữu ích cho những người tham dự tiềm năng, mà còn cho những người khác biết về hoạt động của bạn có thể truyền cảm hứng cho họ.)
  • Liên hệ với các biên tập viên tự nhận mình đang ở trong khu vực.
  • Đề xuất trợ giúp và tham gia từ các dự án Wiki có liên quan, nếu dự án có hoạt động.
  • Đề xuất một mẩu tin trong Signpost, bản tin trực tuyến của Wikipedia.
  • Hãy nói về nó trên mạng xã hội, nếu đó là sở thích của bạn.
  • Viết một bài đăng trên blog. Nếu bạn không có blog, hãy hỏi người nào đó có blog đang hoạt động trên Planet Wikimedia. (Đúng, kể cả blog của Wikimedia Foundation! Bạn có thể soạn thảo một bài đăng trên blog của Wikimedia Foundation để đề xuất tại đây.)

Để tiện hơn cho những người tham gia trực tuyến, hãy ghi rõ múi giờ mà sự kiện sẽ diễn ra.

Mẹo: Để có liên kết URL đăng ký tốt sử dụng trong quảng cáo của bạn, hãy truy cập trang sự kiện Wikipedia của bạn khi đăng xuất và nhấp vào "Tạo tài khoản". URL hiện có trong trình duyệt của bạn sẽ tự động hướng mọi người đến trang sự kiện của bạn sau khi họ tạo tài khoản.

Trong một edit-a-thon[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn tại một edit-a-thon = nhiên liệu của bách khoa toàn thư

Chào mừng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chào mừng mọi người, tìm cho họ chỗ ngồi, cho họ biết nhà vệ sinh và lối thoát hiểm ở đâu.
  • Hãy nhớ rằng bất kể họ có kinh nghiệm ra sao, các biên tập viên đều có thể có những sở thích khác nhau. Hãy hỏi họ và cố hướng họ đến bất kỳ công việc liên quan nào cần làm.
  • Trừ phi mọi người đều biết nhau hay có tới hàng chục người tham gia, bạn có thể khởi đầu bằng một vòng giới thiệu. Thẻ tên sẽ có ích, còn những biên tập viên giàu kinh nghiệm có thể đeo nhãn dán hay mặc đồ màu sắc đặc biệt, hoặc tự định danh họ bằng cách khác. Ít nhất hãy yêu cầu tất cả các thực tập viên/người hỗ trợ đứng lên để mọi người biết cần tìm ai nhờ giúp đỡ.
  • Nếu bạn mong đợi thật đông người và cụ thể là nếu tất cả họ không có mặt cùng một lúc, hãy cân nhắc việc nhờ một người tình nguyện làm "người tiếp đón", nhằm chào mừng mọi người khi họ đến và giúp họ bắt đầu tham gia.
  • Hãy đảm bảo rằng mọi người tham gia đều đã đăng nhập nếu cần thiết và có quyền truy cập vào bất kỳ mật khẩu WiFi nào, đồng thời được thông báo liệu có phiên đào tạo nhóm nào đang hoạt động trong phần Soạn thảo trực quan/Soạn thảo mã nguồn trên máy tính để bàn/chế độ xem trên thiết bị di động hay không (và cách chuyển đổi chúng).

Chỉ dạy[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hãy dành thời gian giúp các biên tập viên mới tạo tài khoản và tìm hiểu một số kiến thức biên tập cơ bản. Nếu có nhiều biên tập viên mới tại sự kiện, họ có thể muốn được gộp chung nhóm cùng một thành viên Wikipedia giàu kinh nghiệm để được hướng dẫn, để họ có thể hỗ trợ lẫn nhau khi bắt đầu biên tập.
  • Giúp các biên tập viên mới làm quen với các quy đinh cốt lõi về nội dung của Wikipedia (thái độ trung lập, thông tin kiểm chứng được, không đăng nghiên cứu chưa được công bố) và các nguyên tắc chỉ dẫn (đặc biệt là các nguồn đáng tin cậyđộ nổi bật).
  • Trình bày việc sử dụng không gian nhápchỗ thử dành cho các bài viết chưa hoàn chỉnh.
  • Trình bày cách sử dụng Thuật sĩ bài viếtTạo bài viết để đính chính rằng bài viết mới phù hợp trước khi xuất bản.
  • Tạo những trang mới chấp nhận được là một hoạt động nâng cao không phù hợp với những biên tập viên chưa biết gì. Khuyến khích cải thiện các trang có sẵn trên miền chính là phương thức tốt nhất để người dùng mới tìm hiểu. Thông thường, tốt hơn nên mở rộng một bài hiện có cho đến khi nó sẵn sàng trở thành một trang phụ, thay vì tạo một bài sơ khai đáng ngờ. Dữ liệu cho thấy rõ ràng các trang do người dùng mới tạo sẽ bị xóa với tỷ lệ cao hơn nhiều so với các trang do người dùng tạo chỉ có 10 lần chỉnh sửa trong 4 ngày. Đừng làm người dùng mới phải thất vọng vì trang mới của họ bị gắn thẻ hoặc nhanh chóng bị đưa tới Biểu quyết xóa bài.
  • Những biên tập viên giàu kinh nghiệm cảm thấy thoải mái khi biên tập bằng giao diện mã wiki cổ điển, nhưng giao diện người dùng đó có thể là thách thức với những biên tập viên mới. Đề xuất cho các biên tập viên mới sử dụng trình Soạn thảo trực quan, đặc biệt vì nó có Citoid (biên tập viên chỉ cần một URL để tạo một chú thích đầy đủ, ít nhất là đối với các nguồn tin tức phổ biến nhất).
    • Những biên tập viên giàu kinh nghiệm phải biết sử dụng STTQ để nắm được giao diện. Họ cũng nên biết hướng dẫn sử dụng nằm ở đâu.
  • Với hàng chục người mới, không gian chỉ định cho khâu tiến hành và chỉ dạy các nhiệm vụ khác nhau là một ý tưởng hay (chẳng hạn như "Tạo tài khoản và thực hiện chỉnh sửa đầu tiên", "Bắt đầu một bài viết mới" hoặc "Cải thiện các bài viết sẵn có"). Việc đó chỉ đơn giản là một bàn cho mỗi chủ đề hay một phòng riêng, tùy thuộc vào quy mô của nhóm; không có ích gì khi tách số ít người vào không gian riêng khi một nhóm lớn hơn có thể đem lại nhiều cơ hội hỗ trợ nhau hơn.

Kết luận[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hãy đảm bảo rằng các biên tập viên mới biết tìm nơi cần trợ giúp trước khi sự kiện kết thúc (ví dụ: Bàn trợ giúp hoặc Thảo luận). Còn có một cách tốt nữa nếu các tài liệu như Wikipedia:Học wiki nhanh được in ra.
  • Chụp vài tấm ảnh! Thậm chí chỉ một bức ảnh nhóm lúc sự kiện kết thúc còn tốt hơn là chẳng có gì.
  • Nếu có thể lấy trước sự kiện, bạn hãy phát một số vật phẩm Wikipedia. Nếu có nhiều người và không đủ áo phông hoặc những vật phẩm khác, bạn có thể tổ chức xổ số để công bằng và tạo niềm vui. Có vật phẩm làm giải thưởng cho bài viết được cải thiện nhất cũng là một động lực rất lớn.
  • Nếu edit-a-thon của bạn diễn ra hoàn toàn trực tuyến, hãy cố tạo ra một không gian thảo luận theo thời gian thực nơi mọi người có thể đặt câu hỏi và chat. Kênh IRC, Slack, nhóm chat trên Skype hoặc Google Meet là những phương thức giao tiếp ngoại tuyến dễ dàng nhất mà bạn có thể tìm được.
  • Nếu bạn có kế hoạch cho một sự kiện khác trong tương lai thì đảm bảo rằng bạn đã thông báo sự kiện đó trước khi mọi người bắt đầu rời đi.

Việc cần làm hậu edit-a-thon[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cảm ơn tất cả những người đã tham dự, đặc biệt là những người hỗ trợ tổ chức sự kiện (một thông báo trên trang thảo luận sẽ rất hiệu quả! ).
  • Cố lấy danh sách tất cả các bài viết đã được biên tập hoặc khởi tạo, tên người dùng của những người tham gia và bất kỳ thứ gì khác được tạo ra tại sự kiện.
  • Tải ảnh sự kiện lên Wikimedia Commons trong "Thể loại:Wikimedia edit-a-thons" (hoặc một tiểu thể loại trong đó).
  • Viết một bài đăng blog hoặc bài op-ed cho Wikipedia Signpost nói về những người đã tham dự, những việc đã hoàn thành và tổng kết về sự kiện đã diễn ra như thế nào.
  • Gửi khảo sát cho người tham gia (tùy chọn)

Danh sách chọn lọc các edit-a-thon bằng tiếng Anh hoặc ở các quốc gia nói tiếng Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách chưa hoàn chỉnh (theo thứ tự thời gian ngược) của các edit-a-thon được tổ chức bằng tiếng Anh hoặc ở các quốc gia nói tiếng Anh, kể cả một số sự kiện khác ở những quốc gia hoặc khu vực không nói tiếng Anh.

Lập kế hoạch cho edit-a-thon học thuật

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]