Wikipedia:Thảo luận/Phớt lờ trong đề cử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phớt lờ trong đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Mình không hiểu tại sao mà các đề cử của wikipedia như Đề cử Ứng cử viên bài viết tốt, Đề nghị rút sao thì không có ai tham gia, đề cử thời gian là 1 tháng, mấy cái đề cử ở đây đã mấy tháng mà ko ai tham gia cho ý kiến, cũng không ai kết thúc, trong khi Đề cử Ứng cử viên bài viết chọn lọc thì lúc nào cũng đầy người tham gia. Tiêu biểu như Wikipedia:Biểu quyết phục hồi bài từ năm 2013 đến giờ. Còn biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết phục hồi tập tin thì có lẽ bỏ nó thì hơn vì đó giờ chỉ có 2 cái đề cử năm 2006 và 2009, biểu quyết xóa tập tin thì đỡ hơn từ năm 2012 tới giờ chưa có cái nào tuy là có hàng tá tập tin lỗi, các tập tin bị gắn biển 7 ngày thôi thì cả tháng chưa thấy xóa. Còn danh sách đề nghị rút sao bài viết tốt = 0. cho là mấy chỗ đó không có gì để thêm vào thì ít nhất cũng phải có ai ghé qua. Hầu như mình thấy là phải vô tận trang thảo luận thành viên nhắn tin họ mới chịu ghé qua xem thử thôi. nhật (thảo luận) 03:32, ngày 5 tháng 7 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Mời bạn xem thử ý tưởng của tôi tại đề mục "Bài cơ bản" xem có thực hiện được không. ALittleQuenhi (thảo luận) 04:14, ngày 5 tháng 7 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Các thành viên wiki Việt quan tâm đến tạo mới và sửa bài viết hơn, vậy cũng tốt. Tuanminh01 (thảo luận) 04:39, ngày 5 tháng 7 năm 2014 (UTC).[trả lời]

Tham gia wiki là hoàn toàn tự nguyện nên không thể yêu cầu các thành viên làm việc gì mà chỉ có thể mời họ thôi. Chỉ có thể hy vọng là khi có nhiều thành viên hoạt động hơn thì số người tham gia bỏ phiếu cũng nhiều lên. --ngọcminh.oss (thảo luận) 07:40, ngày 5 tháng 7 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng không nên đến nỗi quá phớt lờ đề cử dạng này, nhưng mỗi lần tôi đều tìm lỗi và đưa lên, không biết các thành viên viết bài có nghĩ ABC gì không, nhất là bài viết tốt, nói thẳng ra các bài viết được dịch "hơi vấn đề".  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 05:46, ngày 7 tháng 7 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Dịch quả là khó, vừa phải giỏi ngoại ngữ vừa phải giỏi văn tiếng Việt vừa phải linh động dịch sao cho hợp context. Hầu hết các bản dịch ở đây dùng thì bị động quá nhiều, đọc rất ngộ nghĩnh. Tuanminh01 (thảo luận) 14:25, ngày 7 tháng 7 năm 2014 (UTC).[trả lời]

Có thể loại/danh sách nào chứa tất cả các cuộc biểu quyết đang hoạt động không các bạn? --ngọcminh.oss (thảo luận) 23:40, ngày 7 tháng 7 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Có lần tôi đề cử rút sao một loạt các bài cũ đã không còn đáp ứng mặt bằng chung chất lượng gần đây, rồi đã đưa ra thảo luận nhưng chẳng ai quan tâm tới mức phải nhắn tin tới các bạn 'tốt bụng' cho đủ 3 phiếu. Vấn đề là ủng hộ đề cử thì dễ chứ phản đối đề cử thì lại gây va chạm, huống hồ đòi rút sao bài viết của người ta thì không phải là truyền thống sống có tình có nghĩa của người Việt Nam ta. Đây là một thực trạng từ lâu của Wiki chúng ta, nhưng không biết là các bạn có giải pháp gì không? Không thể bắt buộc được, phải có biện pháp tăng cường giáo dục tuyên truyền các cấp nào đó chứ ^^ Michel Djerzinski (thảo luận) 07:12, ngày 8 tháng 7 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Cần thử nêu một số nguyên nhân bài viết bị rút sao:
1. Bị sửa đổi vô tội vạ dẫn đến sụt giảm chất lượng: sau khi có sao, bài viết bị những người khác sửa đổi lung tung, bổ sung không đúng chuẩn, cách dùng từ không thống nhất với phần còn lại, trình bày xấu, diễn đạt kém. VD: Sửa đổi của thành viên Tôn Na ở bài Quần đảo Trường Sa: không định dạng chú thích tham khảo bằng bản mẫu cite, chép nguồn dài dòng từ trang BBC, kể lể về cuốn sách của Lưu Văn Lợi nhưng không chứng thực từ sách của họ Lưu mà dẫn từ nguồn web BBC.
2. Link chết khiến độc giả về sau không thể kiểm chứng: do khi có sao không có thành viên nào nhiệt huyết tạo archive link cho bài, đến khi link chết thì chỉ có than trời vì không có link uy tín thay thế. Bởi thế, người nào yêu bài viết mà mình tâm huyết thì nên tạo archive link sẵn cho nó. Hiện giờ tôi cũng chưa thấy thói quen tạo archive link, ngay ở các bài viết chọn lọc mới bình chọn gần đây. VD: bài chọn lọc Thành phố Hồ Chí Minh có đến 27 link bị connection issue, suspicious hoặc dead [1]. Các link dẫn đến web của nhà cầm quyền Việt Nam có độ bền, độ ổn định theo thời gian rất kém, cần tạo archive ngay nếu muốn dùng.
3. Bài viết ít được cập nhật nên lỗi thời: bài viết về các chủ đề cần cập nhật thường xuyên (như nhân vật giải trí) rất dễ bị lỗi thời, nếu không được bổ sung ắt bị giảm sút chất lượng. VD: bài chọn lọc Christina Aguilera (được dịch từ Wikipedia tiếng Anh) hiện đã lỗi thời về các hoạt động âm nhạc và xã hội của Aguilera, đồng thời có khoảng 30 link bị connection issue, suspicious và dead. 123.20.33.18 (thảo luận) 02:10, ngày 9 tháng 7 năm 2014 (UTC)[trả lời]

123.20.33.18 (thảo luận) 02:10, ngày 9 tháng 7 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi có thường xuyên vào trang Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt và có nhận xét vài lời. Nhìn chung tôi thấy người đề cử cũng không cải thiện gì bài viết theo những ý kiến nhận xét, mà giả sử có cải thiện thì cũng không thấy hồi âm gì. Vài lần thế tôi cảm thấy có vẻ chính người đề cử cũng chẳng quan tâm gì tới đề cử, bảo sao thành viên khác lại dễ thờ ơ? DangTungDuong (thảo luận) 18:14, ngày 13 tháng 7 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Như khu vực bài viết tốt, tôi chỉ điểm ra thấy các bạn để im luôn, có lần tôi phải vào chỉnh sửa bài luôn cho mấy bạn. Đóng góp cho Wiki là đáng quý, nếu bạn nào thích dạng bài đề cử chắc chỉ thích 1 chủ đề hẹp và tập trung tiềm lực vào 1 bài duy nhất, điều đó giúp bài cải thiện chất lượng hơn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 20:25, ngày 13 tháng 7 năm 2014 (UTC)[trả lời]