Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cổng thông tin:Lịch sử”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
TRMC (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 20: Dòng 20:
{{Random portal component|header=Nhân vật chọn lọc|subpage=Nhân vật chọn lọc|max=18}}
{{Random portal component|header=Nhân vật chọn lọc|subpage=Nhân vật chọn lọc|max=18}}


{{Random portal component|header=Câu nói nổi tiếng|subpage=Câu nói nổi tiếng|max=20}}
{{Random portal component|header=Câu nói nổi tiếng|subpage=Câu nói nổi tiếng|max=6}}


{{Random portal component|header=Bạn có biết...|subpage=Bạn có biết|max=11}}
{{Random portal component|header=Bạn có biết...|subpage=Bạn có biết|max=11}}

Phiên bản lúc 13:26, ngày 2 tháng 5 năm 2013


Cổng tri thức Lịch sử

Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Sự kiện bao gồm sự kiện bản thể luận và sự kiện nhận thức luận nên do đó, trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật". Đa số các nhà nghiên cứu các sự kiện lịch sử này (thường được gọi là sử gia) tin rằng quan điểm hiện tại của chúng ta có thể đổi cách hiểu những sự kiện xưa. Vì thế cách giải thích những sự kiện xưa thay đổi thường xuyên qua các thời kỳ. Những giải thích dựa theo các nguồn gốc "căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất.

Lịch sử ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là sự biến đổi của vật tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là Lịch sử. Tuy nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến chuyển đang dần biến mất đó tức là ghi chép lịch sử. Như vậy cái trước được gọi là nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện, cái thứ hai được gọi là sách lịch sử. Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán tương lai.

Tuy nhiên cả ghi chép lịch sử cũng không có khả năng ghi lại trung thực toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ vì nó chịu sự chi phối của lượng thông tin và độ chính xác của thông tin mà người chép sử có; phương pháp luận, định kiến chính trị, hệ tư tưởng, nhân sinh quan, các giá trị đạo đức của anh ta và nhất là bối cảnh chính trị xã hội mà anh ta đang sống. Tất cả những yếu tố này trở thành bộ lọc và lăng kính bóp méo sự thật lịch sử. Sử học chỉ là một cách tiếp cận của nhà sử học đối với những sự kiện trong quá khứ chứ không phải là sự phản ánh chính xác những sự kiện đó như chúng từng xảy ra. Edward Hallett Carr trong tác phẩm Lịch sử là gì? đã chỉ ra điều đó. Chính vì vậy các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn.

Bài viết chọn lọc

Trận Agincourt, hình minh họa của thế kỷ 15

Trận Agincourt là một chiến thắng lớn trong Chiến tranh Trăm Năm của quân Anh trước quân Pháp đông đảo hơn nhiều về mặt số lượng. Trận chiến diễn ra vào ngày thứ sáu 25 tháng 10 năm 1415 (ngày Thánh Crispin) tại một địa điểm gần Azincourt ngày nay, thuộc miền Bắc Pháp. Đây là một toàn thắng của vua Henry V nước Anh và có ý nghĩa như một đòn giáng sấm sét của ông vào quân Pháp, bất chấp ưu thế to lớn về quân số của Pháp. Không những gặp may mắn, mà lòng can trường của ông đã truyền cảm ba quân chiến đấu và thắng trận lừng danh này. Với liên tiếp hai đợt tấn công của quân Pháp bị phá tan mà quân Anh chỉ có chút ít thương vong, trận Agincourt trở thành một trong những cuộc ác chiến "một chiều" nhất trong lịch sử nhân loại, một vụ tàn sát thê lương tầng lớp Hiệp sĩ phong kiến Pháp Được xem là cuộc đại thắng cuối cùng của quân Anh với cung dài trên đất Pháp, toàn thắng tại Agincourt cũng được xem là một chiến tích đầu tay của ông vua cầm binh Henry V. Trong văn học - lịch sử nước Anh, thắng lợi to tát của ông trong trận này - là tuyệt đỉnh cho cuộc tiến công nước Pháp của ông - đã trở nên bất hủ, góp phần làm nên niềm tự hào dân tộc Anh. Thắng lợi lừng vang này - có thể được xem là trận thắng ngoại bang lớn nhất của người Anh trước trận phá hạm đội Tây Ban Nha (1588) - cũng khiến cho Henry V, nổi danh là "nhà chinh phạt tại Agincourt" đã diệt sạch quân chủ lực Pháp mà hoàn toàn "giết tươi cái vinh hiển của Hiệp sĩ Pháp", nắm được lợi thế rõ rệt và trở nên một anh hùng bất bại trong mắt người đời, gắn chắc với niềm huy hoàng của nước Anh. [ Đọc tiếp ]


Nhân vật chọn lọc

Napoléon dans son cabinet de travail, họa phẩm của Jacques-Louis David, 1812

Napoléon Bonaparte (15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821) là một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất người Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu. Ông giữ ngôi Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1815 với đế hiệu là Napoléon I. Cuộc cải cách pháp luật của ông, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn lên nhiều bộ luật dân sự trên toàn thế giới, nhưng ông được nhớ đến nhất bởi vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh mà Pháp phải đương đầu với hàng loạt liên minh, được gọi là các cuộc chiến tranh Napoléon. Ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng của cách mạng Pháp, đồng thời củng cố nền đế chế làm phục hồi những nét của chế độ cũ Pháp (Ancien Régime). Nhờ thắng lợi trong những cuộc chiến này, thường là chống lại đối phương có ưu thế về quân số, ông được coi là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại, và các chiến dịch của Napoléon được nghiên cứu tại các học viện quân sự trên khắp thế giới. [ Đọc tiếp ]


Câu nói nổi tiếng

Trong một cuộc cách mạng thường chỉ có hai loại người: những người gây ra nó và những người sẽ hưởng lợi từ nó.

— Napoléon Bonaparte, Hoàng đế Pháp


Bạn có biết...

Kim tự tháp ở Giza
Kim tự tháp ở Giza

Hình ảnh chọn lọc

Phế tích thành Acropolis tại Athens, Hy Lạp.

Ảnh: Ggia


Bài viết tiêu biểu

Trận Austerlitz là một trong những chiến thắng lớn nhất của Napoléon Bonaparte, tại đó Đệ Nhất Đế chế Pháp đã đánh bại hoàn toàn Liên minh thứ ba. Trong trận chiến diễn ra vào ngày 2 tháng 12 năm 1805 tại một địa điểm gần thành phố Austerlitz (lúc đó thuộc Áo, ngày nay là Slavkov u Brna thuộc Cộng hoà Séc), Hoàng đế Napoléon I đã chỉ huy quân Pháp đánh tan tác liên quân Nga-Áo dưới quyền Hoàng đế Franz II của Thánh chế La Mã và Sa hoàng Aleksandr I.

Chiến thắng của Pháp tại Austerlitz như là một cú đấm vào mặt Liên minh thứ ba, khiến liên minh tan rã. Vào ngày 26 tháng 12 năm 1805, Pháp và Áo ngồi vào bàn đàm phán với Hiệp ước Pressburg, qua đó Áo rút khỏi chiến tranh, củng cố lại các Hiệp ước Campo Formio và Campo Formio trước đó, buộc Áo buông bỏ quyền kiểm soát một số vùng ở Đức cho các đồng minh của Napoléon, và buộc vương triều Habsburg phải giao nộp 40 triệu franc chiến phí. Quân đội Nga được phép quay trở về quê nhà. Chiến thắng cũng đã đưa đến việc thành lập Liên minh sông Rhine, bao gồm các bang của Đức có nhiệm vụ làm tấm đệm giữa Pháp và Trung Âu. Vào năm 1806, Đế quốc La Mã thần thánh buộc phải cáo chung khi Hoàng đế của Đế chế là Franz II từ bỏ ngôi vị và chỉ còn giữ lại danh hiệu Franz I của Áo. Mặc dù vậy nhưng hòa bình không kéo dài khi mà nước Phổ nhanh chóng tham chiến trong Liên minh thứ tư vào năm 1806. [ Đọc tiếp ]


Ngày này năm xưa

Henri IV của Pháp

14 tháng 5: Lễ bổn mạng Thánh Mátthia (Công giáo); Ngày Thống nhất Dân tộc tại Liberia; kỷ niệm sinh nhật Quốc vương Sihamoni tại Campuchia.

Tham gia

Chủ đề Lịch sử đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Chủ đề liên quan

Topics

Các thể loại

Associated Wikimedia

Các dự án chị em của Wikimedia Foundation cũng cung cấp thông tin hữu ích:

Wikibooks
Tủ sách

Commons
Kho hình ảnh

Wikinews 
Tin tức

Wikiquote 
Danh ngôn

Wikisource 
Văn thư

Wikiversity
Học liệu

Wikivoyage 
Cẩm nang du lịch

Wiktionary 
Từ điển

Wikidata 
Cơ sở dữ liệu

Wikispecies 
Danh mục các loài

Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA