Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Văn Tám”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.185.5.6 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Cheers!-bot
→‎Ủng hộ: không nguồn
Dòng 26: Dòng 26:


Sự kiện trận đánh ngày 17 tháng 10 năm 1945 với “cây đuốc sống Lê Văn Tám” còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách ''Mùa thu rồi ngày hăm ba'' của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67: ''“Đêm ngày 17 tháng 10 năm 1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn".''<ref>[http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2008/10/168642/ Nhân ngày 17 tháng 10], Sài Gòn Giải Phóng.</ref>
Sự kiện trận đánh ngày 17 tháng 10 năm 1945 với “cây đuốc sống Lê Văn Tám” còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách ''Mùa thu rồi ngày hăm ba'' của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67: ''“Đêm ngày 17 tháng 10 năm 1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn".''<ref>[http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2008/10/168642/ Nhân ngày 17 tháng 10], Sài Gòn Giải Phóng.</ref>

Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, 19 tháng 10 năm 1945 đưa tin: ''“Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày. Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17 tháng 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”''.

Báo Cờ giải phóng ngày 5 tháng 11 năm 1945, trong mục Mặc niệm viết: ''“Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hỏa. Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”, chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào. Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc”''.{{link chết}}

Tóm lại, theo những tài liệu trên thì nhân vật Lê Văn Tám là có thật, chỉ có sự sai khác ở hoàn cảnh và thời gian hy sinh, những ý kiến cho rằng Lê Văn Tám không có thật chủ yếu là do sự nhầm lẫn về 2 yếu tố này. Lê Văn Tám không đốt kho xăng mà đốt kho đạn (cả 2 đều ở Thị Nghè), trận đốt kho đạn diễn ra vào 17 tháng 10 năm 1945 chứ không phải vào tháng 1 năm 1946 (vốn là ngày của vụ đốt kho xăng sau đó). Tám cũng không tự tẩm dầu rồi mới lao vào kho (chi tiết bị cho là phi lý) mà thực tế bị bắt lửa do dính xăng sau khi đã đột nhập vào để đốt kho.{{fact}}


==Chú thích==
==Chú thích==

Phiên bản lúc 14:39, ngày 16 tháng 12 năm 2013

Lê Văn Tám là cái tên của một thiếu niên anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Việt Nam với chiến tích nổi bật là tự đốt mình để lao vào phá hủy một kho xăng của quân địch. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng, được nhắc tới cho đến tận ngày nay trong sách giáo khoa để các em thiếu nhi học tập tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc[cần dẫn nguồn].

Tên Lê Văn Tám được đặt tên cho nhiều trường học, công viên tại Việt Nam. Song có những ý kiến cho rằng: người chiến sĩ đã hy sinh khi đốt kho đạn Thị Nghè là có thật, nhưng tên gọi thì không ai biết chính xác, Lê Văn Tám chỉ là tên gọi được gán cho chiến sĩ đó để tiện cho việc đưa tin viết bài.

Câu chuyện

Câu chuyện về Lê Văn Tám thường kể rằng có một cậu bé làm nghề bán đậu phộng rang, tuy nhỏ tuổi nhưng đã tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp. Sau khi thám thính kĩ, cậu bé tìm cách lọt vào được kho xăng của Pháp ở Thị Nghè. Cậu đã tẩm dầu lên mình và đốt, rồi nhảy vào một thùng xăng gần nhất. Cả kho xăng đã bị phá hủy và cậu bé cũng hy sinh theo.

Câu chuyện này đã được tuyên truyền rộng rãi tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, với biểu tượng "ngọn đuốc sống Lê Văn Tám", nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân... Câu chuyện này cũng được đưa vào sách giáo khoa tiểu học ở Việt Nam. Tên của Lê Văn Tám đã được nhiều tỉnh thành đặt cho một số trường tiểu học, quỹ học bổng, tượng đài, công viên, rạp chiếu phim, đường phố hay các địa danh khác ở Việt Nam.

Tranh cãi

Tên của người chiến sĩ đốt kho

Theo giáo sư sử học Phan Huy Lê (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì cái tên Lê Văn Tám là không có thật, và được Trần Huy Liệu, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dựng lên. Tuy nhiên ông cũng nói thêm: giáo sư Trần Huy Liệu không hề hư cấu sự kiện kho xăng Pháp ở Thị Nghè bị đốt cháy. Chiến công này là có thật nhưng không rõ là của ai. Trên cơ sở sự kiện có thật đó, để tiện cho việc thông tin, Trần Huy Liệu đã đặt tên cho người chiến sĩ vô danh đó là Lê Văn Tám.[1][liên kết hỏng]

Trong một cuộc họp báo [liên kết hỏng] vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê nhớ lại:

Vụ đốt kho xăng Thị Nghè ngày 1 tháng 1 năm 1946 bao nhiêu năm nay quy về Lê Văn Tám. Nhưng về phương diện khoa học, diễn biến sự việc (theo các lời kể truyền miệng) là không đứng vững được vì Tám không thể tự thiêu rồi lao vào giữa kho xăng được canh phòng cẩn mật.

Nguồn tư liệu công bố sau này đưa ra ánh sáng những chi tiết khác. Theo đó thì tổ đánh mìn kho đạn Thị Nghè là công nhân nhà máy đèn Chợ Quán gồm có Ka Kim, Kỷ và Nỉ; Ka Kim là chỉ huy. Kỷ và Nỉ dùng thuyền nhỏ chở mìn chờ lúc con nước ròng đưa thuyền chở mìn và hai người chui qua ống cống thoát nước. Vì lính gác rất chặt chẽ nên hai người tiến hành công việc gài mìn rất chậm. Khi đặt xong đến giờ điểm hỏa thì con nước đã lớn, ống cống ngập lút không ra được. Giờ điểm hỏa phá tung kho đạn Thị Nghè cũng là giờ phút hy sinh của hai công nhân nhà máy điện Chợ Quán.

Ủng hộ

Ngược lại, loạt bài viết trong báo Sài Gòn giải phóng nêu một số nguồn tham khảo cho biết Lê Văn Tám là một nhân vật có thật. Nhà văn Trần Trọng Tân, với tư liệu Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975) của Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1994 thì có thể khẳng định: Đánh kho đạn Thị Nghè có 2 lần vào ngày 17 tháng 10 năm 1945 và ngày 1 tháng 1 năm 1946. Trận đánh mìn kho đạn Thị Nghè của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán nêu ở trên là trận thứ hai. Còn trận đầu ngày 17 tháng 10 năm 1945 với “cây đuốc sống Lê Văn Tám” là có thực.

Kho đạn (chứ không phải kho xăng) ở cầu Thị Nghè trong thời gian 1945-1946 đã từng bị cháy đến hai lần. Lần đầu xảy ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1945, khi đó thiếu niên Lê Văn Tám, dưới sự chỉ đạo của Lê Văn Châu, đã đột nhập vào kho đạn, mang theo diêm và xăng. Khi rút lui, Lê Văn Tám bị dính xăng và bốc cháy như một cây đuốc sống.[3][4] Trang 63 của sách ghi: "Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi, được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17 tháng 10, Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống, đã hy sinh anh dũng. Kho bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt."

Sự kiện trận đánh ngày 17 tháng 10 năm 1945 với “cây đuốc sống Lê Văn Tám” còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách Mùa thu rồi ngày hăm ba của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67: “Đêm ngày 17 tháng 10 năm 1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn".[5]

Chú thích

  1. ^ Phan Huy Lê (2005). “Nhân vật lịch sử "anh hùng Lê Văn Tám" hoàn toàn không có thật”. Người Việt. Đặc Trưng. Truy cập 19 tháng 4. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám
  3. ^ Trần Trọng Tân (22 tháng 9 năm 2008). “Một tháng đứng đầu sóng ngọn gió không thể nào quên”. Báo Sài Gòn giải phóng. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2010. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  4. ^ Trần Trọng Tân (6 tháng 10 năm 2008). “Về cây đuốc sống Lê Văn Tám”. Báo Sài Gòn giải phóng. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2010. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  5. ^ Nhân ngày 17 tháng 10, Sài Gòn Giải Phóng.

Xem thêm