Bước tới nội dung

Đá Én Đất

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Én Đất
Ảnh vệ tinh chụp đá Én Đất
Địa lý
Vị trí của đá Én Đất
Vị trí của đá Én Đất
đá Én Đất
Vị tríBiển Đông
Tọa độ10°21′B 114°42′Đ / 10,35°B 114,7°Đ / 10.350; 114.700 (đá Én Đất)
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đá Én Đất là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đá này có kích thước lớn nhất cụm,[1] nằm tại cực đông của cụm và cách đá Núi Thị khoảng 7 hải lý (13 km) về phía đông-đông nam.[2]

  • Tên gọi: đá Én Đất; tiếng Anh: Eldad Reef; tiếng Filipino: Malvar; tiếng Trung: 安达礁; bính âm: Āndá jiāo, Hán-Việt: An Đạt tiêu.
  • Đặc điểm: có chiều dài 4,5 hải lý (8,33 km).[2] Độ sâu tăng dần từ mặt nam lên mặt bắc và chỉ có vài hòn đá nổi lên với độ cao 1,3 m so với mực nước biển.[1]

Đá Én Đất là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Trung Quốc đổ bộ lên Én Đất vào tháng 5 năm 1989.[3] Ngày 28 tháng 4 năm 1990, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm phản đối hành động cho quân chiếm đá Én Đất của phía Trung Quốc.[4]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh vệ tinh của bãi san hô Tizard do NASA chụp
đảo Ba Bình
bãi Bàn Than
đảo Sơn Ca
đá Núi Thị
đá Én Đất
đảo Nam Yết
đá Lạc
đá Ga Ven

Vị trí của đá Én Đất (nguồn: NASA).
Tài liệu hàng hải quốc tế gọi khu vực rạn san hô vòng dạng hở này là
Tizard Bank.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings. 1. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 8. ISBN 9781897643181.
  2. ^ a b Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản thứ 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 9.
  3. ^ Lu, Ning (1995). Flashpoint Spratlys!. Singapore: Dolphin Trade Press. tr. 35. ISBN 9789810066178.
  4. ^ Lưu, Văn Lợi (1995). Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hà Nội: Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân. tr. 155.