Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đảng Việt Tân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 68: Dòng 68:
Từ 1981 đến 1990, năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở các thành phố trên khắp nước Mỹ đã bị ám sát, và nhiều người khác trong cộng đồng đã bị đe dọa và khủng bố.
Từ 1981 đến 1990, năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở các thành phố trên khắp nước Mỹ đã bị ám sát, và nhiều người khác trong cộng đồng đã bị đe dọa và khủng bố.


Tất cả những nhà báo bị sát hại đều làm việc cho những tờ báo tiếng Việt có lượng lưu hành nhỏ phục vụ cộng đồng dân Việt Nam tị nạn ở Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ vào cuối tháng tư, 1975. FRONTLINE và ProPublica đã điều tra, khám phá và thấy rằng có một điểm chung khác trong các vụ giết người đó: rất nhiều những tờ báo tiếng Việt đó đã chỉ trích một tổ chức chống Cộng nổi tiếng gọi là [[Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam]] muốn khởi động lại cuộc chiến tranh Việt Nam. Đây là một tổ chức được lãnh đạo bởi [[Phó Đề đốc]] [[Chuẩn tướng]] [[Hải quân Việt Nam Cộng hòa]] [[Hoàng Cơ Minh]] tiền thân của Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng, gọi tắt là đảng [[Việt Tân]]. Ai đứng đằng sau những hành động khủng bố này, cho tới bây giờ vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Nhóm điều tra của FRONTLINE và ProPublica đã lần theo dấu vết và tìm ra những cựu thành viên tổ chức này. Theo phóng viên A.C. Thompson, chính 5 cựu thành viên đã thừa nhận rằng "Mặt trận" từng thành lập một đội ám sát bí mật có bí danh K-9 để thực hiện các vụ ám sát nói trên. Đồng thời, các nhà báo điều tra cũng phát hiện những vụ ám sát mới, có thể liên quan đến nhóm này ở ngoài nước Mỹ. <ref name=tn1/>
Tất cả những nhà báo bị sát hại đều làm việc cho những tờ báo tiếng Việt có lượng lưu hành nhỏ phục vụ cộng đồng dân Việt Nam tị nạn ở Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ vào cuối tháng tư, 1975. FRONTLINE và ProPublica đã điều tra, khám phá và thấy rằng có một điểm chung khác trong các vụ giết người đó: rất nhiều những tờ báo tiếng Việt đó đã chỉ trích một tổ chức chống Cộng nổi tiếng gọi là [[Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam]] muốn khởi động lại cuộc chiến tranh Việt Nam. Đây là một tổ chức được lãnh đạo bởi [[Phó Đề đốc]] [[Chuẩn tướng]] [[Hải quân Việt Nam Cộng hòa]] [[Hoàng Cơ Minh]] tiền thân của Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng, gọi tắt là đảng [[Việt Tân]]. Ai đứng đằng sau những hành động khủng bố này, cho tới bây giờ vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Nhóm điều tra của FRONTLINE và ProPublica đã lần theo dấu vết và tìm ra những cựu thành viên tổ chức này. Theo phóng viên A.C. Thompson, chính 5 cựu thành viên đã thừa nhận rằng "Mặt trận" từng thành lập một đội ám sát bí mật có bí danh K-9 để thực hiện các vụ ám sát nói trên. Đồng thời, các nhà báo điều tra cũng phát hiện những vụ ám sát mới, có thể liên quan đến nhóm này ở ngoài nước Mỹ.


===Vận động trong chính giới ngoại quốc===
===Vận động trong chính giới ngoại quốc===

Phiên bản lúc 08:53, ngày 7 tháng 2 năm 2016

Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng
Vietnam Reform Revolutionary Party
Lãnh tụHoàng Cơ Minh
Chủ tịchĐỗ Hoàng Điềm
Tổng bí thưLý Thái Hùng
Phát ngôn viênHoàng Tư Duy
Trung ương ĐảngNguyễn Đỗ Thanh Phong
Nguyễn Kim
Nguyễn Quốc Quân
Đặng Vũ Chấn
Đông Hà Xuyến
Thành lập1982
Thuộc quốc giakhông
Thuộc tổ chức quốc tế Hoa Kỳ
Nhóm Nghị viện châu Âu Pháp
Màu sắc chính thứcXanh da trời, trắng
Khẩu hiệuChấm dứt độc tài - Canh tân đất nước
Trang webhttp://www.viettan.org

Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (tiếng Anh: Vietnam Reform Revolutionary Party, VRRP) - thường gọi tắt là Việt Tân hay Đảng Việt Tân - là một đảng chính trị không được chính phủ Việt Nam công nhận, được thành lập bởi người Việt hải ngoại và đặt trụ sở điều hành tại San Jose, California. Đảng này tuyên bố chủ trương chấm dứt độc tài và canh tân đất nước ở Việt Nam.[1]

Theo giới truyền thông chính thức tại Việt Nam, thì đây là một tổ chức "hoạt động khủng bố, phá hoại chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".[2][3] Tuy vậy, giới cầm quyền Hoa Kỳ cũng như Liên hiệp quốc lại coi Việt Tân như một "tổ chức mang tính hòa bình ủng hộ cho cải cách dân chủ" và không có các hành vi bạo lực.[4]

Trong phóng sự điều tra Khủng bố ở Little Saigon, do FRONTLINE (chương trình chiếu phim tài liệu điều tra truyền hình lâu đời nhất của Mỹ) và ProPublica (một cơ sở truyền thông độc lập, phi lợi nhuận sản xuất phóng sự điều tra vì lợi ích công cộng) thực hiện, các nhà làm phim đã tìm ra 5 cựu thành viên đã thừa nhận rằng Việt Tân từng thành lập một đội ám sát bí mật có bí danh K-9 để thực hiện ám sát các nhà báo viết bài chỉ trích họ. Đồng thời, các nhà báo điều tra cũng phát hiện những vụ ám sát mới, có thể liên quan đến nhóm này ở ngoài nước Mỹ[5].

Thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất

Tiền thân của đảng Việt Tân là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, thành lập ngày 30 tháng tư năm 1980 tại căn cứ 81 gần biên giới Thái - Lào thuộc huyện Buntharik, tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan), cách Bangkok 500 km về phía Đông Bắc. Tại buổi lễ công bố Cương lĩnh Chính trị ngày 8 tháng 3 năm 1982, tổ chức này đã đưa ra chủ trương "lấy sức mạnh dân tộc làm chính" và "đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí chiến đấu". Cũng tại căn cứ này, ngày 10 tháng 9 năm 1982, Chủ tịch Mặt trận Hoàng Cơ Minh đã tổ chức đại hội lập ra Việt Nam Canh Tân Cách mạng Đảng, đưa ra cương lĩnh với chủ trương xóa bỏ chính thể độc đảng ở Việt Nam và canh tân đất nước.

Hoạt động vũ trang và các chiến dịch Đông tiến

Đảng huy.

Ngay từ sau khi thành lập, Việt Tân hoạt động bí mật dưới danh nghĩa Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, tổ chức nhiều hoạt động kêu gọi người Việt ở nước ngoài (chủ yếu ở Pháp và Mỹ) ủng hộ đường lối đấu tranh của họ qua tờ báo "Kháng chiến", vận động tài chính qua các "Phong trào Yểm trợ kháng chiến", "Đoàn Văn nghệ kháng chiến". Tuy nhiên, báo An ninh Thế giới tại Việt Nam thì cho rằng Hoàng Cơ Minh và một số thành viên trong đảng đã "dàn cảnh" nhiều vụ để lấy được nhiều tiền từ những người quyên góp cho tổ chức này.[6]

  • Ngày 24/2/1982, tại chiến khu U-Đông, Việt Tân họp báo công bố cương lĩnh chính trị và sau đó bắt đầu tổ chức những đợt hành quân Đông tiến, xuyên Lào trở về Việt Nam. Lực lượng vượt biên được trang bị đầy đủ vũ khí để tiến hành các chiến dịch quân sự sau khi vào được Việt Nam.
  • Năm 1985, Đặng Quốc Hiền dẫn đầu 40 binh lính tìm cách vượt biên vào Việt Nam. Toán xâm nhập bị quân Lào chặn đánh, Đặng Quốc Hiền bị giết.
  • Ngày 15/5/1986, Việt Tân tổ chức cuộc hành quân Đông Tiến I giao cho Dương Văn Tư dẫn 100 quân xâm nhập Việt Nam. Ngày 19/9/1986, khi vừa đặt chân lên biên giới Việt Nam, toán quân Dương Văn Tư bị Lực lượng Biên phòng Việt Nam (đồn 637), Lào và Campuchia chặn đánh và gây tổn thất.
  • Ngày 1/12/1986, Việt Tân mở cuộc hành quân Đông Tiến II xâm nhập Việt Nam và đích thân Hoàng Cơ Minh chỉ huy. Khi toán quân chuẩn bị vượt sông Mekong thì bị quân đội Lào-Việt phối hợp bắn chặn nên buộc phải quay về căn cứ.
  • Ngày 7/7/1987, Việt Tân tiến hành cuộc hành quân Đông Tiến II lần 2 với mục tiêu xâm nhập Việt Nam đến Tây Nguyên, để xây dựng căn cứ. Ngày 11/7/1987, đoàn quân vượt sông Mekong vào đất Lào. Hai mươi ngày sau khi tiến gần đến biên giới Việt Nam thì bị quân đội Lào phối hợp với quân du kích chặn đánh tổng cộng 15 trận. Đêm 27/8/1987, trong trận đánh cuối cùng, Hoàng Cơ Minh bị thương và tự sát, toán quân tan rã, một số chạy về Thái Lan, một số bị bắt sống.

Tháng 12/1987, tại Tp HCM, Tòa án Nhân dân tối cao của Việt Nam đã mở phiên tòa xét xử "vụ án Hoàng Cơ Minh cùng đồng bọn" và tuyên phạt: 1 chung thân, 15 án từ 3 đến 19 năm tù giam, một án treo, 1 tha bổng.

Sau khi trở về Hoa Kỳ, ngày 10/4/1991 một số thành viên khác có tham gia trong chiến dịch Đông Tiến bị truy tố về các gian lận tài chính. Đông tiến đến đây kết thúc.

Thành lập Việt Tân

Năm 2004, Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam chính thức tuyên bố ngưng hoạt động vào tháng 9 năm 2004 để thay vào đó "những hoạt đấu tranh thích hợp với tình thế mới", được thể hiện qua những hoạt động của Việt Tân.[7] Từ đây, Đảng Việt Tân chính thức hoạt động công khai.[8]

Theo tuyên bố chính thức từ trang mạng của Việt Tân thì đảng này tự đề ra phương thức hoạt động sau: "chủ trương tiến hành cuộc cách mạng bằng chính sức mạnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam để giải phóng đất nước thoát khỏi ách độc tài Cộng sản hầu có điều kiện chấm dứt tình trạng nghèo nàn và lạc hậu của đất nước".[9]

Các buổi điều trần và tiếp xúc với Quốc Hội Hoa Kỳ, Canada và Úc

Ngày 29 Tháng 5, 2007 Tổng thống Bush mời đại diện của đảng Việt Tân đến tòa Bạch Ốc nói chuyện để hiểu thêm về chính sách chính trị đối nội của Việt Nam trước khi gặp gỡ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào ngày 22 Tháng 6.[10]

Ngày 11 tháng 6 năm 2007, ông Hoàng Tứ Duy đại diện cho Việt Tân được mời để giải trình về tình trạng Nhân Quyền ở Việt Nam.[11]

Ngày 19 tháng 3 năm 2009, đại diện Việt Tân bao gồm ông Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Trương Đức có mặt trong buổi điều trần ở quốc hội Úc về các Biện Pháp Tăng Cường Nhân Quyền cho Vùng Á Châu Thái Bình Dương[12].

Ngày 17 tháng 6 năm 2010, TS Trần Diệu Chân đại diện cho Việt Tân là 1 trong 4 thành viên của tham luận đoàn cho buổi thảo luận về Nhân QuyềnQuốc Hội Canada [13].

Các hoạt động khác

Trong những năm gần đây, trước mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa, Việt Tân đã đưa ra khái niệm Hiểm Họa Bắc Triều [cần dẫn nguồn] để tuyên truyền về sự xâm lấn của Trung Quốc.

Ngoài ra, Việt Tân còn tranh thủ công luận về những vấn đề xã hội và kinh tế như khiếu kiện đòi lại đất bị truất hữu ở Đồng Tháp; phản kháng dự án khai thác bauxitTây Nguyên của giảng viên Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Minh Hoàng.[14]

Các hoạt động

Các vụ ám sát trong thập niên 1970-1980

Từ 1981 đến 1990, năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở các thành phố trên khắp nước Mỹ đã bị ám sát, và nhiều người khác trong cộng đồng đã bị đe dọa và khủng bố.

Tất cả những nhà báo bị sát hại đều làm việc cho những tờ báo tiếng Việt có lượng lưu hành nhỏ phục vụ cộng đồng dân Việt Nam tị nạn ở Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ vào cuối tháng tư, 1975. FRONTLINE và ProPublica đã điều tra, khám phá và thấy rằng có một điểm chung khác trong các vụ giết người đó: rất nhiều những tờ báo tiếng Việt đó đã chỉ trích một tổ chức chống Cộng nổi tiếng gọi là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam muốn khởi động lại cuộc chiến tranh Việt Nam. Đây là một tổ chức được lãnh đạo bởi Phó Đề đốc Chuẩn tướng Hải quân Việt Nam Cộng hòa Hoàng Cơ Minh tiền thân của Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng, gọi tắt là đảng Việt Tân. Ai đứng đằng sau những hành động khủng bố này, cho tới bây giờ vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Nhóm điều tra của FRONTLINE và ProPublica đã lần theo dấu vết và tìm ra những cựu thành viên tổ chức này. Theo phóng viên A.C. Thompson, chính 5 cựu thành viên đã thừa nhận rằng "Mặt trận" từng thành lập một đội ám sát bí mật có bí danh K-9 để thực hiện các vụ ám sát nói trên. Đồng thời, các nhà báo điều tra cũng phát hiện những vụ ám sát mới, có thể liên quan đến nhóm này ở ngoài nước Mỹ.

Vận động trong chính giới ngoại quốc

Chủ tịch Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm (thứ 2 từ phải qua) cùng một số nhà hoạt động bất đồng chính kiến Việt Nam trong cuộc gặp tổng thống George W. Bush và phó tổng thống Dick Cheney, năm 2007 ở Nhà Trắng.

Một trong những nỗ lực của Việt Tân là các hoạt động vận động chính giới, tiếp xúc các chính khách cao cấp như Tổng thống Mỹ[15] các Dân Biểu tại Mỹ, Úc, Pháp, Canada, Thụy Sĩ v.v để trao đổi và cập nhật về tình hình nhân quyền cũng như các vụ bắt giam những người bày tỏ quan điểm khác với chính quyền, tham nhũng và các vụ cưỡng chế đất ở Việt Nam. Tháng 3 năm 2008, ông Đỗ Hoàng Điềm được bộ ngoại giao Mỹ mời tham gia 1 trong 8 tham luận đoàn [16] trong buổi điều trần về quan hệ giữa Mỹ và Việt trong bối cảnh dân chủ hóa toàn cầu hiện nay. Ngoài buổi điều trần ở Quốc Hội Mỹ, Việt Tân được mời làm tham luận đoàn cho buổi điều trần ở Quốc Hội Úc vào tháng 3 năm 2009.[17]

Rải truyền đơn tuyên truyền

Ngày 17 tháng 11 năm 2007, 3 đảng viên Việt Tân từ hải ngoại về Việt Nam đã bị nhà nước phát hiện và bắt giữ khi đang tìm cách phân phối 7.000 tờ truyền đơn về đấu tranh bất bạo động.[18]

Phát hành sách và đài truyền thanh

Để quảng bá chủ trương đấu tranh Bất bạo động, đảng Việt Tân đã làm việc với TS Gene Sharp để dịch ra Việt ngữ cuốn sách From Dictatorship to Democracy[19] của Tiến sĩ Gene Sharp, thuộc Học viện Albert Einstein, chuyên nghiên cứu và hỗ trợ việc xây dựng thể chế dân chủ trên khắp thế giới. Tên Việt của cuốn sách này là Từ độc tài đến dân chủ, được đảng Việt Tân cho phổ biến miễn phí tại hải ngoại và về trong nước Việt Nam.

Chiến dịch vượt tường lửa

Bắt đầu từ tháng 5 năm 2010, tổ chức này còn phát động "Chiến dịch vượt tường lửa và an ninh điện tử" để người trong nước có thể cập nhật được tin tức mà không bị Nhà nước Việt Nam ngăn cấm hoặc kiểm duyệt.[20]

Quan điểm của chính quyền Việt Nam

Đảng Việt Tân là một trong những tổ chức bị chính quyền Việt Nam liệt vào danh sách những tổ chức khủng bố, với những cáo buộc là đã hình thành một lực lượng vũ trang và đồng thời tiến hành thuê tội phạm nhằm ám sát các quan chức chính phủ trong nước và sau đó thủ tiêu những kẻ giết thuê này nhằm xóa dấu vết[21] Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak tuyên bố không thấy chứng cớ nào để kết tội Việt Tân là khủng bố [22]

Báo An ninh Thế giới xuất bản tại Việt Nam, từng có bài viết chỉ trích về một đoạn clip ngắn do Việt Tân và một nhà báo Úc đã thực hiện, được quay vào năm 2003 và trình chiếu trên đài truyền hình ABC toàn quốc ở Úc, trong đó phỏng vấn một số nhân vật được coi là "đảng viên quốc nội",[23]. Theo đó, tờ báo cho rằng những nhân vật trong các video trên đều là những người nghiện ma túy, nhiễm HIV, hoặc là người ít học, thiếu hiểu biết về chính trị, và được trả công bằng USD và những lời hứa hẹn "sẽ cho đi định cư ở Mỹ", báo này đánh giá các cuộc phỏng vấn này là "trò bịp bợm" đánh lừa cả người phỏng vấn.[23].

Các chủ tịch đảng Việt Tân

Tổng bí thư của Việt Tân từ 2006-nay là ông Lý Thái Hùng.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Chủ Trương và Đường Lối”. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ “Việt Tân 'âm mưu khủng bố' dịp 30/4 - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ “Bắt thành viên cộm cán đảng”. Người Lao Động. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ [www.un.org/apps/news/story.asp?NewsID=43906&Cr=vietnam&Cr1= “UN News: UN human rights office concerned over convictions of 14 activists in Vietnam”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) (bằng tiếng Anh). Liên hiệp quốc. Truy cập 10 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/bi-an-khung-bo-o-little-saigon-629513.html
  6. ^ “Trò bịp bợm của "Đảng Việt Tân": Các chiến dịch siêu lừa”. Báo Công an Nhân dân Điện tử. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ “Một bài viết về đảng Việt Tân”. ngày 4 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2008.
  8. ^ “Lễ Ra Mắt Việt Tân Khắp Nơi”. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ Đảng Việt Tân - Chủ trương và Đường lối
  10. ^ Hoàng Dung. Sau bức màn đỏ: hậu trường chính trị Việt Nam sau 1975. Falls Church, VA: Tiếng Quê Hương, 2007. Tr 306-7
  11. ^ “Quốc hội Hoa Kỳ điều trần về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ BBC News. “Việt Tân điều trần trước quốc hội Úc”. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  13. ^ “Hội luận về nhân quyền – dân chủ cho VN tại Canada”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  14. ^ “BBC Vietnamese”. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  15. ^ “BBCVietnamese.com”. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  16. ^ “United States Senate Committee on Foreign Relations”. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  17. ^ “Quốc hội Úc điều trần về Nhân quyền Việt Nam”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  18. ^ Niels Jacob Harbitz (05052008). “Pro-democracy activists to be charged with terrorism in Vietnam”. Truy cập 01092008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  19. ^ "Từ Độc Tài Đến Dân Chủ" [liên kết hỏng]
  20. ^ “Chiến dịch vượt tường lửa”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  21. ^ “BBCVietnamese.com”. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  22. ^ 12 tháng 12 năm 2007-1111594379_x.htm “Vietnam frees 3 U.S. citizens” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  23. ^ a b “Mối quan hệ giữa "Đảng Việt Tân" và bà Loretta Sanchez”. Báo Công an Nhân dân Điện tử. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.

Tham khảo