Wikipedia:Thảo luận/Áp dụng sáng kiến thử nghiệm giúp đỡ người mới đến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Áp dụng sáng kiến thử nghiệm giúp đỡ người mới đến[sửa | sửa mã nguồn]

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Kết quả của cuộc thảo luận này là ☑Y đồng thuận tham gia thử nghiệm. minhhuy (thảo luận) 16:28, ngày 26 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chào các bạn, các nhân viên Wikimedia Foundation (WMF) trong Growth Team đang triển khai thí điểm một dự án hỗ trợ người mới đến dựa vào các thói quen ngay sau khi mở tài khoản của họ. Dự án này đang được lên kế hoạch triển khai tại hai wiki tầm trung, như Wikipedia tiếng SécWikipedia tiếng Hàn Quốc, và họ đang mong đợi có thêm wiki thứ ba là cộng đồng Wikipedia tiếng Việt cùng tham gia.

Dự án thí điểm này sẽ kéo dài trong ba tháng cuối năm 2018 trước khi được triển khai chính thức nếu đạt được các mục tiêu đề ra là:

  • giúp đỡ cộng đồng chúng ta hiểu tốt hơn về những gì người mới đến cần và muốn làm ngay sau khi họ mở tài khoản
  • định hướng người mới đến tìm đến một nơi tập trung nguồn lực luôn sẵn sàng giúp đỡ họ (ở đây là Wikipedia:Giúp sử dụng Wikipedia, tiền thân là "Bàn giúp đỡ")

Đích đến cuối cùng của dự án là nhằm tăng tỷ lệ giữ chân những người mới đến có đóng góp hữu ích, và duy trì một đội ngũ ổn định những "hỗ trợ viên" luôn sẵn lòng dành một phần thời gian "lướt wiki" của họ để trả lời thắc mắc của người mới đến khi họ cần, thúc đẩy môi trường Wikipedia thân thiện với người mới đến.

Lấy ý tưởng chủ đề là "Ngày đầu tiên", các nhân viên WMF mong đợi chúng ta chấp nhận thử nghiệm 3 dự án sau:

  1. Hiểu được Ngày đầu tiên: giúp chúng ta biết nhiều hơn về các biên tập viên mới đến. Nó sẽ là một công cụ ẩn không gây tác động nào đến trải nghiệm của người dùng. Chúng ta sẽ kiểm tra được người mới đến làm gì ngay sau khi họ mở tài khoản và biết họ đi vào những đâu. Có phải họ chỉ đọc bài viết không? Hay là họ đọc các liên kết hướng dẫn như các trang Trợ giúp? Hay là họ đã thử sửa một trang hoặc để lại thảo luận đâu đó? Quyền riêng tư khi triển khai việc này sẽ luôn được cân nhắc thận trọng. Sau tất cả khi đã hiểu được thói quen của người mới đến, chúng ta có thể tạo ra nhiều công cụ hữu ích hơn để giúp đỡ và giữ chân họ ở lại Wikipedia.
  2. Cá nhân hóa Ngày đầu tiên: giúp chúng ta biết nhiều hơn về các biên tập viên mới đến. Đầu tiên, chúng ta sẽ thêm một số câu hỏi khảo sát mang tính tùy chọn vào giao diện mở tài khoản của người mới đến, như: Vì sao bạn muốn mở tài khoản? Bạn muốn sửa đổi ư? Đề tài bạn yêu thích là gì? Việc này là để giúp chúng ta hiểu được người mới đến đang dự định làm những gì. Bằng cách sử dụng các dữ liệu và kinh nghiệm của cộng đồng Wikipedia tiếng Việt, các nhân viên có thể tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho người mới đến. Chúng ta muốn giúp họ làm được những gì mình định làm (tất nhiên là có thiện ý).
  3. Tập trung vào Giúp sử dụng Wikipedia: ở một phương diện khác: người mới đến cảm thấy vui lòng khi họ có thể đặt câu hỏi với những biên tập viên giàu kinh nghiệm. Có hai việc sẽ được tiến hành. Đầu tiên, một con bot sẽ để lại tin nhắn cho người mới đến để kêu gọi họ đi vào trang "Giúp sử dụng Wikipedia". Kế đó, một nút bấm mới sẽ xuất hiện trong khung sửa đổi để kêu gọi người mới đến "Đặt câu hỏi". Nút bấm này cũng sẽ giúp Growth Team biết liệu ý tưởng "Gửi câu hỏi theo kiểu chat linh hoạt" của họ có khả thi hay không.

Cả ba dự án được kỳ vọng sẽ có kết quả cuối cùng vào tháng 12 năm nay. Growth Team sẽ lo liệu tất cả vấn đề kỹ thuật và thiết kế. Họ cũng sẽ giúp đỡ chúng ta tạo ra những cách thức tốt hơn để tương tác với người mới đến. Nếu cộng đồng chúng ta tán thành, dự án sẽ đưa Wikipedia tiếng Việt vào danh sách thí điểm, cùng với Wikipedia tiếng Séc và tiếng Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, Growth Team cũng cần những thành viên giàu kinh nghiệm đóng vai trò liên lạc và hỗ trợ họ trong quá trình triển khai và phân tích kinh nghiệm tại Wikipedia tiếng Việt, mọi người tham gia đều được hoan nghênh, hãy liên hệ với mw:User:Trizek (WMF).

--minhhuy (thảo luận) 03:42, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Okay mình đã hiểu khái quát về dự án nhưng vẫn chưa hiểu lắm về vai trò của bản thân. Nếu muốn giúp thì nói gì với mw:User:Trizek (WMF) nhỉ? Tiểu Phương #Talk2me 06:12, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Vai trò của bạn là làm tutor 1-2 ngày cho các thành viên mới có chỗ đặt câu hỏi và trả lời. Kiểu như lập tổ hướng dẫn online. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 10:22, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Mình vừa thử nói chuyện với Trizek thì hóa ra chúng ta còn chưa quyết định chúng ta có tham gia không nữa... Minh huy và Tuấn Minh có lẽ phải lấy ý kiến nhiều người thôi. Nếu wiki ta quyết định tham gia thì mình sẽ giúp. Tiểu Phương #Talk2me 14:23, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Hẳn rồi, tôi tạo thông báo ở đây là để kêu gọi mọi người cho ý kiến về việc có đồng ý để cộng đồng chúng ta tham hay không mà bạn, phần in nghiêng là kêu gọi hỗ trợ nguồn lực khi chúng ta đồng ý mà thôi. Nếu các bạn đồng thuận tham gia thì chúng ta có thể bàn bạc kỹ hơn các bước sau đó với sự giúp đỡ của Trizek. --minhhuy (thảo luận) 15:21, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Xin phép tag ngẫu nhiên một số thành viên đang hoạt động tích cực cho ý kiến, do thời gian cũng có phần gấp rút (đã giữa tháng 10), và giả định được chấp thuận thì chúng ta có nhiều thời gian hơn để tinh chỉnh "hậu trường": Alphama, Thusinhviet, Viethavvh, Phjtieudoc, Đông Minh, Lengkeng91, Thái Nhi, ThiênĐế98, Trungda, Bdanh, Prenn, Tuyenduong97 --minhhuy (thảo luận) 15:59, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Không biết tôi có thể làm gì để giúp dự án này? Với lượng thành viên mới tạo tài khoản ở wikipedia tiếng Việt hiện nay tôi thấy nếu có 10 tài khoản tạo thì chỉ có 2-3 tài khoản là sửa đổi thật sự còn lại là phá hoại hoặc lập ra để đó thôi. Dù sao cũng hi vọng dự án lần này có thể cải thiện được tình hình và thu hút thêm thành viên mới. Thánh Thiện TALK_MT 17:10, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Có vẻ như tiêu đề của thảo luận này khiến nhiều bạn hiểu lầm là nó đang kêu gọi sự tham gia giúp đỡ của cá nhân. Xin đính chính rõ rằng thảo luận này thăm dò ý kiến chung của cộng đồng Wikipedia tiếng Việt, xem liệu chúng ta có chấp nhận sử dụng các công cụ đang phát triển mới của WMF để cải thiện cách tương tác với người mới đến hay không. Chỉ khi cộng đồng chấp nhận rồi thì lúc đó mới cần một số cá nhân trực tiếp hỗ trợ quá trình này, thường là liên quan đến tác vụ kỹ thuật. --minhhuy (thảo luận) 17:21, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Nếu như thành viên Minh Huy cũng đã nói là :"thảo luận này thăm dò ý kiến chung của cộng đồng Wikipedia tiếng Việt, xem liệu chúng ta có chấp nhận sử dụng các công cụ đang phát triển mới của WMF để cải thiện cách tương tác" thì tôi hoàn toàn đồng ý thử nghiệm, có mất mát gì đâu, khi vào quá trình thử nghiệm chính thức rồi thì mới thảo luận chi tiết thêm, chứ giờ mới thăm dò xem có đồng ý hay không, mà mọi người bàn chi tiết cho đã xong lỡ cộng đồng không đồng ý thử nghiệm lại mắc công toi bàn, tốn dung lượng wiki chứa nữa :) Lengkeng91 03:18, ngày 20 tháng 10 năm 2018 (UTC)
Cảm ơn bạn đã giải thích, tuy nhiên tôi vẫn còn một số thắc mắc như sau:
  • Thứ nhất, việc này không biết có gây khó chịu cho thành viên mới hay không khi mà họ bị theo dõi ngay khi tạo tài khoản?
  • Thứ hai, phần cá nhân hóa liệu có thể để hiện câu hỏi sau khi tài khoản tạo thành công hay không? (Câu hỏi có thể bỏ qua nếu họ không muốn trả lời) Việc cho thêm câu hỏi vào phần tạo tài khoản làm tăng tính phức tạp khi tạo tài khoản dẫn đến việc họ không tạo tài khoản nữa mà dùng ip... Thánh Thiện TALK_MT 17:51, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Về ý thứ nhất, cá nhân tôi không nghĩ rằng nó gây khó chịu gì, vì về mặt vật lý, người mới đến không hề biết việc theo dõi này, nó được ghi lại trong một mục nhật trình đặc biệt và chỉ được các phát triển viên và những người hỗ trợ xem xét một cách riêng tư và thấu đáo. Nói chung, việc này hoàn toàn nằm ở việc bạn tin tưởng WMF đến đâu trong việc xử lý thông tin người dùng theo Quy định về quyền riêng tư (họ cũng đã nhấn mạnh cam kết "sẽ cẩn thận áp dụng chính sách quyền riêng tư phù hợp để bảo vệ người dùng"), nhưng giả dụ có sự nghi ngờ về sự "trung thực" của WMF thì toàn bộ thông tin của chúng ta ở đây chắc đã bị theo dõi từ lâu rồi, vì WMF vận hành trang web này mà.
Về ý thứ hai, như đã ghi rõ ở trên là các câu hỏi chỉ là "tùy chọn", họ hoàn toàn có quyền bỏ qua không cần trả lời, và WMF cũng cam kết "sẽ đảm bảo rằng việc này không làm khó quá trình đăng ký", tôi nghĩ điều cơ bản này các nhân viên hẳn nhận thức được rất rõ. Dù thế nào bạn cũng có thể phản hồi thêm về lo ngại của mình ở mw:Topic:Ujbpgpbtbszkwgt8, cũng như đề xuất với họ việc bạn muốn câu hỏi hiện ra sau khi đã tạo tài khoản thành công. Sau tất cả, tôi nghĩ WMF sẽ đáp ứng các yêu cầu riêng của từng dự án nếu nó phù hợp (P/s: tôi cũng sẽ truyền đạt lại các ý kiến đề xuất này của bạn với Growth Team) --minhhuy (thảo luận) 18:10, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Hello
First, thank you on the interest you show about this project!
About the concern about privacy raised below, we will not track what users search for or read about as a Wikipedia reader. In our current plans, articles they visit will be automatically replaced by an unique hash to keep their privacy intact. We will know if a user goes to the same article multiple times (or if a group of user visits the same article), but we will have no idea of that article's title.
However we will know which Help page they visit, so that you can improve your ressources for new users.
Trizek (WMF) (thảo luận) 13:54, ngày 22 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Trần Nguyễn Minh Huy: Vậy thì tôi  Đồng ý Tôi nghĩ việc này không chỉ có lợi cho wiki nói chung mà còn có lợi cho cả wiki Tiếng Việt chúng ta nữa, đúng thật là chúng ta còn kém trong việc giữ chân người mới Tiểu Phương #Talk2me 02:21, ngày 20 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Ý tưởng rất là hay, chúng ta cần phát triển để có thêm nhiều thành viên hơn. 𝖇𝖉𝖆𝖓𝖍 06:49, ngày 20 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Dịch: Những việc cần cộng đồng giúp nếu đồng ý tham gia dự án

Tôi dịch lại đoạn viết của mw:Trizek (WMF) khi trả lời Thành viên:Bluetpp về câu hỏi "Làm thế nào tôi có thể giúp?". Tôi in đậm những ý chính.

Xin chào Bluettp và cảm ơn vì tin nhắn!

Hiện nay, chúng tôi đang tìm thêm một wiki nữa để cộng tác với chúng tôi. Bạn có thể xem các thông tin hiện có của chúng tôi. minhhuy đã quên dẫn liên kết này trong tin nhắn của anh ta - không có gì to tát, quên là chuyện thường. :)

Nếu cộng đồng của bạn đồng ý giúp đỡ chúng tôi, chúng tôi sẽ cần giúp dịch thuật các công cụ.

Từng dự án sẽ có những việc cần làm:

  • để Hiểu được Ngày đầu tiên, chúng tôi sẽ cần cộng đồng sửa một số bản mẫu và trang. Nó cần thiết để người ta biết nơi cần đến khi mở tài khoản.
  • để Cá nhân hóa Ngày đầu tiên, chúng tôi sẽ hỏi người mới về động cơ của họ. Tại sao lại mở tài khoản? Họ muốn sửa trang về chủ đề gì? Họ có muốn được một tình nguyện viên liên lạc qua email không? Chúng tôi sẽ cần danh sách các dự án wiki đang hoạt động tích cực nhất trong cộng đồng bạnmột số người sẵn sàng trả lời email (việc này còn đang được thảo luận).
  • để Tập trung vào Bàn hướng dẫn chúng tôi sẽ cần nhiều người sẵn sàng trả lời những người mới tham gia. Chúng tôi sẽ đưa ra một vài lời khuyên về cách tương tác với những thành viên mới.

Tôi sẽ liên lạc lại với cộng đồng của bạn nếu toàn bộ các bạn đồng ý làm cộng tác với chúng tôi.

Cộng đồng của bạn sẽ có một số lợi ích qua cuộc thử nghiệm này: các bạn sẽ biết người mới làm gì và muốn làm gì khi họ mở tài khoản trên Wikipedia tiếng Việt. Bạn cũng sẽ có cách hay hơn để tương tác với những người này.

Cứ thoải mái báo tôi biết nếu bạn cần biết thêm. Bạn có thể chia sẻ những gì tôi viết ở đây cho cộng đồng của bạn, vui lòng tập trung một chỗ ở Wikipedia:Thảo luận vì tôi sẽ trả lời ở đó.

Cảm ơn lần nữa vì sự giúp đỡ của bạn!


Sau những thứ đọc được, tôi nhận ra rằng

  1. Tiếng Séc và tiếng Hàn Quốc là hai Wikipedia chính của dự án này vì họ đã giúp thu thập thông tin từ đầu, họ đang tìm kiếm thêm một ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ nào cũng được miễn sao là một Wiki "tầm trung".
  2. Đây là dạng chương trình thí điểm để thu thập dữ liệu về hành vi của người mới và xem các công cụ mới có giúp cải thiện tỷ lệ ở lại lâu dài với Wiki hay không.
    1. Các tính năng mới này sẽ không tồn tại mãi, nó có thể bị rút khi dự án hoàn tất.
    2. Nếu được chứng minh là có hiệu quả, một số công cụ (như Đặt câu hỏi nhanh) sẽ được triển khai trên tất cả các Wiki.
  3. Các bạn có thể xem thử giao diện câu hỏi mà người dùng sẽ thấy khi đăng ký thành viên ở đây (đây là slide, nhấn phím mũi tên để di chuyển).

Nếu có đủ thành viên có thời gian trong vòng vài tháng và muốn đóng góp vào dự án nghiên cứu này thì nó cũng không có hại gì, mà chúng ta còn có thêm thông tin về cách người dùng mới ứng xử ra sao. Còn nếu không đảm bảo được việc sẽ tận tình giúp đỡ người mới, thì có thể sẽ chỉ làm mất thời gian của hai bên và ảnh hưởng đến mục đích của Quỹ Wikimedia. Tân (thảo luận) 21:17, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chào cựu BQV lâu năm Vinhtantran, tôi có cảm giác là ý kiến của anh có chút gì sai khác so với lời giới thiệu của BQV Minh Huy ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 01:52, ngày 20 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Thông điệp trên là các công việc việc cần làm để phục vụ cho ba dự án đề xuất, sau khi cộng đồng đã chấp thuận thử nghiệm, tôi không thấy sai khác gì mấy. Hiện Wikipedia:Giúp sử dụng Wikipedia vẫn được các thành viên tận tình hỗ trợ nên về nhân lực tôi không thấy có vấn đề. Thật ra tôi khá tự tin rằng cộng đồng luôn có người sẵn sàng giúp đỡ người mới đến. --minhhuy (thảo luận) 02:48, ngày 20 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Sao lặng im vậy bà con ? Chuyện không ai bàn gì nữa à ? QUÁT KHEN AI ĐU PHO DU ON-L.....Anybody home ?  chiến binh Saiyan  Talk 13:37, ngày 25 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Nếu không có ý kiến thêm thì tôi sẽ tổng kết thảo luận để sớm báo lại với Growth Team. --minhhuy (thảo luận) 15:48, ngày 25 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.