Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Thị Vân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nal-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Replace Thân mẫu -> Mẹ using AWB
Thẻ: Tẩy trống trang (hoặc lượng lớn nội dung)
Dòng 19: Dòng 19:
[[Hình:Dinh Thi Van - 02.jpg|nhỏ|phải|150px| Bà Đinh Thị Vân (1954)]]
[[Hình:Dinh Thi Van - 02.jpg|nhỏ|phải|150px| Bà Đinh Thị Vân (1954)]]
==Hoạt động tình báo==
==Hoạt động tình báo==
Cuối năm 1953, bà được Trung ương đều động tham gia công tác đặc biệt bí mật. Bấy giờ, hoàn cảnh gia đình bà đang gặp khó khăn, mẹ già yếu, chồng luôn bị đau ốm. Bà đã chủ động đề nghị để chồng lấy vợ khác để có người chăm sóc. Bà cũng chủ động đi hỏi bà Nguyễn Thị Sen (người [[Vụ Bản]], Nam Định) về làm vợ cho chồng mình và bố trí người cháu ruột là '''Đinh Quang Tỉnh (3)''' làm con nuôi của vợ chồng ông Vân bà Sen. Sau khi đã bố trí xong chuyện gia đình, bà bắt tay vào thực hiện công tác.


{{Vi phạm bản quyền 2 (nguồn)
Tháng 6 năm 1954, bà chính thức được điều động vào quân đội, nhận công tác tại Cục Nghiên cứu Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng (tiền thân của Tổng cục 2 ngày nay), được giao nhiệm vụ về [[Hà Nội]] rồi xuống [[Hải Phòng]] hoạt động bí mật với bí danh '''Trần Thị Mỹ''' để gây dựng cơ sở, tìm hiểu những ý đồ chiến lược của quân Pháp… Bà đã cung cấp nhiều tin tức quan trọng để cấp trên chỉ đạo thắng lợi và giành thế chủ động trong thời gian “300 ngày tập kết”.
|ngày = 01

|tháng = 06
Tháng 10 năm 1954, bà nhận lệnh bí mật theo đoàn [[di cư vào Nam]] với vỏ bọc '''dì Sáu di cư''', vừa hoạt động vừa buôn bán kiếm sống. Bấy giờ, tại miền Bắc, để hỗ trợ cho hoạt động của bà, cấp trên quyết định thông báo “Lệnh truy nã khẩn cấp” với nội dung: ''“Đinh Thị Vân đã phản Đảng, bỏ nhiệm vụ chạy trốn vào Nam. Tuyên án tử hình vắng mặt”''. “Vụ án chính trị” này đã khiến nhiều anh em, con cháu ruột thịt của bà tại miền Bắc bị vạ lây trong nhiều năm. Trong [[Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam]], gia đình bà bị quy là địa chủ, cộng án "phản bội" của bà, bị đấu tố nặng nề đến nỗi chính mẹ bà, người từng được Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] tặng thưởng một đồng tiền vàng vì những đóng góp cho chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], uất ức đến mức phải tự vẫn. Về sau này chính phủ phục hồi lại danh dự cho gia đình bà, nhưng sự biến này lại tạo cho bà một vỏ bọc tốt để hoàn thành nhiệm vụ.
|năm = 2013

|1 = http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/nguoi-noi-tieng/201202/Nguoi-nu-anh-hung-cua-nganh-tinh-bao-Viet-Nam-i-2130238/
Bí danh: Mai, Lộc, Mỹ
|2 = http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/nguoi-noi-tieng/201202/Nguoi-nu-anh-hung-cua-nganh-tinh-bao-Viet-Nam-ii-2130595/

|3 =
- Đầu năm 1956, Trên cơ sở kết quả hoạt động bước đầu của Đinh Thị Vân ở Sài Gòn trên cương vị một tổ trưởng điệp báo đã được cấp trên đánh giá rất cao, nhiều anh em trong mạng lưới từ Hà Nội theo đường di cư vào Nam đã chui sâu vào hàng ngũ địch. Đó là chiến công đầu tiên của bà với vai trò là lưới trưởng tình báo trên trận tuyến thầm lặng, đầy cam go trong lòng địch. Đinh Thị Vân nhận lệnh hoả tốc ra Hà Nội trực tiếp báo cáo tình hình và nhận chỉ thị đặc biệt của thượng cấp.
|4 =

|5 =
- Tháng 3-1956, từ Hà Nội trở lại Sài Gòn, thì đường dây liên lạc với Trung ương đột nhiên bị đứt. Sau hơn 3 tháng mất liên lạc, ngày 15-7-1956 Đinh Thị Vân quyết định đi Phnôm Pênh để liên lạc với Hà Nội bằng hình thức trao đổi thư từ, bưu thiếp công khai.
}}

- Tháng 6 năm 1957, do đường dây Phnôm Pênh - Hà Nội không an toàn, nên cấp trên yêu cầu Đinh Thị Vân hủy đường liên lạc này và tổ chức đường dây Tây Nguyên (Pleiku Kontum) - Hà Nội, đi vào hoạt động ngay, những tin tức quan trọng lại được báo cáo đều đặn, an toàn ra Trung tâm.

- Từ cuối năm 1958, tình hình toàn Miền Nam trở nên vô cùng căng thẳng. Chính sách chống cộng, tố cộng của ngụy quyền Ngô Đình Diệm càng điên cuồng và dã man hơn bao giờ hết. Đinh Thị Vân đi Huế, ra giới tuyến để nghiên cứu tình hình bố phòng của địch. Bằng sự quan sát chính xác với một trí nhớ tuyệt vời và chiếc máy ảnh Betri nhà nghề, toàn bộ tuyến phòng thủ của địch từ Huế đến Gio Linh, vị trí các trung đoàn, hệ thống công sự, các bãi mìn, một số phương án tác chiến, hướng triển khai của các trung đoàn bộ binh nguỵ… đã được lưới tình báo của Đinh Thị Vân thu thập, phân tích báo cáo chi tiết ra Hà Nội, góp phần quan trọng cho chiến thắng của quân và dân Miền Nam trong giai đoạn lịch sử quyết định này.

Trên đường từ Huế trở về Sài Gòn, Đinh Thị Vân bị bắt và biệt giam ở các trại giam: Vân Đồn, Lê Văn Duyệt, Sở Thú… Sau năm năm tù đày qua các nhà lao, nếm đủ mọi cực hình tra tấn dã man về thể xác, uy hiếp khủng bố về tinh thần nhưng với dũng khí phi thường của người cộng sản, Đinh Thị Vân đã vượt qua tất cả, tuyệt đối trung thành với Đảng, với cách mạng bảo vệ trọn vẹn mạng lưới tình báo do bà phụ trách. Bất lực trước ý chí gang thép của Đinh Thị Vân, địch quay sang dùng “chính sách dụ dỗ” hòng lay chuyển tinh thần của bà, nhưng vẫn không có kết quả. Bà Đinh Thị Vân có câu nói nổi tiếng với bạn tù: “Chúng ta là dân một nước, chỉ thờ một chủ”.

- Cuối năm 1963 đầu năm 1964, Dương Văn Minh lật đổ Ngô Đình Diệm, rồi Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh. Ngày 18-5-1964, Đinh Thị Vân được trả tự do. Bà lập tức kiểm tra lại an toàn của lưới, rồi tìm cách chắp nối liên lạc với đồng chí và cấp trên để nhận nhiệm vụ tiếp tục hoạt động. Trong thời gian bà bị tù, nhiều điệp viên của bà đã dần dần luồn sâu, leo cao vào những vị trí trọng yếu trong các cơ quan quân sự của địch hoặc có mối quan hệ đặc biệt thân thiết với những yếu nhân nắm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền Sài Gòn. Do vậy, những chủ trương, kế hoạch của địch đã bị lưới của Đinh Thị Vân nhanh chóng phát hiện và kịp thời báo cáo về Trung tâm.

- Năm 1968, để chuẩn bị cho Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, mà tình báo gọi là kế hoạch "Vụ Mùa”. Lưới tình báo của Đinh Thị Vân đã thăm dò khả năng phản ứng của địch về kế hoạch chuẩn bị của ta, cung cấp sơ đồ phòng thủ của quân khu Đô thành Sài Gòn cùng với tin tức quan trọng khác kịp thời báo cáo ra Bộ chỉ huy chiến dịch kèm theo những ý kiến phân tích xác đáng. Đinh Thị Vân là người trực tiếp chỉ huy lực lượng giao liên dẫn đường cho quân giải phóng tấn công vào Đô thành Sài Gòn trong chiến dịch này. Hoạt động của lưới tình báo Đinh Thị Vân đã góp phần quan trọng trong chiến dịch Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 và thắng lợi của quân và dân ta trên toàn mặt trận Miền Nam.

Tháng 2-1969, do yêu cầu công tác và tình hình sức khoẻ của Đinh Thị Vân bị giảm sút sau những năm tháng tù đày, bị địch tra tấn dã man và hoạt động vất vả, căng thẳng trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, nên cấp trên đã quyết định điều bà ra Hà Nội để điều trị và làm công tác huấn luyện nghiệp vụ tình báo. Trong cương vị công tác mới, người nữ sĩ quan tình báo dày dạn kinh nghiệm Đinh Thị Vân đã đem hết tinh thần, năng lực để truyền đạt cho đội ngũ những chiến sĩ kế tiếp mình lên đường vào Nam làm nhiệm vụ “thầm lặng”.

Ngày 25-8-1970, Thiếu tá Đinh Thị Vân được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân với lời tuyên dương: ''“Đồng chí Thiếu tá Đinh Thị Vân là một cán bộ mẫu mực trung thành tận tuỵ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quan trọng trong những hoàn cảnh rất khó khăn”''.

- Ngày 30-4-1975 Miền Nam hoàn toàn giải phóng, sỹ quan tình báo Đinh Thị Vân được cử vào Sài Gòn giúp các cơ quan an ninh xác minh nhân sự để trả lại sinh mạng chính trị cho những đồng chí hoạt động bí mật trong lực lượng của đối phương. Giao nhiệm vụ mới để đồng đội tiếp tục tham gia công tác giải quyết các vấn đề hậu chiến, chống gián điệp lọt lưới cài lại chống phá cách mạng...

- Năm 1975, khi chồng bà Sen qua đời, Bà Đinh Thị Vân đã giúp bà Sen lo toan, chu tất phần mộ cho ông với tấm lòng quý trọng, yêu thương trọn nghĩa vẹn tình, cũng là để trả nghĩa người con gái quê hương Vụ Bản có tên là Sen, tên của một loài hoa đẹp và thơm ngát, đã thay bà chăm lo việc nhà trong suốt những năm tháng gian truân, vất vả để bà Đinh Thị Vân hoàn thành việc nước.

- Năm 1977, được thăng quân hàm Trung tá.
- Năm 1990, được thăng vượt cấp quân hàm Đại tá.

Bà qua đời ngày [[11 tháng 12]] năm 1995 tại Hà Nội, thọ 79 tuổi.


[[Hình:Dinh Thi Van - 03.jpg|nhỏ|phải|150px| Thiếu tá Đinh Thị Vân (người đúng giữa) 1970]]
[[Hình:Dinh Thi Van - 03.jpg|nhỏ|phải|150px| Thiếu tá Đinh Thị Vân (người đúng giữa) 1970]]

Phiên bản lúc 17:17, ngày 1 tháng 6 năm 2013

Tập tin:Dinh Thi Van - 01.jpg
Anh hùng Đinh Thị Vân (1916-1995)

Đinh Thị Vân (1916-1995) là một Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà là một tình báo viên nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Thân thế và bước đầu sự nghiệp

Bà tên thật là Đinh Thị Mậu, sinh năm 1916 tại làng Đông An, tổng Cát Xuyên, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường (nay là làng Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường), tỉnh Nam Định. Ông nội bà là Đinh Mẫn Cấp, từng đỗ thi Hương năm Bính Tý (1876), sau về làm nghề dạy học, được dân làng thường gọi là “cụ Hương đồ”. Là một nhà nho, lại là người giàu có nhất làng, cụ Hương Cấp từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa thụcĐông du.

Thân phụ bà là ông Đinh Đức Hợp, từng học chữ Quốc ngữ tại trường Xuân Bảng, huyện Xuân Trường cùng với người em là Đinh Văn Bính. Ông Hợp về sau bỏ học, về làng làm nghề thầy thuốc trị bệnh cứu người. Ông có 2 đời vợ. Người vợ đầu là bà Nguyễn Thị Mộc, sinh cho ông được 3 con trai và 2 người con gái. Sau khi bà Mộc qua đời, ông Hợp tái giá với em bà Mộc là bà Nguyễn Thị Quì (1), và sinh một người con gái đặt tên là Đinh Thị Mậu.

Sau khi sinh được 6 tháng, thân phụ bà qua đời. Anh em bà được sự nuôi nấng và dạy dỗ của người ông nội Đinh Mẫn Cấp, sớm chịu ảnh hưởng tinh thần dân tộc chống lại quyền thống trị của thực dân Pháp. Năm 1933, được 2 người anh cùng cha khác mẹ là Đinh Lai Hạp và Đinh Thúc Dự (2) , vốn là những đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, vận động tham gia hoạt động cách mạng, bà làm giao thông liên lạc, cất giữ tài liệu bí mật của Đảng và tham gia tổ chức nhóm “Ái hữu tương tế”, nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ cách mạng hoạt động tại địa phương… Thời gian này bà lập gia đình với một người cùng quê, từ đó mọi người thường gọi tên bà theo tên chồng là Vân. Cái tên Đinh Thị Vân ra đời từ đó.

Năm 1940, người chị dâu cả qua đời, bà nuôi ăn học 2 người cháu ruột là Đinh Xuân Mẫn và Đinh Văn Năng. Cả hai về sau đều tích cực tham gia hoạt động cho Mặt trận Việt Minh.

Tháng 8 năm 1945, với vai trò là cán bộ Việt Minh huyện Xuân Trường, bà tham gia công tác vận động dân chúng tham gia tổng khởi nghĩa ở hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, bà tham gia công tác xây dựng chính quyền mới ở huyện Xuân Trường.

Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 30 tháng 6 năm 1946, và được cử giữ các chức vụ Huyện ủy viên huyện Xuân Trường, Ủy viên ban Thường vụ Phụ nữ cứu quốc tỉnh Nam Định, Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định (1951-1953).

Tập tin:Dinh Thi Van - 02.jpg
Bà Đinh Thị Vân (1954)

Hoạt động tình báo



Tập tin:Dinh Thi Van - 03.jpg
Thiếu tá Đinh Thị Vân (người đúng giữa) 1970

Vinh danh

Để ghi nhận những đóng góp của bà, Nhà nước Việt Nam đã tặng thưởng:

  • Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân
  • 2 Huân chương Độc lập hạng Nhì
  • Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất
  • Huân chương Quân kỳ Quyết thắng

và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác

Tên bà được đặt tên cho một đường phố tại phường Hạ Long, thành phố Nam Định.

Hiện nay, căn gác số 8 phố Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi bà sống những năm cuối đời được sử dụng làm nơi tưởng niệm cuộc đời bà. Một số kỷ vật về bà đang được lưu giữ tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Tập tin:Biasach.png

Chú thích

(1) Bà Nguyễn Thị Quì (mẹ của anh hùng Đinh Thị Vân) - Người được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng “Đồng tiền vàng” vì có công lao đóng góp cho cách mạng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bà là em ruột của bà Nguyễn Thị Mộc vợ cả ông Đinh Đức Hợp. (2) Đinh Thúc Dự (là anh cùng cha khác mẹ với anh hùng Đinh Thị Vân) - Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930. Năm 1933 là Bí thư đầu tiên của chi bộ Đông An, Xuân Thành, Xuân Trường, Nam Định. Ông là người lãnh đạo chủ chốt của địa phương vùng lên giành lại Phủ Xuân Trường trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. - Sau Cách mạng Tháng Tám, ông đã kinh qua các cương vị: Huyện đội trưởng Quân sự Xuân Trường; Bí thư Huyện Ủy; Chủ tịch UBHC-KC Huyện Xuân Trường; Phó Chủ tịch Tỉnh Nam Đinh; Phó Bí thư Tỉnh Ủy Tỉnh Nam Định. Là đại biểu chính thức tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2, tổ chức tại Tuyên Quang, tháng 2 năm 1951. Ông hy sinh năm 1952. - Ông được truy tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp Hạng Hai (Chủ tich Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 22/LCT Đợt I - Năm 1961). Năm 1982, Bộ Thương Binh và Xã hội công nhận ông Đinh Thúc Dự là Liệt sỹ.

(3) Đinh Quang Tỉnh (người con nuôi) trong bài viết này là Họa sỹ Đinh Quang Tỉnh - biệt danh:Ba Tỉnh, là chủ bút trang Web: batinh.com

Liên kết ngoài

  • Báo Quân đội nhân dân năm 1976 in 8 chương, 43 kì trọn bộ Truyện kí “Người đảng viên trên trận tuyến đặc biệt” của nhà báo Khánh Vân viết về Nữ anh hùng tình báo Đinh Thị Vân.
  • “Almanach những nền văn minh Thế giới”, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 1996.
  • Hồi ký “Tôi đi làm tình báo”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tháng 4 năm 2003.
  • I ENGAGED IN INTELLIGENCE WORK - The Gioi Publishers – Hanoi, 2006.
  • Các Điệp Viên và Điệp Vụ lừng danh Thế giới - Tập 1 - Nhà xuất bản Lao động - Năm 2008.